Ông chủ Trung Quốc mạnh tay chi tiền cho Volvo

Mai Phương
Hãng Geely của Trung Quốc tuyên bố sẽ đầu tư 900 triệu USD cho Volvo để đưa lợi nhuận trở lại với thương hiệu xe này
Phát biểu trước báo giới ngày 30/3 tại Bắc Kinh, người sáng lập tập đoàn Geely, ông Li Shufu, đã nêu vắn tắt kế hoạch phát triển Volvo trong thời gian tới - Ảnh: Reuters.
Phát biểu trước báo giới ngày 30/3 tại Bắc Kinh, người sáng lập tập đoàn Geely, ông Li Shufu, đã nêu vắn tắt kế hoạch phát triển Volvo trong thời gian tới - Ảnh: Reuters.
Sau khi đạt thỏa thuận mua lại Volvo, hãng Geely của Trung Quốc tuyên bố sẽ đầu tư 900 triệu USD để đưa lợi nhuận trở lại với thương hiệu xe này.

Hãng tin Bloomberg cho biết, phát biểu trước báo giới ngày 30/3 tại Bắc Kinh, người sáng lập tập đoàn Geely, ông Li Shufu, đã nêu vắn tắt kế hoạch phát triển Volvo trong thời gian tới. Thương hiệu xe châu Âu này về tay Geely trong tình trạng thua lỗ kéo dài.

Theo ông Li, Geely đã huy động được khoảng 2,7 tỷ USD tiền vốn để mua lại Volvo, một nửa số tiền này là huy động từ nước ngoài. “Vụ mua lại Volvo sẽ không đem lại kết quả nếu Volvo vẫn phải sống dựa vào tiền trợ cấp của hãng mẹ. Chúng tôi sẽ giúp Volvo phục hồi khả năng sinh lợi”, ông Li phát biểu.

Geely đạt thỏa thuận mua lại Volvo từ hãng xe Ford của Mỹ với giá 1,8 tỷ USD vào hôm 28/3 vừa qua, đánh dấu thương vụ lớn chưa từng có trong lịch sử ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc. Ford đã “bỏ của chạy lấy người” vì suốt mấy năm nay không thể kiếm được đồng lãi nào từ thương hiệu xe hạng sang này. Thế mà vào năm 1999, Ford đã phải chi tới 6 tỷ USD mới có được Volvo.

Về phần mình, Geely mua Volvo một mặt vì muốn tiến vào thị trường ôtô toàn cầu, tiếp cận công nghệ phương Tây, đồng thời gia tăng lợi nhuận bằng cách đưa ra nhiều mẫu xe đắt tiền hơn tại thị trường nội địa. Geely cũng kỳ vọng sẽ tiêu thụ 50% sản lượng xe tại thị trường nước ngoài trong thời gian từ nay tới năm 2015.

“Tôi tin chắc là cơ hội mà Geely có được tại thị trường Trung Quốc là rất lớn. Nhưng việc sáp nhập giữa hai hãng xe từ hai quốc gia khác nhau là việc không hề dễ dàng”, ông John Zeng, một nhà phân tích của hãng nghiên cứu HIS Global Insight, nhận định.

Theo kế hoạch của Geely, sau khi thỏa thuận giữa hãng và Ford hoàn tất, trụ sở và hoạt động sản xuất của Volvo sẽ duy trì ở Thụy Điển. Ngoài ra, Ford sẽ tiếp tục cung cấp một số phụ tùng và hỗ trợ khác cho việc sản xuất xe Volvo. Dự kiến, mọi thủ tục liên quan tới thỏa thuận này sẽ được thực hiện xong vào quý 3 năm nay.

Geely hiện đã bắt đầu tìm kiếm địa điểm để xây dựng nhà máy Volvo đầu tiên ở Trung Quốc. Ông Li từ chối đưa ra thông tin về việc nhà máy này có thể được đặt ở đâu.

Theo Bloomberg, Volvo hiện có khoảng 20.000 nhân viên trên toàn cầu, trong đó khoảng 14.000 tại Thụy Ddienr. Năm ngoái, thương hiệu xe này chịu khoản lỗ trước thuế 934 triệu USD, so với mức lỗ 1,7 tỷ USD trong năm 2008. Năm gần đây nhất Volvo có lãi là năm 2005, với khoản lãi trước thuế 377 triệu USD.

Tin mới

Những lưu ý cần biết khi sử dụng tài khoản giao thông

Những lưu ý cần biết khi sử dụng tài khoản giao thông

Tài khoản giao thông là tài khoản mở cho chủ phương tiện giao thông đường bộ và kết nối với phương tiện thanh toán hợp pháp để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
“Bệ đỡ” chính sách: Điều kiện cần để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt giai đoạn mới

“Bệ đỡ” chính sách: Điều kiện cần để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt giai đoạn mới

Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi cả về qui mô dân số, tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng. Qui mô, sản phẩm và thị trường tiêu thụ ô tô trong nước đã có khác nhiều so với trước đây. Trên thế giới và các nước trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan ngành ô tô đang có những phát triển rất ấn tượng, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị và nguy cơ thị trường xe sản xuất trong nước bị giảm thị phần ngay tại thị trường trong nước là điều khó tránh khỏi nếu như không có những cơ chế chính sách phù hợp.
EU đã có đủ sự ủng hộ để áp thuế xe điện Trung Quốc

EU đã có đủ sự ủng hộ để áp thuế xe điện Trung Quốc

Pháp, Hy Lạp, Ý và Ba Lan sẽ bỏ phiếu vào thứ Sáu tuần này để ủng hộ mức thuế lên tới 45% đối với xe điện (EV) nhập khẩu được sản xuất tại Trung Quốc, đủ để thúc đẩy các biện pháp thương mại cấp cao nhất của Liên minh châu Âu và có nguy cơ bị Bắc Kinh trả đũa.