Thị trường ôtô chững lại chờ “hàng mới”

Đức Thọ
Thị trường ôtô trong nước đã bước vào quy luật hằng năm là tăng chậm lại để chuẩn bị cho “mùa” sản phẩm mới
Thị trường ôtô trong nước đã chững lại - Ảnh: Đức Thọ
Thị trường ôtô trong nước đã chững lại - Ảnh: Đức Thọ
Sản lượng bán hàng của các hãng ôtô trong nước tháng 8/2007 đã bắt đầu chững lại với mức tăng khiêm tốn 83 xe so với tháng trước, đạt 6.557 chiếc.

Như vậy, sau hơn nửa năm tăng trưởng mạnh mẽ, thậm chí đã tạo nên những cơn sốt xe và sốt giá, thị trường ôtô trong nước đã bước vào quy luật hằng năm là tăng chậm lại để chuẩn bị cho “mùa” sản phẩm mới.

Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), đứng đầu bảng vẫn là Toyota Việt Nam với 1.796 xe bán ra, tăng 22 xe so với tháng 7/2007. Trong đó mẫu đa dụng Innova đạt 1.090 chiếc, tiếp đến là Vios với 280 chiếc, Camry đạt 296 chiếc.

Tiếp theo là Trường Hải với 909 chiếc bán ra, giảm 63 chiếc so với tháng trước; Vidamco đạt 671 chiếc, tăng 58 chiếc so với tháng trước, trong đó mẫu Chevrolet Captiva đóng góp 251 chiếc, Daewoo Matiz đóng góp 191 chiếc; Vinastar (Mitsubishi) đạt 487 chiếc bán ra trong đó mẫu Grandis đạt 112 chiếc; Ford đạt sản lượng bán hàng 364 xe, giảm đến 88 chiếc so với tháng trước, trong đó mẫu Everest 2007 đạt 223 chiếc, mẫu Transit chỉ còn bán được 17 chiếc do đã ngừng sản xuất phiên bản cũ để thay thế bằng phiên bản 9 chỗ mới…

Điểm nhấn tại thị trường ôtô nội địa trong tháng 8/2007 là mặc dù nhu cầu của khách hàng vẫn đang rất lớn, lượng xe các nhà sản xuất còn đang “nợ” khách hàng còn đến khoảng 10.000 chiếc, song sản lượng bán hàng đã chững lại, thậm chí có một số mẫu xe còn giảm so với tháng trước.

Được biết, hiện tại riêng Toyota Việt Nam vẫn còn đang “nợ” khách hàng đến 5.000 xe mặc dù đã nâng công suất lắp ráp lên gấp đôi so với kế hoạch, trong đó thiếu trầm trọng nhất là bản Camry 2.4 đời 2007. Mẫu Chevrolet Captiva của Vidamco cũng thiếu đến gần 2.000 chiếc và mẫu Everest của Ford thiếu khoảng 1.400 chiếc.

Đại diện một số hãng xe cho biết, sở dĩ lượng xe giao cho khách có phần chững lại là do nhà sản xuất đang phải phân tán bớt năng lực cho việc chuẩn bị đưa các mẫu xe mới ra thị trường trong thời gian tới.

Ngoài yếu tố chủ quan từ phía các nhà sản xuất dẫn tới sự tăng trưởng chậm lại của thị trường cũng còn một nguyên nhân khác đến từ các khách hàng. Đó là việc nhiều khách hàng đang chờ đợi để mua các mẫu xe chuẩn bị được tung ra thị trường như dòng C-Class của Mercedes-Benz hay Vios của Toyota.

Thậm chí, theo thông tin của VnEconomy, cũng đã có một số khách hàng sẵn sàng chịu “phạt” khi phá vỡ hợp đồng để chuyển sang đăng ký mua các mẫu xe mới, trong đó điển hình là 2 đối thủ cạnh tranh nhau trực tiếp là Toyota Camry 2007 và Mercedes-Benz C-Class. Hiện tại, đã có đến 300 đơn đặt hàng mua xe Mercedes-Benz C-Class, một con số kỷ lục của thương hiệu xe hạng sang này.

Tin mới

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

Sau màn “quay xe” của BYD từ việc xây nhà máy lắp ráp ô tô tại Việt Nam chuyển sang xe nhập khẩu về bán, nhiều người tự hỏi mục đích thực sự của BYD tại Việt Nam là gì, và liệu rằng có nên mua xe BYD ở thời điểm này hay không? Bởi xét trên nhiều khía cạnh, BYD đang đối mặt với vô vàn thách thức trước những ánh mắt dò xét của dư luận và áp lực cạnh tranh quá lớn từ VinFast.
Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

“Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ gắn bó với một chiếc xe đến hết cuộc đời, nhưng Nissan Navara đã khiến tôi phải thay đổi quan điểm đó. Đối với tôi, chiếc xe này không chỉ là phương tiện đi lại cần thiết hàng ngày mà còn là một người bạn đã đồng hành cùng tôi và gia đình từ những ngày đầu lập nghiệp, cùng trải qua mọi cảm xúc, thăng trầm của cuộc sống”, anh Nguyễn Đăng Luyện (36 tuổi, Hà Nội) chia sẻ về chiếc xe Nissan Navara sau 13 năm sử dụng.
Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Chính phủ Thái Lan đang phải đối mặt với các yêu cầu cấp thiết nhằm hỗ trợ lĩnh vực sản xuất ô tô ICE trong nước trong bối cảnh xe điện Trung Quốc tràn vào. Hơn 10.000 ô tô đã làm tắc nghẽn Cảng Laem Chabang khi doanh số bán xe điện giảm mạnh, đẩy các nhà sản xuất và đại lý địa phương đến bờ vực phá sản.