"Nới" thời hạn thanh toán các loại chi phí trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Tuyết Nhi
Thời hạn thanh toán chi phí đăng ký, đăng tải thông tin, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia dự kiến được nới ra, kể từ ngày 1/10...
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông tư quy định chi tiết việc thu, nộp, quản lý và sử dụng chi phí đăng ký, đăng tải thông tin, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo Đấu thầu. Dự thảo Thông tư được xin ý kiến rộng rãi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.

Theo đó, về nguyên tắc thu chi, Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia, Báo Đấu thầu, doanh nghiệp dự án sử dụng hệ thống đấu thầu mạng quốc gia (eGP) có trách nhiệm thu, quản lý và sử dụng khoản thu theo quy định tại Thông tư này và hợp đồng dự án e-GP để cung cấp dịch vụ trên hệ thống, Báo Đấu thầu.

Đáng chú ý, về thanh toán, thời hạn thanh toán các loại chi phí dự kiến được kéo dài hơn, tối đa trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày 1/10, dài hơn so với quy định cũ, bắt buộc phải thanh toán ngay hoặc trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi đăng tải thông tin, hoặc mở thầu...

Cụ thể, bên mời thầu thanh toán chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này tối đa là 07 ngày làm việc, kể từ ngày tự đăng tải thông tin hợp lệ trên hệ thống. Nhà thầu thanh toán chi phí theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này, đối với chi phí đăng ký tham gia hệ thống, thời hạn thanh toán tối đa trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày được phê duyệt đăng ký trên hệ thống.

Trong khi đó, theo quy định hiện hành tại Thông tư số 11/2019, bên mời thầu thanh toán chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu tối đa là 02 ngày làm việc. Đối với chi phí đăng ký tham gia hệ thống, sẽ phải thanh toán ngay tại thời điểm đăng ký.

Đối với chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên hệ thống, thời hạn thanh toán trước ngày 01/04 hàng năm, trừ năm thực hiện đăng ký trên hệ thống. Trường hợp trạng thái tài khoản của nhà thầu là tạm ngừng trong cả năm, tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm, thì nhà thầu không phải thanh toán chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực cho năm đó.

Trong Thông tư mới, một điểm khác được quan tâm, là trường hợp nhà thầu đã nộp chi phí duy trì tên và dữ liệu cho nhiều năm, thì số tiền chi phí duy trì này được bảo lưu cho các năm trạng thái tài khoản của nhà thầu là tạm ngừng trong cả năm và được tự động khấu trừ cho các năm tiếp theo sau khi tài khoản nhà thầu được khôi phục trên hệ thống.

Đối với chi phí nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thời hạn thanh toán tối đa trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày mở thầu. Đối với chi phí nhà thầu trúng thầu, thời hạn thanh toán tối đa trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu trên hệ thống. Đối với chi phí sử dụng hợp đồng điện tử, thời hạn thanh toán tối đa trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng điện tử được các bên ký số trên hệ thống.

So sánh với quy định hiện tại, thời hạn thanh toán chi phí nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ tối đa là 02 ngày làm việc kể từ ngày mở thầu...

 

Dự kiến, sau khi được ban hành, Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2021 và thay thế chương III của Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả.

Tin mới

Xe nhập khẩu vào Việt Nam giảm gần 14% trong tháng 4

Xe nhập khẩu vào Việt Nam giảm gần 14% trong tháng 4

Theo thống kê sơ bộ của Cục Hải quan, trong tháng 4/2025 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 13,5% (tương ứng giảm tới 2.926 chiếc) so với lượng nhập khẩu của tháng trước.
Thị trường ô tô Việt Nam giảm nhịp

Thị trường ô tô Việt Nam giảm nhịp

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của toàn thị trường tháng 4 vừa qua đạt 29.585 xe, bao gồm 20.766 xe du lịch; 8.619 xe thương mại và 200 xe chuyên dụng. So với tháng 3 có mức tăng trưởng khá thì bước sang tháng 4, doanh số đã có dấu hiệu chững lại khi giảm nhẹ khoảng 7%.
Các hãng sản xuất ô tô Trung Quốc giữa ngã ba đường chinh phục thị trường xuất khẩu

Các hãng sản xuất ô tô Trung Quốc giữa ngã ba đường chinh phục thị trường xuất khẩu

Cho đến tận năm 2020, Trung Quốc chỉ là nước xuất khẩu ô tô lớn thứ sáu trên toàn cầu, nhưng doanh số bán hàng hàng năm kể từ đó đã tăng gần gấp sáu lần. Sự gia tăng đáng kinh ngạc này đã đưa Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2023. Nước này tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu của mình trước Nhật Bản, Đức và tất cả các nhà sản xuất khác vào năm ngoái.