Lịch sử và sự cần thiết của túi khí

Thanh Vân
VnEconomy xin khai thác yếu tố này dựa trên lịch sử ra đời và phát triển công nghệ túi khí của hãng xe sang trọng Mercedes-Benz
Hệ thống túi khí bên hông và của sổ – bảo vệ tối đa cho hành khách trong xe - Ảnh: MBV
Hệ thống túi khí bên hông và của sổ – bảo vệ tối đa cho hành khách trong xe - Ảnh: MBV
Nếu đã từng ngồi trong một chiếc xe hơi, hẳn bất kỳ ai cũng có thể nhận ra ngay được yếu tố an toàn là tối cần thiết. Và túi khí đã ra đời như một công nghệ cứu sống con người.

VnEconomy xin khai thác yếu tố này dựa trên lịch sử ra đời và phát triển công nghệ túi khí của hãng xe sang trọng Mercedes-Benz.

Tháng 10 năm 1971, Mercedes-Benz được cấp bằng sáng chế cho túi khí, một hệ thống an toàn mới giúp bảo vệ người ngồi trong xe khi có tai nạn xảy ra. Mười năm sau, chiếc túi khí đầu tiên dành cho người lái được lắp vào mẫu xe S-Class series W126. Từ đó đến nay, túi khí đã cứu được hàng trăm nghìn người trong các vụ tai nạn.

Ý tưởng về một hệ thống an toàn toàn diện

Từ khi bắt đầu nghiên cứu, Mercedes-Benz đã theo đuổi mục đích tạo ra một hệ thống an toàn toàn diện, kết hợp giữa túi khí và dây đai an toàn, nhờ đó tăng cường tối đa khả năng bảo vệ hành khách khi có va đụng xảy ra.

Trước đó, xe ôtô đã có lắp đặt hệ thống dây an toàn, và năm 1981, trên tay lái của chiếc S-Class người ta thấy dòng chữ viết tắt in đậm: SRS – Supplemental Restrain System: hệ thống an toàn bổ sung. Gọi là bổ sung vì túi khí không thể thay thế cho dây đai an toàn, mà kết hợp với nó để giảm thiểu chấn thương cho người ngòi trên xe.

Túi khí hoạt động như thế nào?

Khi các cảm biến nhận được tín hiệu giảm tốc khẩn cấp trong tình huống có khả năng xảy ra tai nạn, hệ thống đã chuẩn bị sẵn sàng. Khi va đụng xảy ra với một lực đủ mạnh từ đằng trước hoặc bên hông, hệ thống túi khí được kích hoạt. Một hỗn hợp bao gồm Natri, Kali Nitrate và cát sẽ ngay lập tức được đốt cháy, chuyển hóa thành khí Natri và một lượng nhỏ khí Hydro và Oxy và kích nổ túi khí.

Vì sao lại cần một lực đủ mạnh? Túi khí chỉ bung ra có một lần. Nếu trong trường hợp xe va đụng vào 2 vật cản liên tiếp, lần đầu nhẹ mà túi khí đã bung, thì lần va đụng nặng sau đó sẽ rất nguy hiểm.

Không giống như đầu đạn chứa đầy khí nén hoặc chất nổ, ngòi nổ của túi khí sử dụng công nghệ chế tạo tên lửa nên đem lại khả năng kích hoạt khí gas hiệu quả và tức thì: chỉ trong 1 phần nhỏ của giây, khí Nitơ sẽ kích hoạt túi khí nổ. Túi khí được làm từ 1 loại vải đặc biệt, trong trường hợp tai nạn xảy ra, hành khách sẽ bị đẩy về phía trước, lúc đó túi khí có chức năng như một tấm đệm êm ái giữa người trên xe và các phần thân xe cứng.

Ngoài ra, túi khí còn được rọc sẵn những lỗ nhỏ trên bề mặt vải để hỗn hợp khí có thể thoát ra ngoài một cách dễ dàng và nhanh chóng. Hệ thống an toàn mới này chỉ phát huy hiệu quả tối đa khi sử dụng cùng với dây đai an toàn. Nếu không đeo dây đai, “tấm đệm êm ái” là túi khí có thể sẽ trở thành một tác nhân gây nguy hiểm vì nó bung ra khi người ngồi đang bị văng về phía trước với một lực rất mạnh.

Cuộc hành trình đến tương lai

Được củng cố niềm tin bởi những thử nghiệm thành công (gồm tổng cộng 250 thử nghiệm va chạm và gần 2500 cuộc chạy thử trên đường trơn trượt), Mercedes-Benz đã tiếp tục phát triển hệ thống túi khí cho đến khi hoàn chỉnh.

Tại Cuộc Triển lãm ôtô quốc tế Geneva năm 1981, Mercedes-Benz đã giới thiệu hệ thống an toàn mới này trên mẫu xe S-Class series W126. Ngay trong năm đó, đã có 2.636 khách hàng mua xe S-Class quyết định chọn lắp đặt túi khí. Cùng với loại dây đai an toàn giới hạn lực siết cho hành khách phía trước, giá của túi khí lúc đó là 1525.50 DM (tương đương 780 Euro).
Sau đó, túi khí tiếp tục được phát triển tại Mercedes-Benz. Từ năm 1984, hầu hết các xe du lịch có tiếng khác bắt đầu trang bị túi khí.

Trong những năm 1996-1998, Mercedes-Benz lắp đặt trên xe E-Class hệ thống túi khí bên hông và túi khí cửa sổ nhằm bảo vệ hành khách tốt hơn nữa khi bị va đụng từ bên hông.

Đến năm 1998, hãng đã làm cho túi khí “thông minh” hơn với việc nhận biết ghế trẻ em, giúp ngăn chặn việc bung túi khí ở những chỗ được lắp ghế trẻ em. Túi khí thông minh cũng bung theo từng cấp độ, tùy thuộc vào độ mạnh của lực va đụng. Loại túi khí thông minh này cũng trở thành trang bị tiêu chuẩn cho người lái và hành khách phía trước của xe C-Class vào năm 2000.

Ngày nay các mẫu xe của Mercedes-Benz đều được lắp đặt hệ thống túi khí bảo vệ hành khách. Ở Việt Nam, các xe C-Class có 6 túi khí và các xe E-class có 8 túi khí.

Tin mới

Doanh số sụt giảm, Ford và GM chạy đua trong cuộc chiến giảm giá ở Trung Quốc

Doanh số sụt giảm, Ford và GM chạy đua trong cuộc chiến giảm giá ở Trung Quốc

Cuộc chiến giảm giá tại xe hơi tại Trung Quốc đang ngày càng nóng bỏng khi những cái tên mới liên tục giảm giá. Mới đây, Ford Motor Co., BMW Group BMW và Volkswagen AG đang giảm giá sâu và khuyến mãi cho xe điện sau khi Trung Quốc loại bỏ dần các khoản trợ cấp trên toàn quốc cho xe điện. Những người khác bao gồm General Motors Co. và nhà sản xuất Citroën cũng đang giảm giá cho những chiếc xe chạy bằng xăng.
Ô tô tự lái: Công nghệ của tương lai có thực sự đáng tin tưởng?

Ô tô tự lái: Công nghệ của tương lai có thực sự đáng tin tưởng?

Trong khi ngành công nghiệp ô tô thế giới đang chạy đua phát triển xe điện và công nghệ xe tự lái, Missy Cummings, giáo sư kỹ thuật và khoa học máy tính, người đang làm việc tại cơ quan an toàn ô tô liên bang tại Mỹ ,nói rằng các tài xế dường như đã đặt quá nhiều niềm tin vào các hệ thống như Autopilot của Tesla và các cơ quan quản lý cần phải hạn chế sử dụng chúng.
#AutoNews Weekly: Nhà đầu tư Tesla “dậy sóng” trước khả năng Elon Musk “thâu tóm” SVB

#AutoNews Weekly: Nhà đầu tư Tesla “dậy sóng” trước khả năng Elon Musk “thâu tóm” SVB

Những thông tin không mấy khả quan về thị trường ô tô Việt Nam những tháng đầu năm 2023, một số hãng xe tìm ra hướng đi mới để tối đa hóa lợi nhuận khi lượng xe tồn kho còn nhiều, những thông tin trái ngược giữa giá xăng dầu trong nước và quốc tế và đặc biệt, liên quan đến sự việc khủng hoảng tài chính tại ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB), CEO Tesla, Elon Musk vừa “úp mở” khả năng sẽ “giải cứu” ngân hàng này là những thông tin nổi bật trong chương trình AutoNews Weekly tuần này.
Sản xuất ô tô điện: Bài toán khó với Foxconn

Sản xuất ô tô điện: Bài toán khó với Foxconn

Trong thập kỷ qua, Foxconn Technology Group đã tuân theo các kế hoạch ngày càng phức tạp của Apple Inc. để biến silicon, thủy tinh, nhựa, đồng và các vật liệu khác thành hàng trăm triệu chiếc iPhone trên khắp thế giới. Apple chỉ là một trong số hàng chục khách hàng hạng A của công ty Đài Loan này. Google, Microsoft, Sony và nhiều hãng khác cũng đã thuê họ để sản xuất điện thoại, máy tính, máy tính bảng, bảng điều khiển trò chơi, máy chủ, v.v… Vì vậy, không quá khó để nghĩ rằng Foxconn có thể làm điều tương tự đối với ô tô. Tuy nhiên, cho đến nay, sản xuất ô tô điện đang trở thành một công việc khó khăn hơn tưởng tượng đối với Foxconn.