Nhập ôtô nửa đầu 2017: Xe ASEAN làm chủ cuộc chơi

Đức Thọ
Các loại ôtô có xuất xứ Thái Lan và Indonesia đang ngày càng chiếm lợi thế tại Việt Nam
Mẫu sedan Civic thế hệ mới được Honda Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan thay vì tiếp tục lắp ráp trong nước.<br>
Mẫu sedan Civic thế hệ mới được Honda Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan thay vì tiếp tục lắp ráp trong nước.<br>
Không chỉ lấn át về số lượng, các loại xe xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia còn áp đảo cả về giá trị kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc vào Việt Nam nửa đầu năm 2017.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 48.354 ôtô nguyên chiếc, đạt giá trị kim ngạch hơn 966 triệu USD.

Đáng chú ý là trong số 12 nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đang nhập khẩu ôtô nguyên chiếc (CBU), Thái Lan và Indonesia vẫn là hai cái tên tạo nên sự chênh lệch rõ rệt so với phần còn lại.

Chẳng hạn, cũng trong 6 tháng vừa qua, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU từ Thái Lan đạt 19.170 chiếc, tương ứng là mức giá trị xấp xỉ 347 triệu USD.

Sau quãng thời gian tăng tốc mạnh mẽ, Indonesia cũng đang thu hẹp dần khoảng cách với Thái Lan. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đã có tổng cộng 10.484 ôtô CBU được nhập khẩu từ xứ sở vạn đảo trong 6 tháng đầu năm, đạt giá trị kim ngạch hơn 184 triệu USD.

Nếu cộng cả Thái Lan và Indonesia lại với nhau, các con số thống kê càng cho thấy rõ sự chênh lệch. Cụ thể, tổng lượng ôtô CBU nhập khẩu từ hai quốc gia Đông Nam Á này đạt 29.654 chiếc, tương ứng giá trị kim ngạch hơn 531 triệu USD, chiếm đến quá nửa tổng kim ngạch nhập khẩu cả về lượng lẫn giá trị.

Rõ ràng, các loại ôtô CBU có xuất xứ Thái Lan và Indonesia đang ngày càng chiếm lợi thế.

Lợi thế đầu tiên và cũng quan trọng nhất là các mức thuế nhập khẩu thấp hơn hẳn so với ôtô nhập khẩu có các xuất xứ khác, kể cả từ những nước hưởng quy tắc Tối huệ quốc của WTO (MFN) hay những nước đã ký kết hiệp định với ASEAN (ASEAN+) như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc.

Lợi thế thứ hai là khoảng cách địa lý và các quy trình hoàn thiện hợp đồng xuất - nhập khẩu. Do cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á và cùng là thành viên cộng động ASEAN, cùng là thành viên Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), tổng chi phí và thời gian để mỗi lô xe nhập khẩu đều được rút gọn.

Đơn cử, nếu một khách hàng ký hợp đồng nhập khẩu ôtô từ châu Âu hoặc Mỹ thì thời gian chờ đợi có thể mất ít nhất 3 tháng. Trong khi đó, thời gian chờ đợi xe nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia ước tính sẽ chỉ trên dưới 30 ngày.

Theo lộ trình cắt giảm thuế của hiệp định ATIGA, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô CBU từ các nước nội khối ASEAN sẽ về 0% kể từ ngày 1/1/2018. Mặc dù không phải tất cả các loại xe nhập khẩu ASEAN đều có thể hưởng mức thuế suất này, song với xu hướng thu hẹp dần danh mục xe lắp ráp trong nước của các liên doanh hiện nay, lượng nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia sẽ còn tiếp tục áp đảo thị trường ôtô nhập khẩu.

Nhập khẩu ôtô nguyên chiếc theo nước/vùng lãnh thổ 6 tháng 2017

 
Tháng 6/20176 tháng 2017
SttNướcLượng (chiếc)Giá trị (USD)Lượng (chiếc)Giá trị (USD)
1Ấn Độ100778.9585.15823.692.884
2Anh563.923.82623014.079.681
3Canada10385.500341.428.808
4Đức993.424.16467042.504.433
5Hàn Quốc64211.484.9235.02992.979.859
6Mỹ2296.531.8401.60043.539.149
7Indonesia1.80133.948.78710.484184.180.048
8Nga2140.56140219.265.498
9Nhật Bản2528.515.4682.08964.427.504
10Pháp00151.144.638
11Thái Lan3.27059.215.55819.170346.986.599
12Trung Quốc77628.556.3973.473131.811.716
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tin mới

Tay ngang làm ô tô, “ngựa ô” Xiaomi chỉ mất 9 tháng đạt doanh số gây bất ngờ

Tay ngang làm ô tô, “ngựa ô” Xiaomi chỉ mất 9 tháng đạt doanh số gây bất ngờ

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Xiaomi được biết đến là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới đã tạo ra tác động đáng kể đến thị trường xe điện (EV) thời gian qua. Xiaomi đã vượt qua mục tiêu bán hàng đầy tham vọng vào năm 2024 là 130.000 xe chỉ trong vòng 9 tháng. Mẫu xe điện đầu tiên của công ty, SU7, ra mắt vào tháng 3, là nền tảng cho thành công này dù vướng phải nhiều tranh cãi.
Từ 1/1/2025 tăng nặng các mức xử phạt với tài xế “lái ẩu”

Từ 1/1/2025 tăng nặng các mức xử phạt với tài xế “lái ẩu”

Theo Nghị định số 168 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 thay thế cho Nghị định 100 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123), quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao so với hiện tại.