Sức mua ôtô lớn chưa từng thấy
Tháng 11, thị trường ôtô trong nước tiếp tục tăng trưởng mạnh, khi lượng xe bán ra vọt lên 5 chữ số, đạt 10.110 chiếc
Tháng 11, thị trường ôtô trong nước tiếp tục tăng trưởng mạnh, khi lượng xe bán ra vọt lên 5 chữ số, đạt 10.110 chiếc.
Nước rút ấn tượng
Vượt lên 1.029 chiếc so với tháng trước, có thể nói thị trường ôtô Việt Nam đang có được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất từ trước tới nay. Tháng 10/2007, tổng sản lượng bán hàng của 16 thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cũng đã đạt được con số ấn tượng với 9.081 chiếc, tăng 1.398 chiếc so với tháng 9/2007.
Toyota Việt Nam tiếp tục duy trì ngôi vị số một của mình với 2.190 chiếc bán ra, tăng 174 chiếc so với tháng trước. Trong khi mẫu đa dụng Innova giảm chút ít doanh số còn 1.263 chiếc (so với 1.320 chiếc của tháng trước) thì bản sedan Camry 2.4G lại tăng khá mạnh với 301 chiếc (so với 196 chiếc) và mẫu xe thương mại Hiace đạt 204 chiếc (so với 36 chiếc).
Vị trí thứ hai thuộc về Công ty Ôtô Trường Hải (Thaco) với thế mạnh là các dòng xe thương mại, xe tải nhẹ. Tháng 11, Trường Hải đạt sản lượng bán hàng 1.390 chiếc, tăng 181 chiếc so tháng trước.
Vị trí thứ 3 thuộc về “ông lớn” quốc doanh là Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam (Vinamotor) với 1.335 chiếc được bán ra, tăng 67 chiếc.
Ấn tượng nhất trong cuộc chạy nước rút cuối năm 2007 là liên doanh Vidamco khi lần đầu tiên hãng xe này đưa sản lượng bán hàng lên 4 con số, đạt 1.016 chiếc. Tháng trước, hãng xe này chỉ đạt 882 chiếc bán ra. Điểm đáng chú ý là Vidamco tăng mạnh về doanh số không do mẫu xe đình đám Chevrolet Captiva mang lại mà nhờ hai phiên bản mới của Lacetti (193 chiếc) và Gentra (149 chiếc).
Mặc dù chưa đạt được con số 1.000 như 4 đại gia trên songtăng trưởng của Xí nghiệp Tư doanh Xuân Kiên (Vinaxuki) cũng khá ấn tượng khi đạt 940 chiếc, tăng 277 chiếc so với tháng 10/2007. Cùng gần đạt “ngưỡng” 1.000 như Vinaxuki là Công ty TNHH Ford Việt Nam với 902 chiếc được bán ra, tăng 295 chiếc so với tháng trước. Đây cũng là mức tăng đáng kể nhất của Ford trong suốt năm 2007.
Vẫn “sốt”?
Đúng theo quy luật hằng năm của thị trường ôtô Việt Nam, 3 tháng cuối năm luôn là thời điểm “nóng” cho dù toàn cảnh thị trường năm đó có thể ảm đạm hoặc sôi động. Điểm khác biệt của thị trường quý cuối cùng năm 2007 là sự tăng trưởng đột biến nhờ sức nóng kéo dài trong suốt 9 tháng trước đó.
Do nhu cầu mua xe của người dân luôn cao hơn nguồn cung, ngay từ những tháng đầu năm các hãng xe đã quyết định tăng công suất lắp ráp. Và đến thời điểm cuối năm, khi các quyết định tăng công suất bắt đầu mang lại hiệu quả với sản lượng xe xuất xưởng tăng lên, sản lượng bán hàng của các hãng xe cũng tăng theo.
Tuy nhiên, theo suy đoán của một số người, có thể do các hãng xe vẫn không lường được nhu cầu thị trường quá cao hoặc một số hãng xe cố tình không tăng công suất đủ để cân bằng thị trường nhằm tạo sự khan hiếm nên đến thời điểm hiện tại nhiều mẫu xe vẫn tiếp tục cháy hàng trầm trọng.
Thống kê chưa đầy đủ cho thấy, con số hơn 10.000 xe mà các hãng “nợ” khách hàng từ giữa năm vẫn chưa giảm xuống, thậm chí còn tăng lên chút ít và được dự báo chỉ bớt căng thẳng khi bước sang năm 2008.
Theo tìm hiểu, ngoài những mẫu xe rơi vào tình trạng cháy hàng từ trước như Chevrolet Captiva hay Toyota Camry, một số mẫu xe mới cũng rơi vào cảnh tương tự cho dù khi ra mắt thị trường nó không được đánh giá cao.
Đơn cử như mẫu sedan hạng nhỏ Vios phiên bản mới của Toyota. Sau khi được tung ra thị trường, nhiều ý kiến đã cho rằng mẫu xe này có nhiều cải tiến song có thể sẽ không thật sự hấp dẫn bởi giá bán vẫn cao. Giá công bố của Toyota Việt Nam cho bản Vios số sàn là 26.100 USD và cho bản số tự động là 28.900 USD. Tuy nhiên, hiện lượng đơn đặt hàng đối với mẫu xe này đã “chồng chất” lên nhau và khách hàng đăng ký mua tại thời điểm này sẽ phải chờ đến tháng 3/2008, thậm chí đến tận tháng 4/2008 mới nhận được xe.
Với tình thế này, một nhà phân tích đã dự báo thị trường sẽ còn tiếp tục nóng mà biểu hiện là hiện tượng cháy hàng cục bộ kéo dài ít nhất đến hết tháng 2/2008.
Nước rút ấn tượng
Vượt lên 1.029 chiếc so với tháng trước, có thể nói thị trường ôtô Việt Nam đang có được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất từ trước tới nay. Tháng 10/2007, tổng sản lượng bán hàng của 16 thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cũng đã đạt được con số ấn tượng với 9.081 chiếc, tăng 1.398 chiếc so với tháng 9/2007.
Toyota Việt Nam tiếp tục duy trì ngôi vị số một của mình với 2.190 chiếc bán ra, tăng 174 chiếc so với tháng trước. Trong khi mẫu đa dụng Innova giảm chút ít doanh số còn 1.263 chiếc (so với 1.320 chiếc của tháng trước) thì bản sedan Camry 2.4G lại tăng khá mạnh với 301 chiếc (so với 196 chiếc) và mẫu xe thương mại Hiace đạt 204 chiếc (so với 36 chiếc).
Vị trí thứ hai thuộc về Công ty Ôtô Trường Hải (Thaco) với thế mạnh là các dòng xe thương mại, xe tải nhẹ. Tháng 11, Trường Hải đạt sản lượng bán hàng 1.390 chiếc, tăng 181 chiếc so tháng trước.
Vị trí thứ 3 thuộc về “ông lớn” quốc doanh là Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam (Vinamotor) với 1.335 chiếc được bán ra, tăng 67 chiếc.
Ấn tượng nhất trong cuộc chạy nước rút cuối năm 2007 là liên doanh Vidamco khi lần đầu tiên hãng xe này đưa sản lượng bán hàng lên 4 con số, đạt 1.016 chiếc. Tháng trước, hãng xe này chỉ đạt 882 chiếc bán ra. Điểm đáng chú ý là Vidamco tăng mạnh về doanh số không do mẫu xe đình đám Chevrolet Captiva mang lại mà nhờ hai phiên bản mới của Lacetti (193 chiếc) và Gentra (149 chiếc).
Mặc dù chưa đạt được con số 1.000 như 4 đại gia trên songtăng trưởng của Xí nghiệp Tư doanh Xuân Kiên (Vinaxuki) cũng khá ấn tượng khi đạt 940 chiếc, tăng 277 chiếc so với tháng 10/2007. Cùng gần đạt “ngưỡng” 1.000 như Vinaxuki là Công ty TNHH Ford Việt Nam với 902 chiếc được bán ra, tăng 295 chiếc so với tháng trước. Đây cũng là mức tăng đáng kể nhất của Ford trong suốt năm 2007.
Vẫn “sốt”?
Đúng theo quy luật hằng năm của thị trường ôtô Việt Nam, 3 tháng cuối năm luôn là thời điểm “nóng” cho dù toàn cảnh thị trường năm đó có thể ảm đạm hoặc sôi động. Điểm khác biệt của thị trường quý cuối cùng năm 2007 là sự tăng trưởng đột biến nhờ sức nóng kéo dài trong suốt 9 tháng trước đó.
Do nhu cầu mua xe của người dân luôn cao hơn nguồn cung, ngay từ những tháng đầu năm các hãng xe đã quyết định tăng công suất lắp ráp. Và đến thời điểm cuối năm, khi các quyết định tăng công suất bắt đầu mang lại hiệu quả với sản lượng xe xuất xưởng tăng lên, sản lượng bán hàng của các hãng xe cũng tăng theo.
Tuy nhiên, theo suy đoán của một số người, có thể do các hãng xe vẫn không lường được nhu cầu thị trường quá cao hoặc một số hãng xe cố tình không tăng công suất đủ để cân bằng thị trường nhằm tạo sự khan hiếm nên đến thời điểm hiện tại nhiều mẫu xe vẫn tiếp tục cháy hàng trầm trọng.
Thống kê chưa đầy đủ cho thấy, con số hơn 10.000 xe mà các hãng “nợ” khách hàng từ giữa năm vẫn chưa giảm xuống, thậm chí còn tăng lên chút ít và được dự báo chỉ bớt căng thẳng khi bước sang năm 2008.
Theo tìm hiểu, ngoài những mẫu xe rơi vào tình trạng cháy hàng từ trước như Chevrolet Captiva hay Toyota Camry, một số mẫu xe mới cũng rơi vào cảnh tương tự cho dù khi ra mắt thị trường nó không được đánh giá cao.
Đơn cử như mẫu sedan hạng nhỏ Vios phiên bản mới của Toyota. Sau khi được tung ra thị trường, nhiều ý kiến đã cho rằng mẫu xe này có nhiều cải tiến song có thể sẽ không thật sự hấp dẫn bởi giá bán vẫn cao. Giá công bố của Toyota Việt Nam cho bản Vios số sàn là 26.100 USD và cho bản số tự động là 28.900 USD. Tuy nhiên, hiện lượng đơn đặt hàng đối với mẫu xe này đã “chồng chất” lên nhau và khách hàng đăng ký mua tại thời điểm này sẽ phải chờ đến tháng 3/2008, thậm chí đến tận tháng 4/2008 mới nhận được xe.
Với tình thế này, một nhà phân tích đã dự báo thị trường sẽ còn tiếp tục nóng mà biểu hiện là hiện tượng cháy hàng cục bộ kéo dài ít nhất đến hết tháng 2/2008.