Ôtô châu Á tiếp tục bành trướng thị trường Mỹ
Các hãng ôtô đến từ châu Á vẫn tiếp tục đạt được những con số kinh doanh ấn tượng tại thị trường Mỹ
Tháng 3 tiếp tục là một tháng ảm đạm đối với các nhà sản xuất ôtô Mỹ khi doanh thu của tất cả các hãng đều giảm sút. Nguyên nhân là do nhu cầu của thị trường này đối với các loại xe tải và xe hơi đều suy yếu.
Cụ thể, doanh số bán ra trong tháng 3 của nhà sản xuất ôtô số một thế giới General Motors giảm 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Ford còn tồi tệ hơn khi giảm đến 12,4%. Liên doanh DaimlerChrysler cũng không hơn gì khi giảm với 4,6%.
Trong khi đó, các đối thủ đến từ châu Á vẫn tiếp tục có mức doanh số tăng trưởng ấn tượng. Đầu tiên phải kể đến nhà sản xuất ôtô số 1 Nhật Bản Toyota với mức tăng khiến nhiều đối thủ phải thèm thuồng: 7,7%. Nissan cũng báo cáo tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn Honda nói rằng, đây sẽ là một năm kỷ lục của Honda.
Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp như cắt giảm nguồn nhân công, tân trang lại một số mẫu xe nhằm lôi kéo sự quan tâm của khách hàng. Riêng trong tháng qua, liên doanh DaimlerChrysler đã cắt giảm thêm 13.000 nhân công tại thị trường Mỹ. Ford tuyên bố sẽ cắt giảm hàng ngàn nhân công bằng cách đóng cửa 16 nhà máy tại thị trường Bắc Mỹ. GM cũng không hơn gì khi phải chọn cách đóng cửa bớt 12 dự án và cắt giảm khoảng 34.000 nhân công tại đây.
Song thực tế cho thấy, những nỗ lực trên có vẻ như “muối bỏ bể”. Doanh số bán ra vẫn giảm. Các nhà sản xuất ôtô Mỹ vẫn phải chấp nhận ngồi nhìn thị phần dần dần rơi vào tay các đối thủ đến từ châu Á.
Theo các chuyên gia, doanh số của GM trong tháng qua bị “thâm thủng” nặng nề là do nhu cầu của các công ty cho thuê xe và các cơ quan chính phủ giảm. Trong đó, giảm mạnh nhất là dòng xe tải và dòng SUV.
Ford cũng bị tổn thương do doanh số xe tải sụt giảm, đặc biệt là dòng xe tải pickup seri F.
Trong khi đó, các cổ đông của liên doanh DaimlerChrysler đang yêu cầu tổ chức một cuộc họp vào hôm nay tại Belin (Đức) để bàn về vấn đề doanh số này.
Theo số liệu của Tạp chí Autodata, trong 3 tháng đầu năm 2007, ba ông lớn của ngành công nghiệp ôtô Mỹ chỉ còn nắm giữ khoảng 51,6% thị phần xe hơi tại thị trường này. Trong đó, thị phần của GM giảm từ 23,9% xuống còn 22,9%; Ford giảm từ 17,6% xuống còn 15,4%. DaimlerChrysler giảm từ 14,3% xuống 13,8%.
Trong khi đó, như “nước chảy vào chỗ trũng”, thị phần của Toyota lại tiếp tục tăng lên từ 11,2% lên 15,6%.
(Theo BBC)
Cụ thể, doanh số bán ra trong tháng 3 của nhà sản xuất ôtô số một thế giới General Motors giảm 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Ford còn tồi tệ hơn khi giảm đến 12,4%. Liên doanh DaimlerChrysler cũng không hơn gì khi giảm với 4,6%.
Trong khi đó, các đối thủ đến từ châu Á vẫn tiếp tục có mức doanh số tăng trưởng ấn tượng. Đầu tiên phải kể đến nhà sản xuất ôtô số 1 Nhật Bản Toyota với mức tăng khiến nhiều đối thủ phải thèm thuồng: 7,7%. Nissan cũng báo cáo tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn Honda nói rằng, đây sẽ là một năm kỷ lục của Honda.
Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp như cắt giảm nguồn nhân công, tân trang lại một số mẫu xe nhằm lôi kéo sự quan tâm của khách hàng. Riêng trong tháng qua, liên doanh DaimlerChrysler đã cắt giảm thêm 13.000 nhân công tại thị trường Mỹ. Ford tuyên bố sẽ cắt giảm hàng ngàn nhân công bằng cách đóng cửa 16 nhà máy tại thị trường Bắc Mỹ. GM cũng không hơn gì khi phải chọn cách đóng cửa bớt 12 dự án và cắt giảm khoảng 34.000 nhân công tại đây.
Song thực tế cho thấy, những nỗ lực trên có vẻ như “muối bỏ bể”. Doanh số bán ra vẫn giảm. Các nhà sản xuất ôtô Mỹ vẫn phải chấp nhận ngồi nhìn thị phần dần dần rơi vào tay các đối thủ đến từ châu Á.
Theo các chuyên gia, doanh số của GM trong tháng qua bị “thâm thủng” nặng nề là do nhu cầu của các công ty cho thuê xe và các cơ quan chính phủ giảm. Trong đó, giảm mạnh nhất là dòng xe tải và dòng SUV.
Ford cũng bị tổn thương do doanh số xe tải sụt giảm, đặc biệt là dòng xe tải pickup seri F.
Trong khi đó, các cổ đông của liên doanh DaimlerChrysler đang yêu cầu tổ chức một cuộc họp vào hôm nay tại Belin (Đức) để bàn về vấn đề doanh số này.
Theo số liệu của Tạp chí Autodata, trong 3 tháng đầu năm 2007, ba ông lớn của ngành công nghiệp ôtô Mỹ chỉ còn nắm giữ khoảng 51,6% thị phần xe hơi tại thị trường này. Trong đó, thị phần của GM giảm từ 23,9% xuống còn 22,9%; Ford giảm từ 17,6% xuống còn 15,4%. DaimlerChrysler giảm từ 14,3% xuống 13,8%.
Trong khi đó, như “nước chảy vào chỗ trũng”, thị phần của Toyota lại tiếp tục tăng lên từ 11,2% lên 15,6%.
(Theo BBC)