Thị trường xe tải chuẩn bị tăng tốc
Trái ngược với không khí ảm đạm tại phân mảng thị trường ôtô du lịch, thị trường xe tải đang vận động mạnh mẽ
Trái ngược với không khí ảm đạm tại phân mảng thị trường ôtô du lịch, thị trường xe tải đang vận động mạnh mẽ.
Hết thời công nông
Cách đây gần 2 thập niên, sự xuất hiện hàng loạt “thương hiệu” xe công nông – loại phương tiện vận tải mới khá độc đáo – đã trở thành một cứu cánh cho thị trường vận tải Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.
Với ưu thế giá rẻ chỉ vài chục triệu đồng, sự nhỏ gọn và đặc biệt là các tài xế dễ dàng “vượt luật” khi tuyệt đại đa số không có giấy phép lái xe vẫn có thể bon bon trên đường, ngay lập tức, xe công nông tràn ngập các vùng nông thôn.
Tuy nhiên, đây cũng chính là một trong những yếu tố cơ bản dẫn đến hàng loạt các vấn đề nảy sinh từ loại phương tiện này như an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường…
Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 46/CP trong đó đề ra lộ trình loại bỏ loại phương tiện vận tải này. Cụ thể, đến hết ngày 31/12/2007, trên dưới 100.000 xe công nông và hàng chục nghìn xe tải quá niên hạn sử dụng sẽ bị loại bỏ.
Thách thức và cơ hội
Yêu cầu này đã đặt ra một nhiệm vụ khá nặng nề cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong việc cung cấp một lượng lớn xe tải chất lượng cao và giá rẻ thay thế cho lượng xe công nông và xe tải chuẩn bị phải “xóa sổ”.
Đồng thời, việc phát triển sản xuất cũng phải tuân thủ các yêu cầu được đề ra tại quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô đã được Chính phủ phê duyệt và theo các quy định của Quyết định số 115/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô. Cơ bản là phát triển nhanh nhưng không có nghĩa phát triển ồ ạt, đầu tư dàn trải, manh mún, mạnh ai nấy làm như hiện nay.
Trong khi đó, chất lượng và giá xe lại chính là “sở đoản” bấy lâu nay của đại đa số các doanh nghiệp ôtô nội địa.
Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc nhập linh kiện phụ tùng về lắp ráp các sản phẩm ôtô, thực chất là lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước để lắp ráp và bán ôtô cho các hãng xe nước ngoài với giá đắt, mà không quan tâm đầu tư công nghệ, thiết bị, con người để chế tạo các linh kiện, phụ tùng ôtô, hay tìm tòi, nghiên cứu thiết kế kiểu dáng, tính năng cho các sản phẩm ôtô sao cho phù hợp với thị trường trong nước và khu vực để sản phẩm có sức cạnh tranh.
Đồng thời, một số cơ sở chạy theo nhu cầu giá rẻ, không lựa chọn đối tác cung cấp, đã nhập khẩu loại linh kiện kém chất lượng, không bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường, gây nguy hiểm cho người sử dụng phương tiện và cả người tham gia giao thông.
Tuy nhiên, trong một nền kinh tế mở, thách thức cũng luôn đồng thời là cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp. Khi nhu cầu của thị trường ngày càng lớn và khi cơ hội tìm kiếm đối tác, cập nhật trình độ tiên tiến và công nghệ sản xuất mới được rộng cửa, con đường phát triển của mỗi doanh nghiệp sẽ tươi sáng hơn.
Nhận rõ cơ hội phát triển, hàng loạt doanh nghiệp sản xuất ôtô nội địa đã và đang tăng cường năng lực sản xuất nhằm kịp thời chiếm lĩnh thực trường.
Trong đó đáng chú ý là dự án mở rộng sản xuất và lắp ráp các dòng sản phẩm xe tải từ 1,25-5 tấn, đầu tư xây dựng mới các nhà máy tại Cần Thơ, Nghệ An và Hưng Yên của Tổng công ty Ôtô Việt Nam (Vinamotor); Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ôtô lớn nhất Việt Nam có giá trị hơn 30 triệu USD tại Thanh Hóa của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM)…
Đặc biệt, với sự xuất hiện của 2 thành viên mới là Công ty Ôtô Trường Hải và Xí nghiệp tư doanh Xuân Kiên, thị trường xe tải giá rẻ Việt Nam đã có thêm một bước đột phá mới khi doanh số bán hàng của 2 doanh nghiệp này ngày càng tăng.
Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), sản lượng bán hàng trong tháng 2/2007 của Xuân Kiên đạt 130 chiếc và của Trường Hải đạt 379 chiếc. Tiếp nối thành công, được biết Công ty Ôtô Trường Hải đang có kế hoạch mở rộng hệ thống đại lý tại Phú Thọ, Hưng Yên và Thanh Hóa, đồng thời ký kết với các ngân hàng cung cấp các chương trình cho vay ưu đãi mua xe.
Hết thời công nông
Cách đây gần 2 thập niên, sự xuất hiện hàng loạt “thương hiệu” xe công nông – loại phương tiện vận tải mới khá độc đáo – đã trở thành một cứu cánh cho thị trường vận tải Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.
Với ưu thế giá rẻ chỉ vài chục triệu đồng, sự nhỏ gọn và đặc biệt là các tài xế dễ dàng “vượt luật” khi tuyệt đại đa số không có giấy phép lái xe vẫn có thể bon bon trên đường, ngay lập tức, xe công nông tràn ngập các vùng nông thôn.
Tuy nhiên, đây cũng chính là một trong những yếu tố cơ bản dẫn đến hàng loạt các vấn đề nảy sinh từ loại phương tiện này như an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường…
Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 46/CP trong đó đề ra lộ trình loại bỏ loại phương tiện vận tải này. Cụ thể, đến hết ngày 31/12/2007, trên dưới 100.000 xe công nông và hàng chục nghìn xe tải quá niên hạn sử dụng sẽ bị loại bỏ.
Thách thức và cơ hội
Yêu cầu này đã đặt ra một nhiệm vụ khá nặng nề cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong việc cung cấp một lượng lớn xe tải chất lượng cao và giá rẻ thay thế cho lượng xe công nông và xe tải chuẩn bị phải “xóa sổ”.
Đồng thời, việc phát triển sản xuất cũng phải tuân thủ các yêu cầu được đề ra tại quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô đã được Chính phủ phê duyệt và theo các quy định của Quyết định số 115/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô. Cơ bản là phát triển nhanh nhưng không có nghĩa phát triển ồ ạt, đầu tư dàn trải, manh mún, mạnh ai nấy làm như hiện nay.
Trong khi đó, chất lượng và giá xe lại chính là “sở đoản” bấy lâu nay của đại đa số các doanh nghiệp ôtô nội địa.
Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc nhập linh kiện phụ tùng về lắp ráp các sản phẩm ôtô, thực chất là lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước để lắp ráp và bán ôtô cho các hãng xe nước ngoài với giá đắt, mà không quan tâm đầu tư công nghệ, thiết bị, con người để chế tạo các linh kiện, phụ tùng ôtô, hay tìm tòi, nghiên cứu thiết kế kiểu dáng, tính năng cho các sản phẩm ôtô sao cho phù hợp với thị trường trong nước và khu vực để sản phẩm có sức cạnh tranh.
Đồng thời, một số cơ sở chạy theo nhu cầu giá rẻ, không lựa chọn đối tác cung cấp, đã nhập khẩu loại linh kiện kém chất lượng, không bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường, gây nguy hiểm cho người sử dụng phương tiện và cả người tham gia giao thông.
Tuy nhiên, trong một nền kinh tế mở, thách thức cũng luôn đồng thời là cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp. Khi nhu cầu của thị trường ngày càng lớn và khi cơ hội tìm kiếm đối tác, cập nhật trình độ tiên tiến và công nghệ sản xuất mới được rộng cửa, con đường phát triển của mỗi doanh nghiệp sẽ tươi sáng hơn.
Nhận rõ cơ hội phát triển, hàng loạt doanh nghiệp sản xuất ôtô nội địa đã và đang tăng cường năng lực sản xuất nhằm kịp thời chiếm lĩnh thực trường.
Trong đó đáng chú ý là dự án mở rộng sản xuất và lắp ráp các dòng sản phẩm xe tải từ 1,25-5 tấn, đầu tư xây dựng mới các nhà máy tại Cần Thơ, Nghệ An và Hưng Yên của Tổng công ty Ôtô Việt Nam (Vinamotor); Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ôtô lớn nhất Việt Nam có giá trị hơn 30 triệu USD tại Thanh Hóa của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM)…
Đặc biệt, với sự xuất hiện của 2 thành viên mới là Công ty Ôtô Trường Hải và Xí nghiệp tư doanh Xuân Kiên, thị trường xe tải giá rẻ Việt Nam đã có thêm một bước đột phá mới khi doanh số bán hàng của 2 doanh nghiệp này ngày càng tăng.
Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), sản lượng bán hàng trong tháng 2/2007 của Xuân Kiên đạt 130 chiếc và của Trường Hải đạt 379 chiếc. Tiếp nối thành công, được biết Công ty Ôtô Trường Hải đang có kế hoạch mở rộng hệ thống đại lý tại Phú Thọ, Hưng Yên và Thanh Hóa, đồng thời ký kết với các ngân hàng cung cấp các chương trình cho vay ưu đãi mua xe.