Thiếu giấy chứng nhận bảo hiểm ôtô, xe máy sẽ bị phạt tiền

Thúy Nhung
Người điều khiển xe gắn máy không có hoặc không mang giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực sẽ bị phạt 100.000 đồng
Theo quy định mới, mức tiền phạt là 100.000 đồng đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy, xe môtô ba bánh và các loại xe cơ giới tương tự không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực.
Theo quy định mới, mức tiền phạt là 100.000 đồng đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy, xe môtô ba bánh và các loại xe cơ giới tương tự không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực.
Người điều khiển xe gắn máy không có hoặc không mang giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực sẽ bị phạt 100.000 đồng.

Đối với người điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe cơ giới tương tự, mức phạt là 500.000 đồng.

Đó là nội dung chính của Thông tư liên tịch số 35/2009/TTLT-BTC- BCA, vừa được liên bộ Tài chính - Công an ban hành, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Thông tư này cũng quy định, lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát điều tra phải có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan đến các vụ tai nạn giao thông cho doanh nghiệp bảo hiểm để giải quyết việc bồi thường.

Ngoài ra, mức kinh phí hỗ trợ cho lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát điều tra và cảnh sát khác có liên quan không vượt quá 20% tổng số tiền thực góp vào quỹ bảo hiểm xe cơ giới hàng năm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ kinh doanh bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Tin mới

Doanh số bán xe điện tại châu Âu phục hồi

Doanh số bán xe điện tại châu Âu phục hồi

Thị trường xe điện (EV) của châu Âu đang phát triển mạnh mẽ vào năm 2025, đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu, từ tháng 1 đến tháng 4, hơn 2,2 triệu xe điện đã được đăng ký trên khắp Liên minh châu Âu, Thụy Sĩ, Na Uy và Iceland.
Ngành ô tô thế giới “hoảng loạn” vì tình trạng tắc nghẽn đất hiếm

Ngành ô tô thế giới “hoảng loạn” vì tình trạng tắc nghẽn đất hiếm

Đất hiếm rất quan trọng đối với các nhà sản xuất ô tô vì chúng được sử dụng trong nam châm vĩnh cửu trong động cơ xe điện cũng như các thành phần khác có trong tất cả các loại ô tô. Trung Quốc, quốc gia thống trị nguồn cung và chế biến vật liệu, đã thắt chặt kiểm soát xuất khẩu vào tháng 4 vừa qua để ứng phó với cuộc chiến thuế quan leo thang của Mỹ khiến ngành ô tô toàn cầu rơi vào tình thế khó khăn.
#Auto Biz: Cuộc chiến giảm giá xe điện – Từ vấn đề BYD tới hệ luỵ sâu rộng cả ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc

#Auto Biz: Cuộc chiến giảm giá xe điện – Từ vấn đề BYD tới hệ luỵ sâu rộng cả ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc

Giữa bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành công nghiệp ô tô điện, BYD – ông lớn xe điện hàng đầu Trung Quốc – đã khiến cả thị trường “náo loạn” khi tung chương trình giảm giá sâu tới 34% trên hơn 20 mẫu xe. Động thái quyết liệt này không chỉ là để dọn hàng tồn kho, gạt thêm miếng bánh thị phần về tay mình, mà còn đặt nền móng cho một cuộc chiến giá khốc liệt nhất lịch sử ngành ô tô Trung Quốc, với hệ lụy sâu rộng và khó lường cho tương lai ngành xe điện thế giới.
1/3 hãng ô tô Trung Quốc chìm trong khủng hoảng thanh khoản

1/3 hãng ô tô Trung Quốc chìm trong khủng hoảng thanh khoản

Bắc Kinh đã phải hành động để giảm bớt căng thẳng của cuộc chiến giá cả gây thiệt hại với các nhà sản xuất ô tô bị ép phải thanh toán hóa đơn trong vòng 60 ngày. Theo tính toán của các chuyên gia tài chính tờ Financial Times dựa trên các báo cáo tài chính gần đây nhất, các khoản nợ hiện tại đã vượt quá tài sản hiện tại tại hơn 1/3 các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc niêm yết công khai vào cuối năm ngoái.