Thuế nhập nhiều loại ôtô từ Trung Quốc có thể lên kịch trần

Việt Anh
“Ồ ạt” nhập khẩu ôtô tải Trung Quốc trong những tháng đầu năm 2015 tại Việt Nam
Theo Bộ Tài chính, trong danh mục biểu thuế hiện hành, tổng cộng có 19 dòng thuế của xe tải thường, trong đó có 16 dòng thuế có mức thuế nhập khẩu thấp hơn cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam. <br>
Theo Bộ Tài chính, trong danh mục biểu thuế hiện hành, tổng cộng có 19 dòng thuế của xe tải thường, trong đó có 16 dòng thuế có mức thuế nhập khẩu thấp hơn cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam. <br>
Trước kiến nghị của một số doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước, Bộ Tài chính đang có kế hoạch tăng mạnh thuế nhập khẩu đối với các dòng ôtô tải nguyên chiếc nhập khẩu, đặc biệt là nhập từ Trung Quốc.

Theo kiến nghị của Công ty Cổ phần Ôtô TMT, Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, chi phí để sản xuất, lắp ráp trong nước lớn hơn rất nhiều so với việc nhập khẩu nguyên chiếc xe tải từ Trung Quốc. Bởi theo Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, nhiều loại ôtô tải từ Trung Quốc có mức thuế nhập khẩu rất thấp, dẫn đến việc “ồ ạt” nhập khẩu ôtô tải Trung Quốc trong những tháng đầu năm 2015 tại Việt Nam.

Do đó, các đơn vị này đã kiến nghị tăng thuế nhập khẩu đối với dòng xe tải từ 20-45 tấn.

Tăng kịch trần

Trong khi đó, theo Bộ Tài chính, trong danh mục biểu thuế hiện hành, tổng cộng có 19 dòng thuế của xe tải thường, trong đó có 16 dòng thuế có mức thuế nhập khẩu thấp hơn cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam.

Do đó, Bộ dự kiến tăng thuế của các dòng thuế này.

Cụ thể, xe tải dưới 5 tấn tăng thuế nhập khẩu từ 68% lên 70%, bằng mức cam kết trần WTO. Lý do là chủng loại như xe tải nhỏ thuộc diện quy hoạch ưu tiên phát triển. Ngoài ra, dòng xe tải có tải trọng từ 5-10 tấn có mức thuế tăng mạnh, dự kiến tăng từ 50% lên 70%, bằng mức trần cam kết WTO.

Với dòng xe tải từ 10-20 tấn, Bộ Tài chính dự kiến sẽ tăng mạnh thuế nhập khẩu. Hiện dòng xe này có thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) hiện hành là 30%, cam kết WTO là 70% nên Bộ Tài chính dự kiến tăng mức thuế suất MFN của dòng xe này lên kịch trần cam kết WTO, tức tăng thêm 40% so với thuế suất đang áp dụng.

Dòng xe tải có trọng lượng trên 24 tấn đến dưới 45 tấn, động cơ xăng có mức thuế MFN hiện hành là 15%, cam kết WTO là 25%. Bộ Tài chính dự kiến cũng tăng thuế suất dòng thuế này lên ngang bằng mức trần cam kết WTO.

Đối với dòng xe tải có tải trọng trên 45 tấn, hiện thuế suất MFN là 0%, cam kết WTO là 25%. Tuy nhiên, dòng xe tải trên 45 tấn là tư liệu sản xuất và thuộc chủng loại trong nước không có sản xuất, lắp ráp. Vì vậy, Bộ Tài chính dự kiến giữ nguyên thuế suất của những dòng thuế này là 0%.

Ngoài các dòng xe tải thường, nhiều dòng xe tải tự đổ cũng có thể phải chịu mức thuế nhập khẩu tăng khá mạnh với mức thuế tăng thêm 30% so với mức thuế hiện tại, trừ các dòng xe tải tự đổ trên 45 tấn chạy trên quốc lộ trong nước chưa sản xuất được.

Đối với những dòng xe chuyên dùng như xe đông lạnh, xe thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải, xe bồn chở xi măng…, Bộ Tài chính cho rằng có thể xem xét điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối với các chủng loại xe chuyên dùng phù hợp với năng lực sản xuất trong nước, nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường sản xuất, láp ráp xe chuyên dùng.

Do đó, Bộ đề xuất điều chỉnh tăng thuế suất các chủng loại xe này lên đồng mức 20% (tăng thêm 5%) vì theo biểu thuế hiện hành, một số chủng loại xe chuyên dùng đã có mức thuế suất 20% (trừ các dòng xe chuyên dùng trên 45 tấn).

Khuyến khích doanh nghiệp trong nước

Bình luận về chủ trương này của Bộ Tài chính, ông Đào Phan Long, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam nói: “Chúng tôi ủng hộ các phương án Bộ Tài chính đưa ra. Đây cũng chính là kiến nghị của chúng tôi cách đây một năm. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội sản xuất các dòng xe ôtô tải”.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cũng đồng tình với việc phải khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, láp ráp ôtô trong nước. Ông nói, việc tăng thuế nhập khẩu của nhiều loại ôtô tải nguyên chiếc là cần thiết. Nếu không chúng ta sẽ không khuyến khích được sản xuất trong nước.

“Dĩ nhiên, các mức tăng thuế phải phù hợp với những cam kết quốc tế. Những dòng xe tải trong nước chưa sản xuất được như xe tải trên 45 tấn thì đương nhiên phải nhập khẩu và mức thuế phải ưu đãi để phục vụ sản xuất của doanh nghiệp trong nước. Bản thân các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước cũng phải nâng cao năng lực để sản phẩm cạnh tranh được với hàng nhập khẩu”, theo ông Nguyễn Văn Thanh.
 
Vị này cũng lưu ý: “Đương nhiên việc tăng thuế không phải dễ đâu vì các nước cũng như bản thân các nhà nhập khẩu, nhà sử dụng trong nước khó chấp nhận khi phải chịu giá cao”.

Tin mới

Tay ngang làm ô tô, “ngựa ô” Xiaomi chỉ mất 9 tháng đạt doanh số gây bất ngờ

Tay ngang làm ô tô, “ngựa ô” Xiaomi chỉ mất 9 tháng đạt doanh số gây bất ngờ

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Xiaomi được biết đến là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới đã tạo ra tác động đáng kể đến thị trường xe điện (EV) thời gian qua. Xiaomi đã vượt qua mục tiêu bán hàng đầy tham vọng vào năm 2024 là 130.000 xe chỉ trong vòng 9 tháng. Mẫu xe điện đầu tiên của công ty, SU7, ra mắt vào tháng 3, là nền tảng cho thành công này dù vướng phải nhiều tranh cãi.
Từ 1/1/2025 tăng nặng các mức xử phạt với tài xế “lái ẩu”

Từ 1/1/2025 tăng nặng các mức xử phạt với tài xế “lái ẩu”

Theo Nghị định số 168 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 thay thế cho Nghị định 100 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123), quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao so với hiện tại.