Thị trường ôtô: Tăng đi liền với giảm
Lượng khách muốn mua xe tăng lên, thế nhưng tổng lượng xe hơi bán ra trong tháng 1/2007 lại sụt 23% so với tháng trước
Lượng khách muốn mua xe tăng lên, thế nhưng tổng lượng xe hơi bán ra trong tháng 1/2007 lại sụt 23% so với tháng trước.
Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, tổng lượng xe bán ra của 16 thành viên trong tháng 1/2007 đạt 4.722 chiếc, tăng 152% so với cùng kỳ năm 2006.
Tuy nhiên, so với tháng 12/2006, lượng xe bán ra của các công ty này lại giảm đến 1.412 chiếc, tương đương với mức giảm 23%.
Đây chính là điểm đáng lưu tâm nhất tại thị trường ôtô trong nước thời gian vừa qua. Bởi lẽ, tình trạng khan hiếm, thậm chí có mẫu xe “cháy hàng”, đã diễn ra đối với hầu hết các dòng sản phẩm của hầu hết các hãng ôtô và được dự báo sẽ còn kéo dài ít nhất đến cuối tháng 2/2007 (giữa tháng Giêng âm lịch). Ngoài việc cuối năm thường là thời điểm tiêu thụ xe nhiều nhất, năm nay còn có thêm một lực tác động khác là sự phát triển bùng nổ của thị trường chứng khoán, với sự giàu lên nhanh chóng của nhiều nhà đầu tư.
Những điều trên đã góp phần tạo nên không khí đặc biệt sôi động tại thị trường ôtô tháng 1, vậy tại sao doanh số lại sụt giảm đáng kể so với tháng trước đó?
Lý giải chuyện này, đại diện một số công ty ôtô trong nước cho rằng, sự sụt giảm thực tế cũng xuất phát từ chính tình trạng khan hàng.
Thị trường đã bắt đầu thật sự sôi động từ cuối tháng 11, đầu tháng 12/2006 kéo theo lượng xe bán ra tăng mạnh mẽ, tạo nên một trong những “dấu ấn” đáng chú ý nhất trong năm của thị trường ôtô Việt Nam.
Do đó, sự sụt giảm doanh số của tháng 1/2007 xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp là các nhà sản xuất hết xe để giao cho khách hàng.
Nguyên nhân sâu xa hơn lại bắt đầu xuất phát từ đặc thù riêng của ngành công nghiệp ôtô, khi nó khó có thể thích ứng ngay được với những biến động trên thị trường.
Mỗi mẫu xe đều được sản xuất theo kế hoạch dựa trên các kết quả nghiên cứu thị trường và năng lực sản xuất của từng hãng, từng dây chuyền cụ thể. Trong trường hợp thị trường “sốt nóng”, nhu cầu mua xe của người dân tăng mạnh, mỗi nhà sản xuất cũng chỉ có thể tăng lượng sản xuất lên từ 10-30 chiếc/tháng so với kế hoạch.
Ví dụ cụ thể, theo kế hoạch mỗi tháng Toyota Việt Nam sẽ sản xuất 120 chiếc Camry 2007. Tuy nhiên, nhu cầu về mẫu xe này đã tăng lên mạnh mẽ trong 2 tháng vừa qua trong khi nhà sản xuất chỉ có thể “cố” lên được đến dưới 140 chiếc/tháng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy, doanh số của mẫu xe này đã giảm từ 198 chiếc tháng 12/2006 xuống còn 161 chiếc trong tháng 1/2007.
Thị trường ôtô trong nước tháng 1/2007 cũng chứng kiến một "ấn tượng" nữa là sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số của một số hãng. Trong đó đáng kể nhất là Vidamco (GM-Daewoo) với 436 chiếc (tăng 253 chiếc so với tháng trước - 138%), Honda với 502 chiếc (tăng 179 chiếc - 55%), Mercedes-Benz với 100 chiếc (tăng 65 chiếc - 186%).
Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, tổng lượng xe bán ra của 16 thành viên trong tháng 1/2007 đạt 4.722 chiếc, tăng 152% so với cùng kỳ năm 2006.
Tuy nhiên, so với tháng 12/2006, lượng xe bán ra của các công ty này lại giảm đến 1.412 chiếc, tương đương với mức giảm 23%.
Đây chính là điểm đáng lưu tâm nhất tại thị trường ôtô trong nước thời gian vừa qua. Bởi lẽ, tình trạng khan hiếm, thậm chí có mẫu xe “cháy hàng”, đã diễn ra đối với hầu hết các dòng sản phẩm của hầu hết các hãng ôtô và được dự báo sẽ còn kéo dài ít nhất đến cuối tháng 2/2007 (giữa tháng Giêng âm lịch). Ngoài việc cuối năm thường là thời điểm tiêu thụ xe nhiều nhất, năm nay còn có thêm một lực tác động khác là sự phát triển bùng nổ của thị trường chứng khoán, với sự giàu lên nhanh chóng của nhiều nhà đầu tư.
Những điều trên đã góp phần tạo nên không khí đặc biệt sôi động tại thị trường ôtô tháng 1, vậy tại sao doanh số lại sụt giảm đáng kể so với tháng trước đó?
Lý giải chuyện này, đại diện một số công ty ôtô trong nước cho rằng, sự sụt giảm thực tế cũng xuất phát từ chính tình trạng khan hàng.
Thị trường đã bắt đầu thật sự sôi động từ cuối tháng 11, đầu tháng 12/2006 kéo theo lượng xe bán ra tăng mạnh mẽ, tạo nên một trong những “dấu ấn” đáng chú ý nhất trong năm của thị trường ôtô Việt Nam.
Do đó, sự sụt giảm doanh số của tháng 1/2007 xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp là các nhà sản xuất hết xe để giao cho khách hàng.
Nguyên nhân sâu xa hơn lại bắt đầu xuất phát từ đặc thù riêng của ngành công nghiệp ôtô, khi nó khó có thể thích ứng ngay được với những biến động trên thị trường.
Mỗi mẫu xe đều được sản xuất theo kế hoạch dựa trên các kết quả nghiên cứu thị trường và năng lực sản xuất của từng hãng, từng dây chuyền cụ thể. Trong trường hợp thị trường “sốt nóng”, nhu cầu mua xe của người dân tăng mạnh, mỗi nhà sản xuất cũng chỉ có thể tăng lượng sản xuất lên từ 10-30 chiếc/tháng so với kế hoạch.
Ví dụ cụ thể, theo kế hoạch mỗi tháng Toyota Việt Nam sẽ sản xuất 120 chiếc Camry 2007. Tuy nhiên, nhu cầu về mẫu xe này đã tăng lên mạnh mẽ trong 2 tháng vừa qua trong khi nhà sản xuất chỉ có thể “cố” lên được đến dưới 140 chiếc/tháng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy, doanh số của mẫu xe này đã giảm từ 198 chiếc tháng 12/2006 xuống còn 161 chiếc trong tháng 1/2007.
Thị trường ôtô trong nước tháng 1/2007 cũng chứng kiến một "ấn tượng" nữa là sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số của một số hãng. Trong đó đáng kể nhất là Vidamco (GM-Daewoo) với 436 chiếc (tăng 253 chiếc so với tháng trước - 138%), Honda với 502 chiếc (tăng 179 chiếc - 55%), Mercedes-Benz với 100 chiếc (tăng 65 chiếc - 186%).