Tăng giá bán, xe nhập có yếu thế?
Việc tăng thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc chắc chắn sẽ làm giá xe nhập tăng lên, đồng thời tạo cơ hội cho xe nội
Việc tăng thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc chắc chắn sẽ làm giá xe nhập tăng lên, đồng thời tạo cơ hội cho xe nội.
>>Tăng thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc
Đồng loạt tăng giá
Mở màn là Công ty Cổ phần Ôtô Âu Châu (Euro Auto) – nhà nhập khẩu và phân phối chính thức các loại xe mang thương hiệu BMW đến từ nước Đức.
Euro Auto cho biết, ngay sau khi quyết định tăng thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc thêm 10% có hiệu lực, tức 15 ngày sau khi quyết định của Bộ Tài chính đăng trên Công báo, giá bán xe BMW do công ty phân phối sẽ tăng khoảng 10-15%.
Tuy nhiên, để tránh “sốc” cho khách hàng, Euro Auto tuyến bố sẽ giữ nguyên giá xe cho tất cả các khách hàng đã đặt cọc và hoàn tất các thủ tục mua xe trước khi mức thuế mới có hiệu lực và nhận xe trong vòng 15 ngày kể từ ngày có hiệu lực của mức thuế mới.
Ông Huỳnh Dư An, Tổng giám đốc Euro Auto, giãi bày: Mặc dù công ty luôn cố gắng đem lại cho khách hàng những chính sách tốt nhất song trước nhiều sức ép bất lợi như tỷ giá đồng Euro (loại tiền tệ công ty phải sử dụng để nhập khẩu) với các đồng tiền khác như USD và VND cộng thêm mức thuế tăng mới, công ty không thể không tăng giá bán xe.
Là nhà phân phối chính thức các sản phẩm xe du lịch thương hiệu Hyndai, Công ty Cổ phần Hyundai Việt Nam (HMV), cũng ngay lập tức cho biết chính sách giá của mình.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị HMV, ông Vũ Chí Dũng, cho biết mức thuế tăng 10% sẽ làm cho giá bán các loại xe do công ty phân phối tăng thêm khoảng trên dưới 6% tùy từng loại. “Nhằm gia tăng sự hỗ trợ cho khách hàng, HMV sẽ cố gắng cân đối để làm sao điều chỉnh được mức tăng giá bán có lợi nhất cho người mua”, ông Dũng bày tỏ quan điểm.
Tương tự HMV, nhà phân phối thương hiệu xe Kia cũng đến từ Hàn Quốc, Công ty Ôtô Trường Hải cũng cho biết sẽ cố gắng để mức tăng giá bán thấp hơn mức tăng thuế tương ứng. “Chẳng hạn mẫu đa dụng New Carens máy xăng, số sàn công ty đang bán với giá 29.100 USD/chiếc, nếu tăng tương ứng với mức tăng thuế thì sẽ giá sẽ đội thêm khoảng 900 USD/chiếc, nhưng dự kiến công ty chỉ tăng khoảng 600 USD, lên 29.700 USD.”, Phó tổng giám đốc Trưởng Hải Bùi Kim Kha nêu quan điểm.
Theo các doanh nghiệp, ngay từ thời điểm này họ sẽ thông báo đến khách hàng về việc tăng giá xe. Khách hàng ký hợp đồng mua xe sẽ ký bằng giá mới. Khi hàng về mà thuế mới chưa có hiệu lực thì sẽ tính theo giá cũ, còn thuế mới có hiệu lực sẽ tính theo giá mới.
Trao đổi qua điện thoại, đại diện các doanh nghiệp thương mại chuyên nhập khẩu xe hơi cũng đều khẳng định sẽ không thể không tăng giá. Nhiều ý kiến cho rằng không giống như các nhà phân phối chính thức có nhiều lợi thế từ số lượng nhập khẩu, một số hỗ trợ từ nhà cũng cấp và nguồn tài chính dài hơi hơn, các công ty thương mại buộc phải có mức tăng giá bán tương đương mức tăng thuế.
Xe nhập có yếu thế?
Nhiều ý kiến cho rằng đợt tăng thuế này đã và sẽ khiến giới kinh doanh xe cả lắp ráp trong nước lẫn nhập khẩu phải khó xử. Bởi lẽ thị trường ôtô trong nước đã chịu ảnh hưởng không nhỏ từ ba lần giảm thuế liên tiếp trong năm 2007.
Sau ba lần giảm thuế trước, giá xe nhập khẩu đã được điều chỉnh giảm xuống khá nhiều, từ đó tạo được thế cân bằng so với xe sản xuất và lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, khi lượng xe nhập khẩu ùn ùn về nước tạo nên tốc độ tăng lượng xe lưu hành đã gây sức ép lớn lên hạ tầng giao thông, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM, Chính phủ đã phải yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu điều chỉnh chính sách.
Bên cạnh đó, việc tăng thuế nhập khẩu lần này cũng sẽ gián tiếp giảm sức ép cho các nhà sản xuất ôtô trong nước, khối doanh nghiệp đang giải quyết hàng vạn việc làm có thu nhập khá và ổn định.
Với giới kinh doanh xe nhập, chắc chắn việc phải điều chỉnh tăng giá bán sẽ khiến họ bị “đối thủ” là các hãng xe trong nước giành giật bớt khách hàng. Tuy nhiên, đại diện một số nhà phân phối ôtô cho rằng mức tăng giá này không quá lớn đến nỗi họ bị “mất khách” mà chỉ là khó khăn tạm thời. “Thực tế nhiều khách hàng đến mua xe nhập khẩu vì chất lượng của xe nhiều hơn là vì mức chênh lệch vài nghìn USD so với xe cùng loại sản xuất trong nước”, chủ một công ty thương mại chuyên nhập các dòng xe hạng nhỏ và trung có xuất xứ từ Mỹ cho biết.
Còn với người tiêu dùng, ngoài vấn đề chất lượng thì vấn đề giá bán luôn là một yếu tố chi phối mạnh mẽ đến quyết định mua sắm. Có thể với những “đại gia” tậu xế hộp trị giá hàng tỷ đồng, thậm chí cả chục tỷ đồng, thì một vài chục triệu tương đương với vài nghìn đô (USD) không thấm vào đâu nhưng với đa số người dân thì đó lại là cả một chủ đề đáng bàn, cả một phép tính không khó cho kết quả những lại vô cùng khó tâm lý.
Chị Huyền, cán bộ tín dụng của Ngân hàng Á Châu, giãi bày: “Vợ chồng mình đang định mua một chiếc Yaris nhập khẩu nhưng rất có thể sẽ phải tính toán lại. Không nhớ chính xác nhưng hình như giá chiếc xe này vào khoảng trên 31.000 USD, nếu các salon tăng giá tương đương với mức tăng thuế nhập khẩu thì nó sẽ lên khoảng 34.000 USD. Với mức thu nhập của hai vợ chồng bây giờ, cố tích cóp được bằng ấy tiền để tậu cái xe đã là cả một nỗ lực lớn nên có khi vài triệu cũng phải suy tính nát óc ra chứ nói gì đến vài chục triệu.”
Nguyễn Kiên, một “chuyên gia” mua bán xe cũ tại Hà Nội, lại suy nghĩ khác. Theo Kiên thì dù thuế tăng kéo theo giá bán tăng thêm 5-10% thì nó cũng chẳng thấm vào đâu nếu hiểu rõ sự khác biệt về chất lượng giữa xe nhập với xe lắp ráp. Anh khẳng định dù xe nhập có tăng giá thêm nữa thì cũng vẫn chọn mua xe nhập, vì "nếu ngồi lên hai chiếc xe cùng loại giữa nhập và nội thì sẽ hiểu ngay".
"Đó là chưa kể đến chuyện tôi không thể chịu nổi cảm giác phải nhờ vả, xin xỏ thậm chí phải dúi thêm phong bì cho nhân viên bán hàng chỉ vì họ kêu thiếu xe. Thời gian chờ vài tháng để nhận chiếc xe đó, tôi có thể mang số tiền ấy đi làm vốn kinh doanh đủ để kiếm thêm được một khoản tiền đủ đắp vào chỗ chênh lệch giữa xe nhập với xe lắp ráp. Vì thế, chẳng dại gì mà không đến ngay các hãng xe nhập mang xe về thay vì phải ngồi ngóng xem xe mình đặt mua đã có hay chưa”, Kiên nói.
>>Tăng thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc
Đồng loạt tăng giá
Mở màn là Công ty Cổ phần Ôtô Âu Châu (Euro Auto) – nhà nhập khẩu và phân phối chính thức các loại xe mang thương hiệu BMW đến từ nước Đức.
Euro Auto cho biết, ngay sau khi quyết định tăng thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc thêm 10% có hiệu lực, tức 15 ngày sau khi quyết định của Bộ Tài chính đăng trên Công báo, giá bán xe BMW do công ty phân phối sẽ tăng khoảng 10-15%.
Tuy nhiên, để tránh “sốc” cho khách hàng, Euro Auto tuyến bố sẽ giữ nguyên giá xe cho tất cả các khách hàng đã đặt cọc và hoàn tất các thủ tục mua xe trước khi mức thuế mới có hiệu lực và nhận xe trong vòng 15 ngày kể từ ngày có hiệu lực của mức thuế mới.
Ông Huỳnh Dư An, Tổng giám đốc Euro Auto, giãi bày: Mặc dù công ty luôn cố gắng đem lại cho khách hàng những chính sách tốt nhất song trước nhiều sức ép bất lợi như tỷ giá đồng Euro (loại tiền tệ công ty phải sử dụng để nhập khẩu) với các đồng tiền khác như USD và VND cộng thêm mức thuế tăng mới, công ty không thể không tăng giá bán xe.
Là nhà phân phối chính thức các sản phẩm xe du lịch thương hiệu Hyndai, Công ty Cổ phần Hyundai Việt Nam (HMV), cũng ngay lập tức cho biết chính sách giá của mình.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị HMV, ông Vũ Chí Dũng, cho biết mức thuế tăng 10% sẽ làm cho giá bán các loại xe do công ty phân phối tăng thêm khoảng trên dưới 6% tùy từng loại. “Nhằm gia tăng sự hỗ trợ cho khách hàng, HMV sẽ cố gắng cân đối để làm sao điều chỉnh được mức tăng giá bán có lợi nhất cho người mua”, ông Dũng bày tỏ quan điểm.
Tương tự HMV, nhà phân phối thương hiệu xe Kia cũng đến từ Hàn Quốc, Công ty Ôtô Trường Hải cũng cho biết sẽ cố gắng để mức tăng giá bán thấp hơn mức tăng thuế tương ứng. “Chẳng hạn mẫu đa dụng New Carens máy xăng, số sàn công ty đang bán với giá 29.100 USD/chiếc, nếu tăng tương ứng với mức tăng thuế thì sẽ giá sẽ đội thêm khoảng 900 USD/chiếc, nhưng dự kiến công ty chỉ tăng khoảng 600 USD, lên 29.700 USD.”, Phó tổng giám đốc Trưởng Hải Bùi Kim Kha nêu quan điểm.
Theo các doanh nghiệp, ngay từ thời điểm này họ sẽ thông báo đến khách hàng về việc tăng giá xe. Khách hàng ký hợp đồng mua xe sẽ ký bằng giá mới. Khi hàng về mà thuế mới chưa có hiệu lực thì sẽ tính theo giá cũ, còn thuế mới có hiệu lực sẽ tính theo giá mới.
Trao đổi qua điện thoại, đại diện các doanh nghiệp thương mại chuyên nhập khẩu xe hơi cũng đều khẳng định sẽ không thể không tăng giá. Nhiều ý kiến cho rằng không giống như các nhà phân phối chính thức có nhiều lợi thế từ số lượng nhập khẩu, một số hỗ trợ từ nhà cũng cấp và nguồn tài chính dài hơi hơn, các công ty thương mại buộc phải có mức tăng giá bán tương đương mức tăng thuế.
Xe nhập có yếu thế?
Nhiều ý kiến cho rằng đợt tăng thuế này đã và sẽ khiến giới kinh doanh xe cả lắp ráp trong nước lẫn nhập khẩu phải khó xử. Bởi lẽ thị trường ôtô trong nước đã chịu ảnh hưởng không nhỏ từ ba lần giảm thuế liên tiếp trong năm 2007.
Sau ba lần giảm thuế trước, giá xe nhập khẩu đã được điều chỉnh giảm xuống khá nhiều, từ đó tạo được thế cân bằng so với xe sản xuất và lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, khi lượng xe nhập khẩu ùn ùn về nước tạo nên tốc độ tăng lượng xe lưu hành đã gây sức ép lớn lên hạ tầng giao thông, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM, Chính phủ đã phải yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu điều chỉnh chính sách.
Bên cạnh đó, việc tăng thuế nhập khẩu lần này cũng sẽ gián tiếp giảm sức ép cho các nhà sản xuất ôtô trong nước, khối doanh nghiệp đang giải quyết hàng vạn việc làm có thu nhập khá và ổn định.
Với giới kinh doanh xe nhập, chắc chắn việc phải điều chỉnh tăng giá bán sẽ khiến họ bị “đối thủ” là các hãng xe trong nước giành giật bớt khách hàng. Tuy nhiên, đại diện một số nhà phân phối ôtô cho rằng mức tăng giá này không quá lớn đến nỗi họ bị “mất khách” mà chỉ là khó khăn tạm thời. “Thực tế nhiều khách hàng đến mua xe nhập khẩu vì chất lượng của xe nhiều hơn là vì mức chênh lệch vài nghìn USD so với xe cùng loại sản xuất trong nước”, chủ một công ty thương mại chuyên nhập các dòng xe hạng nhỏ và trung có xuất xứ từ Mỹ cho biết.
Còn với người tiêu dùng, ngoài vấn đề chất lượng thì vấn đề giá bán luôn là một yếu tố chi phối mạnh mẽ đến quyết định mua sắm. Có thể với những “đại gia” tậu xế hộp trị giá hàng tỷ đồng, thậm chí cả chục tỷ đồng, thì một vài chục triệu tương đương với vài nghìn đô (USD) không thấm vào đâu nhưng với đa số người dân thì đó lại là cả một chủ đề đáng bàn, cả một phép tính không khó cho kết quả những lại vô cùng khó tâm lý.
Chị Huyền, cán bộ tín dụng của Ngân hàng Á Châu, giãi bày: “Vợ chồng mình đang định mua một chiếc Yaris nhập khẩu nhưng rất có thể sẽ phải tính toán lại. Không nhớ chính xác nhưng hình như giá chiếc xe này vào khoảng trên 31.000 USD, nếu các salon tăng giá tương đương với mức tăng thuế nhập khẩu thì nó sẽ lên khoảng 34.000 USD. Với mức thu nhập của hai vợ chồng bây giờ, cố tích cóp được bằng ấy tiền để tậu cái xe đã là cả một nỗ lực lớn nên có khi vài triệu cũng phải suy tính nát óc ra chứ nói gì đến vài chục triệu.”
Nguyễn Kiên, một “chuyên gia” mua bán xe cũ tại Hà Nội, lại suy nghĩ khác. Theo Kiên thì dù thuế tăng kéo theo giá bán tăng thêm 5-10% thì nó cũng chẳng thấm vào đâu nếu hiểu rõ sự khác biệt về chất lượng giữa xe nhập với xe lắp ráp. Anh khẳng định dù xe nhập có tăng giá thêm nữa thì cũng vẫn chọn mua xe nhập, vì "nếu ngồi lên hai chiếc xe cùng loại giữa nhập và nội thì sẽ hiểu ngay".
"Đó là chưa kể đến chuyện tôi không thể chịu nổi cảm giác phải nhờ vả, xin xỏ thậm chí phải dúi thêm phong bì cho nhân viên bán hàng chỉ vì họ kêu thiếu xe. Thời gian chờ vài tháng để nhận chiếc xe đó, tôi có thể mang số tiền ấy đi làm vốn kinh doanh đủ để kiếm thêm được một khoản tiền đủ đắp vào chỗ chênh lệch giữa xe nhập với xe lắp ráp. Vì thế, chẳng dại gì mà không đến ngay các hãng xe nhập mang xe về thay vì phải ngồi ngóng xem xe mình đặt mua đã có hay chưa”, Kiên nói.