Kinh doanh lắp ráp ôtô chuyên dùng

TBKTVN
Doanh nghiệp (có vốn đầu tư nước ngoài) đăng ký ngành nghề kinh doanh lắp ráp ôtô chuyên dùng có thuộc lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư không? Khi nhập khẩu máy móc, thiết bị để tạo tài sản cố định có được miễn thuế không? Có phải đáp ứng điều kiện gì về môi trường?
Doanh nghiệp (có vốn đầu tư nước ngoài) đăng ký ngành nghề kinh doanh lắp ráp ôtô chuyên dùng có thuộc lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư không? Khi nhập khẩu máy móc, thiết bị để tạo tài sản cố định có được miễn thuế không? Có phải đáp ứng điều kiện gì về môi trường?

(Lưu Thị Hà, Văn Quán, Hà Đông, Hà Tây)

Ngành nghề lắp ráp ôtô không nằm trong Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/9/2006, nên không được hưởng ưu đãi đầu tư.

Về việc miễn thuế nhập khẩu khi nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định: căn cứ quy định tại điều 16, chương IV Nghị định số 149/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì ngành nghề lắp ráp xe ôtô chuyên dùng không nằm trong danh mục được miễn thuế khi nhập khẩu máy móc, phương tiện để xây dựng nhà xưởng.

Về điều kiện môi trường: ôtô, môtô và phương tiện giao thông cơ giới khác được sản xuất, lắp ráp trong nước hoặc nhập khẩu phải bảo đảm tiêu chuẩn về khí thải, tiếng ồn và phải được cơ quan đăng kiểm kiểm tra, xác nhận mới được đưa vào sử dụng. Ôtô phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường do Bộ Giao thông vận tải cấp mới được lưu hành (khoản 2 và 3, điều 41 Luật môi trường).

Tin mới

Geely Việt Nam chính thức ra mắt hai mẫu xe Monjaro và EX5

Geely Việt Nam chính thức ra mắt hai mẫu xe Monjaro và EX5

Geely Auto vừa chính thức nhận đặt cọc cho hai mẫu xe hoàn toàn mới tại thị trường Việt Nam là Geely Monjaro – mẫu SUV cỡ D và Geely EX5 – mẫu xe điện đô thị, hướng tới lễ ra mắt vào ngày 16/7/2025. Đây là bước tiến tiếp theo trong hành trình mở rộng danh mục sản phẩm và chinh phục người tiêu dùng Việt Nam của Geely Việt Nam.
Ngành ô tô Trung Quốc trong cơn khủng hoảng nợ chuỗi cung ứng

Ngành ô tô Trung Quốc trong cơn khủng hoảng nợ chuỗi cung ứng

Chính sách yêu cầu thanh toán trong 60 ngày chỉ mang lại sự hỗ trợ hạn chế trong bối cảnh chuỗi cung ứng ô tô đang gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai. Đối với các nhà cung cấp ô tô Trung Quốc, cam kết thanh toán trong 60 ngày có thể vẫn đồng nghĩa với việc phải chờ đợi hàng tháng trời để được thanh toán.