Peugeot và Fiat Chrysler sáp nhập, trở thành hãng xe lớn thứ tư thế giới

Bình Minh
Vụ sáp nhập dự kiến sẽ tạo ra một “gã khổng lồ” mới trong ngành công nghiệp ôtô thế giới
Một mẫu xe của Fiat Chrysler ở triển lãm tại Geneva, tháng 3/2019 - Ảnh: Getty/CNBC.
Một mẫu xe của Fiat Chrysler ở triển lãm tại Geneva, tháng 3/2019 - Ảnh: Getty/CNBC.

Hai hãng xe Peugeot và Fiat Chrysler ngày 31/10 công bố kế hoạch sáp nhập làm một theo tỷ lệ mỗi bên nắm giữ một nửa cổ phần của công ty mới, theo đó trở thành nhà sản xuất ôtô lớn thứ tư thế giới về doanh số.

Theo tin từ CNBC, cổ phiếu của hãng xe mới sẽ được niêm yết ở New York, Paris và Milan. Chủ tịch John Elkann của Fiat Chrysler sẽ trở thành Chủ tịch của công ty sáp nhập, trong khi Tổng giám đốc (CEO) Carlos Tavares của Peugeot sẽ đảm nhiệm vị trí CEO.

Vụ sáp nhập dự kiến sẽ tạo ra một "gã khổng lồ" mới trong ngành công nghiệp ôtô thế giới, với doanh số hàng năm khoảng 8,7 triệu xe, doanh thu 190 tỷ USD, và khoảng 400.000 công nhân.

"Các cuộc thảo luận đã đi đến quyết định tạo ra một công ty mới với quy mô toàn cầu và nguồn lực được nắm giữ 50% bởi cổ đông của Peugeot, 50% bởi cổ đông của Fiat Chrysler", hai bên cho biết trong một tuyên bố chung.

"Trong một môi trường đang có sự thay đổi nhanh chóng, với những thách thức mới trong các lĩnh vực xe hơi kết nối, điện hóa ôtô, chia sẻ xe và xe không người lái, công ty mới sau sáp nhập sẽ tận dụng vị thế mạnh mẽ về nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng như hệ sinh thái của mình để thúc đẩy sáng tạo và vượt qua những thách thức này một cách nhanh chóng và hiệu quả".

Những đồn đoán về vụ sáp nhập đã khiến giá cổ phiếu Peugeot và Fiat Chrysler biến động trong tuần này. Cổ phiếu Fiat Chrysler - hãng xe của Italy - tăng tới 8% trong phiên giao dịch ngày thứ Ba và tăng thêm 5% trong phiên ngày thứ Tư. Trong khi đó, cổ phiều Peugeot - hãng xe của Pháp - giảm 8,8% ngay khi thị trường mở cửa phiên ngày thứ Năm.

Theo một số ước tính, công ty mới sau sáp nhập sẽ có giá trị vốn hóa thị trường khoảng 50 tỷ USD.

Tờ Wall Street Journal dẫn nguồn thạo tin nói rằng Peugeot và Fiat Chrysler đã báo cáo cơ quan chức năng Mỹ và Pháp về vụ sáp nhập.

Việc hai hãng xe này công bố thỏa thuận sáp nhập diễn ra khoảng 5 tháng sau khi Fiat Chrysler kết thúc đàm phán sáp nhập với một hãng xe Pháp khác là Renault. Tuy nhiên, vụ sáp nhập mới này ít khả năng đối mặt vói sự can thiệp tương tự từ Chính phủ Pháp bởi giới chức ở Paris đã đưa ra một số tuyên bố khá khả quan.

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói rằng ông hoan nghênh thỏa thuận sáp nhập của hai hãng xe, nhưng cho biết Pháp sẽ đặc biệt thận trọng trong việc duy trì dấu ấn công nghiệp tại Pháp và việc chọn địa điểm đặt trụ sở của hãng xe mới.

Tin mới

Doanh số bán xe điện tại châu Âu phục hồi

Doanh số bán xe điện tại châu Âu phục hồi

Thị trường xe điện (EV) của châu Âu đang phát triển mạnh mẽ vào năm 2025, đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu, từ tháng 1 đến tháng 4, hơn 2,2 triệu xe điện đã được đăng ký trên khắp Liên minh châu Âu, Thụy Sĩ, Na Uy và Iceland.
Ngành ô tô thế giới “hoảng loạn” vì tình trạng tắc nghẽn đất hiếm

Ngành ô tô thế giới “hoảng loạn” vì tình trạng tắc nghẽn đất hiếm

Đất hiếm rất quan trọng đối với các nhà sản xuất ô tô vì chúng được sử dụng trong nam châm vĩnh cửu trong động cơ xe điện cũng như các thành phần khác có trong tất cả các loại ô tô. Trung Quốc, quốc gia thống trị nguồn cung và chế biến vật liệu, đã thắt chặt kiểm soát xuất khẩu vào tháng 4 vừa qua để ứng phó với cuộc chiến thuế quan leo thang của Mỹ khiến ngành ô tô toàn cầu rơi vào tình thế khó khăn.
#Auto Biz: Cuộc chiến giảm giá xe điện – Từ vấn đề BYD tới hệ luỵ sâu rộng cả ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc

#Auto Biz: Cuộc chiến giảm giá xe điện – Từ vấn đề BYD tới hệ luỵ sâu rộng cả ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc

Giữa bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành công nghiệp ô tô điện, BYD – ông lớn xe điện hàng đầu Trung Quốc – đã khiến cả thị trường “náo loạn” khi tung chương trình giảm giá sâu tới 34% trên hơn 20 mẫu xe. Động thái quyết liệt này không chỉ là để dọn hàng tồn kho, gạt thêm miếng bánh thị phần về tay mình, mà còn đặt nền móng cho một cuộc chiến giá khốc liệt nhất lịch sử ngành ô tô Trung Quốc, với hệ lụy sâu rộng và khó lường cho tương lai ngành xe điện thế giới.
1/3 hãng ô tô Trung Quốc chìm trong khủng hoảng thanh khoản

1/3 hãng ô tô Trung Quốc chìm trong khủng hoảng thanh khoản

Bắc Kinh đã phải hành động để giảm bớt căng thẳng của cuộc chiến giá cả gây thiệt hại với các nhà sản xuất ô tô bị ép phải thanh toán hóa đơn trong vòng 60 ngày. Theo tính toán của các chuyên gia tài chính tờ Financial Times dựa trên các báo cáo tài chính gần đây nhất, các khoản nợ hiện tại đã vượt quá tài sản hiện tại tại hơn 1/3 các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc niêm yết công khai vào cuối năm ngoái.