Thêm hai đoàn tàu số 6 và 7 của tuyến metro số 1 về đến TP.HCM

Xuân Nghi
Hai đoàn toa tàu số 6 và số 7 của tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, đã được vận chuyển từ Nhật Bản về đến TP.HCM, cập cảng Khánh Hội (quận 4) vào chiều 13/7...
Thêm hai đoàn tàu số 6 và 7 của tuyến metro số 1 về đến TP.HCM
Thêm hai đoàn tàu số 6 và 7 của tuyến metro số 1 về đến TP.HCM

Cùng lúc, nhà thầu gói thầu CP3 (Công ty Hitachi) đã cho đóng trạm biến áp Bình Thái 110kV là một trong hai trạm biến áp có nhiệm vụ tiếp nhận điện cung cấp cho toàn tuyến metro số 1.

Theo Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR), hiện giờ các nhà thầu đang tiến hành nâng hạ các đoàn tàu lên xe siêu trường siêu trọng để vận chuyển về depot Long Bình (TP. Thủ Đức).

Trong hai ngày 14 và 15/7, các đoàn tàu sẽ được vận chuyển bằng đường bộ về depot Long Bình, TP.Thủ Đức. Trước đó, 5 đoàn tàu đã được vận chuyển về depot Long Bình để chuẩn bị cho công tác chạy thử.

Tính đến nay, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đã có 7 trên tổng số 17 đoàn tàu của dự án đã được vận chuyển về Việt Nam. Sau khi đóng điện, nhà thầu sẽ tiến hành thử nghiệm thiết bị tại depot Long Bình, sau đó đến các nhà ga của dự án. Còn trạm biến áp Tân Cảng dự kiến cuối năm 2021 sẽ đóng điện để có đủ nguồn điện vĩnh cửu cung cấp cho chạy tàu và vận hành tuyến. Trạm biến áp Bình Thái cung cấp tổng công suất 50 mVA cho toàn tuyến metro số 1.

Mỗi đoàn tàu có 3 toa dài 61m, chở được 930 khách. Tàu được sản xuất tại Nhật Bản, vận tốc 110km/h (đoạn chạy trên cao) và 80km/h (đoạn đi ngầm). Theo thiết kế, đoàn tàu metro số 1 chạy bằng điện thông qua hệ thống tiếp điện trên cao. Hệ thống tiếp điện này giữ vai trò cung cấp nguồn điện trực tiếp cho đoàn tàu thông qua việc tiếp xúc giữa dây mang điện với cần lấy điện được gắn trên nóc đoàn tàu. Đây là công nghệ tiên tiến và phổ biến trên thế giới trong việc cấp điện an toàn và hiệu suất cao cho đoàn tàu.

Theo kế hoạch, công tác chạy thử sẽ thực hiện khoảng cuối năm 2021. Song, do dịch Covid-19 đã làm gián đoạn việc cung cấp thiết bị và đi lại của chuyên gia nên tùy vào tình hình dịch, thời gian chạy thử sẽ phải điều chỉnh. Việc chạy thử được thực hiện theo từng giai đoạn. Cụ thể, vận hành thử nghiệm trong depot, chạy thử đoạn trên cao từ depot đến Bình Thái, vận hành thử nghiệm từ depot đến Tân Cảng và cuối cùng là toàn tuyến... Dự kiến, metro số 1 sẽ đưa vào khai thác thương mại năm 2022.

Dự án metro số 1 dài 19,7 km gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao, tổng mức đầu tư sau khi được điều chỉnh là 43.700 tỷ đồng. Đến nay đã đạt hơn 87% tổng khối lượng toàn dự án. Việc liên tục đưa các đoàn tàu về nước cùng với đóng điện tại trạm biến áp Bình Thái 110kV là bước chuẩn bị quan trọng cho công tác chạy thử nghiệm theo từng giai đoạn. Theo đó, vận hành thử nghiệm trong depot, chạy thử đoạn trên cao từ depot đến Bình Thái, vận hành thử nghiệm từ depot đến Tân Cảng và cuối cùng là toàn tuyến...

Trong suốt thời gian TP.HCM giãn cách xã hội từ cuối tháng 5 đến nay, các nhà thầu tuyến metro số 1 vẫn làm việc liên tục đồng thời với công tác ưu tiên chống dịch trên toàn công trường.

Tin mới

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

Ngành công nghiệp ô tô đang trải qua một sự chuyển mình mạnh mẽ. Trái tim của một chiếc xe từng là động cơ cơ khí, nhưng ngày nay, sức mạnh chuyển đổi nằm ở trí tuệ nhân tạo (AI). Khi AI được tích hợp vào mọi khía cạnh của thiết kế, sản xuất và trải nghiệm người dùng, nó nhanh chóng trở thành "động cơ" thúc đẩy sự đổi mới và lợi thế cạnh tranh.
Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Trong cuộc đua xe tự hành toàn cầu đang phát triển nóng, các đối thủ hàng đầu như Tesla, Waymo và Zoox dẫn đầu về đổi mới công nghệ và dịch vụ. Tuy nhiên, một trong những ông lớn của ngành ô tô Trung Quốc đã âm thầm tham gia thị trường này một cách kín tiếng và phát triển mạnh mẽ đó là Geely.
Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Nhiều thành phố trên khắp thế giới đang ngày càng triển khai hoặc quy hoạch các khu vực phát thải thấp (LEZ) và khu vực không phát thải (ZEZ), nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông và phát thải carbon từ giao thông đường bộ, mang lại lợi ích đáng kể về sức khỏe và kinh tế cho các cộng đồng đang phải đối mặt với ô nhiễm từ các khu vực có lưu lượng giao thông cao...
Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Xe máy xuất hiện ở khắp mọi nơi ở các thành phố lớn đến các tỉnh thành khác trên khắp Việt Nam. Đây là phương tiện giao thông chủ đạo của người dân, đặc biệt là xe máy dùng năng lượng hoá thạch. Doanh số của xe máy chạy xăng vẫn tăng trưởng liên tục thời gian qua. Tuy nhiên, trước những chính sách quyết liệt trong quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam trong năm 2025, các hãng bán xe xăng sẽ buộc phải tìm ra những phương án để tồn tại hoặc mất thị phần.
Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Tại Washington, Brussels và nhiều nơi khác, các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang tập trung cao độ vào mối đe dọa đối với việc làm trong ngành ô tô từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, khi xe hybrid và xe chạy bằng pin của họ đang vượt mặt các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc đang củng cố một lĩnh vực xe điện khác, ít được biết đến hơn tại thị trường nội địa đó là xe máy điện hai bánh.