Tăng vốn Nhật, liên doanh Mitsubishi thay tên tại Việt Nam

Đức Thọ
Bước thay đổi mạnh mẽ nhất của liên doanh Mitsubishi sau 22 năm thành lập tại Việt Nam
Hình ảnh giới thiệu của Mitsubishi Motors Việt Nam hé lệ về ngôn ngữ thiết kế mới và "tân binh" đầu tiên.
Hình ảnh giới thiệu của Mitsubishi Motors Việt Nam hé lệ về ngôn ngữ thiết kế mới và "tân binh" đầu tiên.
Liên doanh ôtô Vina Star Motors (VSM) chính thức đổi tên thành Mitsubishi Motors Việt Nam (MMV) kể từ tháng 6/2016.

Đồng thời với động thái “thay tên đổi họ” tại thị trường Việt Nam, tập đoàn Mitsubishi cũng chính thức nâng tỷ lệ vốn của các công ty thành viên tại liên doanh này từ 50% lên mức 82%.

Như vậy, đây là bước thay đổi mạnh mẽ nhất của liên doanh Mitsubishi sau 22 năm thành lập tại Việt Nam.

Ngay sau khi thay đổi tên gọi và tỷ lệ góp vốn giữa các thành viên, Mitsubishi Motors Việt Nam cho biết sẽ bắt đầu hiện thực hóa chiến lược mới bằng việc tung ra thị trường các mẫu xe mang ngôn ngữ thiết kế toàn cầu mới Dynamic Shield.

Trong đó, “tân binh” đầu tiên khoác “áo” Dynamic Shield sẽ chính thức ra mắt thị trường ngay trong tháng 7/2016 và nhiều khả năng sẽ là mẫu thể thao đa dụng Outlander.

Mitsubishi là một trong những thương hiệu ôtô toàn cầu đầu tiên gia nhập thị trường Việt Nam. Liên doanh Vina Star Motors chính thức thành lập năm 1994 với 3 thành viên góp vốn gồm Công ty Sản xuất Ôtô Mitsubishi (Nhật Bản), Công ty Thương mại Mitsubishi (Nhật Bản) và Công ty Xuất nhập khẩu và Hợp tác đầu tư Giao thông vận tải (Việt Nam). Tổng vốn đầu tư của Vina Star Motors tại thời điểm thành lập là 53 triệu USD, trong đó các thành viên tập đoàn Mitsubishi nắm giữ 50%.

Tháng 6/2008, Vina Star Motors chuyển thành công ty TNHH và đồng thời bổ sung thêm chức năng nhập khẩu xe nguyên chiếc (CBU). Đến tháng 11/20110, Vina Star Motors đăng ký bổ sung chức năng phân phối xe CBU tại thị trường Việt Nam.

Dù nằm trong nhóm thương hiệu đầu tiên “khai phá” thị trường ôtô Việt Nam song đến thời điểm này, Mitsubishi vẫn chưa gặt hái được nhiều thành công, nhất là so sánh ngay với các thương hiệu đồng hương Nhật Bản khác như Toyota hay Honda.

Do đó, sự thay đổi này được kỳ vọng sẽ tạo nên một bước ngoặt mới cho Mitsubishi tại thị trường được đánh giá là rất tiềm năng như Việt Nam.

Tin mới

Chiến thuật chia rẽ EU của Trung Quốc

Chiến thuật chia rẽ EU của Trung Quốc

Mặc dù sử dụng nhiều phương án hoạt động vận động hành lang nhằm chia rẽ các nước trong khối EU để chặn thuế quan EV mới nhưng EU vẫn áp mức thuế rất cao. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã sẵn sàng tìm phương án để làm suy yếu EU.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng tài khoản giao thông

Những lưu ý cần biết khi sử dụng tài khoản giao thông

Tài khoản giao thông là tài khoản mở cho chủ phương tiện giao thông đường bộ và kết nối với phương tiện thanh toán hợp pháp để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
“Bệ đỡ” chính sách: Điều kiện cần để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt giai đoạn mới

“Bệ đỡ” chính sách: Điều kiện cần để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt giai đoạn mới

Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi cả về qui mô dân số, tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng. Qui mô, sản phẩm và thị trường tiêu thụ ô tô trong nước đã có khác nhiều so với trước đây. Trên thế giới và các nước trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan ngành ô tô đang có những phát triển rất ấn tượng, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị và nguy cơ thị trường xe sản xuất trong nước bị giảm thị phần ngay tại thị trường trong nước là điều khó tránh khỏi nếu như không có những cơ chế chính sách phù hợp.
EU đã có đủ sự ủng hộ để áp thuế xe điện Trung Quốc

EU đã có đủ sự ủng hộ để áp thuế xe điện Trung Quốc

Pháp, Hy Lạp, Ý và Ba Lan sẽ bỏ phiếu vào thứ Sáu tuần này để ủng hộ mức thuế lên tới 45% đối với xe điện (EV) nhập khẩu được sản xuất tại Trung Quốc, đủ để thúc đẩy các biện pháp thương mại cấp cao nhất của Liên minh châu Âu và có nguy cơ bị Bắc Kinh trả đũa.