Luẩn quẩn nội địa hóa ôtô

Đức Thọ Hiền Mai
Câu chuyện nội địa hóa trong ngành công nghiệp ôtô đang có những cách hiểu, cách làm và định hướng khác nhau
Ngay ở cách tính tỷ lệ nội địa hóa cũng đang có những bất đồng - Ảnh: Đức Thọ
Ngay ở cách tính tỷ lệ nội địa hóa cũng đang có những bất đồng - Ảnh: Đức Thọ
Câu chuyện nội địa hóa trong ngành công nghiệp ôtô đang có những cách hiểu, cách làm và định hướng khác nhau. Do đó, nó đã và đang gây khó cho con đường phát triển của công nghiệp ôtô.

Với ngành công nghiệp ôtô, nội địa hóa là một cụm từ khá mỹ miều để chỉ tỷ lệ chi tiết, linh kiện hoặc giá trị mà nhà sản xuất trong nước làm được trong một chiếc xe thành phẩm.

Mỗi người một kiểu

Chỉ riêng cách tính tỷ lệ nội địa hóa cũng đã có những bất cập khó giải quyết, thành thử đôi khi hãng ôtô trong nước nào đó đành phải chơi trò ú tim, mập mờ đánh lận con đen.

Với mong muốn doanh nghiệp trong nước có thể tự làm được trọn vẹn hoặc chí ít cũng gần như trọn ven một chiếc xe, cách tính tỷ lệ nội địa hóa của các cơ quan quản lý Nhà nước có khác biệt so với cách tính của các nhà sản xuất.

Cho đến năm 2004, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ôtô thông qua công văn số 981/BKHCN-PC gửi Thủ tướng Chính phủ. Theo đó về cơ bản, tỷ lệ nội địa hóa sẽ dựa trên phương pháp tính điểm.

Quan điểm của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng nhiều chuyên gia thuộc các bộ, phương pháp này gián tiếp tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không phân biệt 100% vốn trong nước hay liên doanh. Linh kiện được chia thành các cụm, tiểu cụm để xác định điểm và chỉ dành một số điểm có giới hạn cho việc sơn, hàn, lắp ráp với mục tiêu thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng. Ưu điểm của phương pháp này là không phân biệt loại hình CKD và IKD khi giải quyết các vấn đề về thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ôtô mà các phụ tùng nhập khẩu này đều được áp thuế theo biểu thuế chung về nhập khẩu linh kiện, phụ tùng.

Mặt khác, nếu cần khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện trong nước thì có thể áp dụng các biện pháp ưu đãi đầu tư mạnh và khi đó việc xác định tỷ lệ nội địa hóa sẽ là căn cứ để xét duyệt cho hưởng ưu đãi đầu tư.

Tuy nhiên, quan điểm của các nhà sản xuất ôtô, nhất là các liên doanh thuộc Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) lại khác. Các doanh nghiệp này muốn tính tỷ lệ nội địa hóa hoá theo phương pháp tính theo giá trị với quan điểm tất cả các giá trị giá tăng được tạo ra trong nước, dù dưới dạng hàng hoá hay dịch vụ đều được coi là nội địa hóa.

Lỗi thời?

Đến nay, mỗi khi một hãng ôtô ra mắt thị trường mẫu xe mới, cho dù tỷ lệ nội địa hóa luôn được quan tâm nhắc đến, nhưng đó đã không còn là mục tiêu hướng tới mà dường như người ta nhắc đến nó để coi như một sự tự hào rằng: ta đã tự làm được bằng ấy rồi.

Một chuyên gia kinh tế nguyên là thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng có lần tâm sự rằng, thực ra các doanh nhân tâm huyết với công nghiệp ôtô bây giờ chỉ còn quan tâm đến nội địa hóa để khẳng định rằng người Việt Nam hoàn toàn có thể làm được những việc được cho là khó. Tất nhiên, yếu tố kinh doanh vẫn luôn là mục tiêu hàng đầu.

Bài viết này xin nhắc đến Vinaxuki như một điển hình.

Trong một cuộc hội thảo hồi cuối tháng 8/2007, PGS.TS Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp (Bộ Công Thương), một chuyên gia đầu ngành trong ngành công nghiệp ôtô có gửi một thông điệp - lời khuyên là sức các doanh nghiệp Việt Nam mỏng không nên làm xe con (xe du lịch). Theo quan điểm của ông Tuất, sản xuất xe tải, xe thương mại còn dễ chứ sản xuất xe du lịch thực rất khó bởi đó chính là một ngành siêu công nghệ.

Thế nhưng, vừa mới đây ông Tổng giám đốc Vinaxuki Bùi Ngọc Huyên đã thông báo một tin: năm 2009 hãng sẽ tung ra thị trường những mẫu xe con đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam.

Hiện tại, Vinaxuki vẫn đang ở giai đoạn xúc tiến xây dựng nhà máy. Nghĩa là thời gian chuẩn bị của vị doanh nhân già đầy tâm huyết này chỉ có 2 năm, một quãng thời gian rất ngắn đề một doanh nghiệp có thể hoàn thành mục tiêu sản xuất xe của riêng mình. Tất nhiên, thương hiệu Vinaxuki, sản phẩm của Vinaxuki song tỷ lệ linh kiện nhập khẩu trong đó vẫn ở mức xấp xỉ 50%.

Từ câu chuyện đó, kết hợp với những tìm hiểu về ngành công nghiệp ôtô thế giới, liệu có thể thấy rằng nội địa hóa thực chất không phải là câu chuyện phải quá coi trọng, dẫn đến những chính sách bảo hộ không cần thiết, chưa kể là sai lầm. Điều quan trọng là hãy tạo điều kiện và kích thích quyết tâm sản xuất ôtô cho các doanh nghiệp, để người dân được sử dụng những chiếc xe hơi Việt Nam có chất lượng và giá thấp.

Tin mới

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.
Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.