Ôtô nhập về Việt Nam tiếp tục giảm trước thời điểm thuế 0%

Đức Thọ
Kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU đã có tháng suy giảm thứ hai liên tiếp
Kịch bản về một “cơn bão” giảm giá ôtô nhập khẩu ASEAN được nhận định là chưa rõ ràng.
Kịch bản về một “cơn bão” giảm giá ôtô nhập khẩu ASEAN được nhận định là chưa rõ ràng.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, ước tính trong tháng 7/2017, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc (CBU) đạt khoảng 6.000 chiếc và 170 triệu USD.

Nếu coi đây là con số chính thức thì kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU đã có tháng suy giảm thứ hai liên tiếp. Trước đó, cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU tháng 6/2017 cũng đã giảm đến 2.000 chiếc về lượng và giảm 45 triệu USD về giá trị so với tháng liền trước.

Đáng chú ý, con số 6.000 chiếc ước tính đạt được trong tháng 7/2017 cũng chính là lượng xe CBU nhập khẩu tính theo tháng thấp nhất trong vòng một năm trở lại đây.

Cộng dồn đến hết tháng 7/2017, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU ước đạt 57.000 chiếc và 1,214 tỷ USD, giảm 5,5% về lượng và giảm 15,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Tất nhiên, đây cũng mới chỉ là các con số ước tính và theo đó, hoàn toàn có thể thay đổi sau khi cơ quan thống kê có các số liệu đầy đủ. Nhưng dẫu sao, từ các con số này có thể thấy xu hướng giảm dần của ôtô nhập khẩu đã bắt đầu xuất hiện.

Giả sử đà sụt giảm sẽ tiếp diễn đến các tháng cuối năm, đây có thể được xem như một “hiện tượng lạ” trên thị trường.

Yếu tố “lạ” nằm ở chỗ, trong bối cảnh thuế nhập khẩu ôtô CBU từ các nước Đông Nam Á đã giảm về 30% kể từ đầu năm và một số loại xe nhập khẩu từ các nước hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã giảm nhẹ, đáng ra kim ngạch nhập khẩu phải tăng dù ít hay nhiều.

Tuy nhiên, tâm lý chờ đợi lại đang có vẻ thắng thế. Bởi lẽ, nhiều người tiêu dùng vẫn đang trông chờ một đợt giảm giá mạnh mẽ của các loại xe CBU nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia từ ngày 1/1/2018. Lý do là kể từ thời điểm này, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô CBU từ các nước nội khối ASEAN sẽ giảm về 0%.

Kịch bản về một “cơn bão” giảm giá ôtô nhập khẩu ASEAN trên thực tế là chưa rõ ràng, bởi để hưởng thuế suất 0%, xe CBU còn phải đáp ứng nhiều điều kiện.

Giá xe CBU từ các nước Đông Nam Á sẽ giảm từ năm 2018 dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm đến đâu thì chưa thể tính toán được.

Trong khi nhiều người tiêu dùng còn đang chờ đợi, một loạt các hãng xe cũng đã và đang đua nhau tung ra những đợt giảm giá, khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng. Và đây cũng là một lý do nữa khiến cho kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU có tháng thứ hai liên tiếp sụt giảm.

Kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc 4 tháng gần đây

 
Lượng (chiếc) Giá trị (USD)
Tháng 4/20177.000170.000.000
Tháng 5/201710.000216.000.000
Tháng 6/20178.000171.000.000
Tháng 7/2017 (ước tính)6.000170.000.000
Năm 2017 (ước tính)57.0001.214.000.000
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tin mới

Cổ phiếu Xiaomi lao dốc khi người tiêu dùng tố "quảng cáo sai sự thật”

Cổ phiếu Xiaomi lao dốc khi người tiêu dùng tố "quảng cáo sai sự thật”

Cổ phiếu Xiaomi Corp. đã giảm tới 5,7% tại sàn giao dịch Hồng Kông. Sự việc diễn ra sau khi một phương tiện truyền thông địa phương đưa tin về việc hơn 300 người muốn hủy đơn đặt hàng xe điện SU7 Ultra, do lo ngại về "quảng cáo sai sự thật" liên quan đến thiết kế nắp ca-pô của xe.
Xe xanh dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Quý I/2025

Xe xanh dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Quý I/2025

Theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence, trong làn sóng xe xanh nở rộ, Xanh SM tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường taxi & taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với 39,85% thị phần, gia tăng khoảng cách với đơn vị đứng thứ hai là Grab (35,57%).
#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

Plug-in hybrid (PHEV) hay còn gọi là xe lai sạc điện đang trở thành một trong những lựa chọn phổ biến trên thế giới trong làn sóng chuyển dịch sang phương tiện xanh. Cùng với hàng loạt mẫu xe mới xuất hiện tại Việt Nam, một cuộc tranh luận đang bắt đầu nổ ra trong giới kỹ thuật cũng như người tiêu dùng, xoay quanh một câu hỏi tưởng chừng đơn giản: Có nhất thiết phải sạc pin cho xe PHEV không? hay cứ đổ xăng là đủ? Dù câu trả lời có thể phụ thuộc vào nhiều vấn đề như thói quen sử dụng và điều kiện của mỗi người, nhưng dưới góc độ kỹ thuật, kinh tế, môi trường hé lộ nhiều vấn đề không đơn giản.