Thị trường chip hạ nhiệt, báo hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu cận kề?

Đức Anh
Ngành công nghiệp chip đang chứng kiến đà giảm tăng trưởng dài nhất kể từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung năm 2018...
Doanh số chip đã bắt đầu hạ nhiệt khi các ngân hàng trung ương bắt đầu tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát - Ảnh: Bloomberg
Doanh số chip đã bắt đầu hạ nhiệt khi các ngân hàng trung ương bắt đầu tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát - Ảnh: Bloomberg

Tăng trưởng doanh số chip toàn cầu vừa có tháng giảm thứ 6 liên tiếp - một dấu dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thế giới đang chịu áp lực do lãi suất và các rủi ro địa chính trị gia tăng.

Theo dữ liệu của Hiệp hội ngành Công nghiệp Bán dẫn (SIA), doanh số linh kiện bán dẫn trên toàn cầu trong tháng 6 tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước, giảm từ mức tăng 18% của tháng 5. Ngành công nghiệp bán dẫn đang chứng kiến đà giảm tăng trưởng dài nhất kể từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung năm 2018.

Theo Bloomberg, mức trung bình động 3 tháng của doanh số chip có sự tương quan với hoạt động của nền kinh tế toàn cầu trong những thập kỷ gần đây. Sự suy yếu của tăng trưởng ngành này xảy ra trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến các nhà sản xuất chip lớn như Samsung Electronics phải xem xét rút lại các kế hoạch đầu tư.

Nguồn: Bloomberg
Nguồn: Bloomberg

Chất bán dẫn là thành phần quan trọng trong một thế giới ngày càng phụ thuộc vào các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch Covid-19, khi nhiều hoạt động được thực hiện từ xa.

Doanh số chip đã bắt đầu hạ nhiệt khi các ngân hàng trung ương bắt đầu tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Cùng với đó, xung đột Nga-Ukraine và các đợt phong tỏa kéo dài ở Trung Quốc khiến triển vọng kinh tế thế giới nhanh chóng bị đảo ngược.

Theo một công cụ theo dõi toàn cầu của Bloomberg Economics, triển vọng kinh tế thế giới đã xấu đi nhanh chóng trong năm nay, cùng với đó tăng trưởng doanh số chip giảm tốc.

Những dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế cũng được thấy rõ trong số liệu thương mại của Hàn Quốc – nước sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới. Tăng trưởng xuất khẩu chip của nước này đã giảm xuống còn 2,1% trong tháng 7, từ mức 10,7% của tháng trước đó. Đây là tháng tăng trưởng suy giảm tháng thứ 4 liên tiếp. Hồi tháng 6, tồn kho chip của nước này đã tăng mạnh nhất trong hơn 6 năm.

 

Sức khỏe của nền kinh tế thế giới phụ thuộc lớn vào chip – linh kiện nhỏ được dùng trong sản xuất mọi thứ từ điện thoại thông minh, máy tính cho tới ô tô.

QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (IMF)

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở Đài Loan – nơi có nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC). Dữ liệu mới nhất cho thấy hoạt động sản xuất chip tại Đài Loan giảm trong tháng 6 và tháng 7, trong khi nhu cầu sụt giảm với số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm mạnh.

Sự suy yếu trong ngành chip ở Hàn Quốc và Đài Loan – hai nơi cung ứng phần lớn chip cho thị trường toàn cầu – một phần xuất phát từ việc tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm tốc do những hạn chế để phòng dịch theo chiến lược Zero Covid. Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc đã bất ngờ giảm trong tháng 7, trong khi doanh số bất động sản tiếp tục sụt giảm.

Ở Mỹ, tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã giảm hai quý liên tiếp, dù Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) chưa tuyên bố kinh tế Mỹ đã suy thoái. Còn ở châu Âu, hoạt động sản xuất cũng suy giảm trong tháng 6, làm u ám thêm triển vọng kinh tế của cả châu lục lẫn kinh tế thế giới nói chung.

Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn nhận định kinh tế thế giới năm nay sẽ tăng trưởng và tăng trưởng doanh số chip không đồng nghĩa rằng sắp xảy ra suy thoái. Tuy nhiên, tổ chức này lưu ý rằng sức khỏe của nền kinh tế thế giới phụ thuộc lớn vào chip – linh kiện nhỏ được dùng trong sản xuất mọi thứ từ điện thoại thông minh, máy tính cho tới ô tô.

Tin mới

Tương lai của ngành xe điện sau khi ông Trump nhậm chức

Tương lai của ngành xe điện sau khi ông Trump nhậm chức

Các sắc lệnh hành pháp do ông Trump ban hành vào ngày nhậm chức thực chất là sự phủ nhận toàn diện đối với một trọng tâm trong chương trình trị giá hàng tỷ USD của cựu Tổng thống Biden nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, mà đảng Cộng hòa coi là một chiến dịch cấm xe chạy bằng xăng.
Trung Quốc vừa kỳ vọng vừa lo lắng khi ông Trump trở lại Nhà Trắng

Trung Quốc vừa kỳ vọng vừa lo lắng khi ông Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống Donald Trump vừa mang theo hy vọng nhưng cũng là sự lo lắng với Trung Quốc với ngành công nghiệp ô tô nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Nguyên nhân là bởi một cuộc chiến thương mại gây tổn thương đã gây chia rẽ giữa các siêu cường kinh tế trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Bức tranh xe điện toàn cầu và bước ngoặt năm 2025

Bức tranh xe điện toàn cầu và bước ngoặt năm 2025

Trong nhiều năm, chính phủ nhiều quốc gia đã đưa ra các khoản trợ cấp hào phóng để khuyến khích người lái xe chuyển sang sử dụng xe điện. Các nhà sản xuất ô tô bắt đầu tái thiết nhà máy và cung cấp nhiều loại xe điện hơn để đáp ứng nhu cầu. Khi giá giảm và công nghệ được cải thiện, xe không phát thải đã chuyển từ phân khúc xe nhỏ sang xe phổ thông và có vẻ như kỷ nguyên động cơ đốt trong có thể kết thúc sớm hơn dự kiến.
Top xe hybrid bán chạy nhất thị trường Việt 2024

Top xe hybrid bán chạy nhất thị trường Việt 2024

Theo số liệu Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thị trường ôtô hybrid tại Việt Nam trong năm 2024, Toyota là hãng xe bình dân có nhiều dòng xe hybrid nhất. Doanh số các mẫu xe hybrid của các thương hiệu là thành viên VAMA trong năm 2024 đạt khoảng 10.000 xe.