“Thượng đế” nắm dao đằng lưỡi
Do nhu cầu sử dụng, nhiều khách hàng vội vã giao tiền cho nhân viên đại lý xe hơi mà chẳng xem kỹ các điều khoản trong hợp đồng
Do nhu cầu sử dụng, nhiều khách hàng vội vã giao tiền cho nhân viên đại lý xe hơi mà chẳng xem kỹ các điều khoản trong hợp đồng.
>>Chuyện cười ra nước mắt tại Toyota Giải Phóng
Khi sự cố xảy ra, họ mới vỡ ra rằng mình đang “nắm dao đằng lưỡi” vì các điều khoản trong hợp đồng đều bất lợi cho khách hàng.
Tháng 10/2007, anh Nguyễn Thế Hùng, ngụ tại Hà Nội quyết định “lên đời” xe hơi và tìm đến Công ty TNHH Ôtô Ngôi sao, ký hợp đồng mua một chiếc Mercedes C200 Elegance giá 60.000 USD. Anh đặt trước số tiền 6.000 USD (tương đương 100 triệu đồng) theo quy định của hợp đồng và vui vẻ ký mà không hề ngó qua. Anh Hùng tin tưởng đại lý sẽ giao xe trước Tết Mậu Tý, tức trong tháng 1/2008.
Tuy nhiên đến ngày 15/1, đại diện MBV gửi một bức thư xin lỗi, thông báo xe sẽ bị giao chậm so với kế hoạch vì lý do “bất khả kháng” mà không nói rõ ngày nào sẽ giao xe. Không thể chờ lâu, đầu tháng 2, anh Hùng đề nghị MBV hủy hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại và yêu cầu hãng thanh toán lãi suất khoản tiền đặt cọc.
Đáp lại, MBV hứa xem xét bồi thường cho khách hàng chứ chưa đưa ra con số cụ thể. Cứ thế, vụ việc kéo dài vài tuần nay vẫn chưa được giải quyết. Khi bình tĩnh lại, anh Hùng “soi” kỹ hợp đồng ký với hãng mới vỡ lẽ, hầu hết các điều khoản đều ở thế bất lợi cho mình, trong khi quyền lợi của bên bán lại được bảo vệ tối đa.
“Tin tưởng nhân viên bán hàng là người quen, nên tôi đặt bút ký ngay mà chẳng cần xem xét các điều khoản trong hợp đồng”, anh Hùng thú nhận.
Anh cho hay, trong hợp đồng của Mercedes ghi rõ “hãng sẽ giao xe mới 100%, các chi tiết khác tuân theo thông số và tiêu chuẩn của Mercedes-Benz Việt Nam. “Tuy nhiên, tiêu chuẩn của hãng như thế nào, đến giờ tôi vẫn không biết. Bạn bè tôi cũng chẳng ai hay, dù họ đã dùng qua vài đời xe của hãng. Khi tôi đặt câu hỏi này với đại diện cấp cao của hãng, họ cũng không đưa ra câu trả lời”, anh Hùng nói.
Khách ở Hà Nội, nhưng trong trường hợp xảy ra tranh chấp, theo hợp đồng hai bên sẽ đưa ra tòa án tại Tp.HCM để giải quyết. Anh Hùng cho là, đáng lẽ phải đổi thành tòa án nơi ký hợp đồng mới chính xác. “Đây cũng là khó khăn lớn nếu tôi muốn theo kiện”, anh Hùng phân tích.
Trong hợp đồng mà anh Hùng ký với MBV quy định: “Hãng sẽ giao xe vào tháng 1/2008 với điều kiện khách hàng đã thanh toán đủ tổng giá trị hợp đồng”. Người mua có thể nghĩ rằng tháng 1/2008, hãng phải giao xe thì khách hàng sẽ thanh toán đủ tiền. Anh Hùng mới đặt cọc trước 100 triệu đồng chứ chưa thanh toán toàn bộ số tiền theo hợp đồng. Khi bên bán không có xe để giao, anh Hùng rơi vào tình thế khó bắt lỗi hãng.
Trong vụ “siêu lừa” ở Toyota Giải Phóng, khách hàng ký hợp đồng với nhân viên Đỗ Trọng Hải đều thừa nhận họ quá đề cao chữ tín của thương hiệu Toyota mà quên mất rằng phải soi từng điều khoản trong hợp đồng. Mẫu hợp đồng của Toyota Giải Phóng chỉ quy định bên bán được quyền ngưng hợp đồng và không hoàn lại toàn bộ số tiền của khách hàng, mà không quy định ngược lại khách hàng được bồi thường nếu bên bán vi phạm hợp đồng.
Luật gia Trần Đình Bảo Quốc, Hội Luật gia quận Tân Bình, Tp.HCM phân tích, qua hợp đồng của anh Nguyễn Thế Hùng có thể thấy nhiều bất lợi cho người mua. Trong mọi tình huống xảy ra thì khách hàng khó quy kết lỗi cho người bán.
Luật sư Thiệu Ánh Dương - Văn phòng luật sư Sunlaw cho rằng cơn sốt mua sắm xe hơi tại Việt Nam thời gian qua đã khiến cho khách hàng quên mất vai trò “thượng đế” của mình. Trên thực tế, phần lớn các thương vụ mua bán trao tay theo kiểu “có tiền là có xe” đều diễn ra khá suôn sẻ, chỉ khi sự cố xảy ra người mua mới nhìn lại tính pháp lý của hợp đồng.
Theo ông Dương, trong vụ việc ở Toyota Giải Phóng, TGP đã rất khéo khi sử dụng chữ “và” trong Điều 3.1 của hợp đồng. Điều này đồng nghĩa, khách hàng muốn nhận xe thì phải giao đủ tiền 100% “và” phải trước ngày 25/1/2008. “Khách hàng không đọc kỹ sẽ nhầm lẫn ngày 25/1/2008 là thời hạn phải giao xe, do đó vô tình đã có lỗi không thanh toán đủ tiền, nên không nhận được xe. Trong khi trên thực tế, tôi được biết người bán đôi lúc cũng không có hàng để giao”, ông Thiệu Ánh Dương nhấn mạnh.
Ông Trần Tùng Quân, Giám đốc TGP cho rằng hợp đồng mà công ty này đang áp dụng với khách hàng được soạn thảo trên cơ sở hướng dẫn của Toyota Việt Nam. Các điều khoản đều được cân đối rất kỹ dựa trên lợi ích giữa các bên nên không có “cài cắm” câu từ.
“Khi sự vụ Đỗ Trọng Hải lừa gần 5 tỷ đồng rồi bỏ trốn, tôi mới có dịp tiếp xúc nhiều với khách hàng. Tôi có cảm giác, phần lớn khách hàng đều không đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng, trong khi đây là cơ sở pháp lý duy nhất để bảo vệ khách hàng”, ông Quân nói.
>>Chuyện cười ra nước mắt tại Toyota Giải Phóng
Khi sự cố xảy ra, họ mới vỡ ra rằng mình đang “nắm dao đằng lưỡi” vì các điều khoản trong hợp đồng đều bất lợi cho khách hàng.
Tháng 10/2007, anh Nguyễn Thế Hùng, ngụ tại Hà Nội quyết định “lên đời” xe hơi và tìm đến Công ty TNHH Ôtô Ngôi sao, ký hợp đồng mua một chiếc Mercedes C200 Elegance giá 60.000 USD. Anh đặt trước số tiền 6.000 USD (tương đương 100 triệu đồng) theo quy định của hợp đồng và vui vẻ ký mà không hề ngó qua. Anh Hùng tin tưởng đại lý sẽ giao xe trước Tết Mậu Tý, tức trong tháng 1/2008.
Tuy nhiên đến ngày 15/1, đại diện MBV gửi một bức thư xin lỗi, thông báo xe sẽ bị giao chậm so với kế hoạch vì lý do “bất khả kháng” mà không nói rõ ngày nào sẽ giao xe. Không thể chờ lâu, đầu tháng 2, anh Hùng đề nghị MBV hủy hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại và yêu cầu hãng thanh toán lãi suất khoản tiền đặt cọc.
Đáp lại, MBV hứa xem xét bồi thường cho khách hàng chứ chưa đưa ra con số cụ thể. Cứ thế, vụ việc kéo dài vài tuần nay vẫn chưa được giải quyết. Khi bình tĩnh lại, anh Hùng “soi” kỹ hợp đồng ký với hãng mới vỡ lẽ, hầu hết các điều khoản đều ở thế bất lợi cho mình, trong khi quyền lợi của bên bán lại được bảo vệ tối đa.
“Tin tưởng nhân viên bán hàng là người quen, nên tôi đặt bút ký ngay mà chẳng cần xem xét các điều khoản trong hợp đồng”, anh Hùng thú nhận.
Anh cho hay, trong hợp đồng của Mercedes ghi rõ “hãng sẽ giao xe mới 100%, các chi tiết khác tuân theo thông số và tiêu chuẩn của Mercedes-Benz Việt Nam. “Tuy nhiên, tiêu chuẩn của hãng như thế nào, đến giờ tôi vẫn không biết. Bạn bè tôi cũng chẳng ai hay, dù họ đã dùng qua vài đời xe của hãng. Khi tôi đặt câu hỏi này với đại diện cấp cao của hãng, họ cũng không đưa ra câu trả lời”, anh Hùng nói.
Khách ở Hà Nội, nhưng trong trường hợp xảy ra tranh chấp, theo hợp đồng hai bên sẽ đưa ra tòa án tại Tp.HCM để giải quyết. Anh Hùng cho là, đáng lẽ phải đổi thành tòa án nơi ký hợp đồng mới chính xác. “Đây cũng là khó khăn lớn nếu tôi muốn theo kiện”, anh Hùng phân tích.
Trong hợp đồng mà anh Hùng ký với MBV quy định: “Hãng sẽ giao xe vào tháng 1/2008 với điều kiện khách hàng đã thanh toán đủ tổng giá trị hợp đồng”. Người mua có thể nghĩ rằng tháng 1/2008, hãng phải giao xe thì khách hàng sẽ thanh toán đủ tiền. Anh Hùng mới đặt cọc trước 100 triệu đồng chứ chưa thanh toán toàn bộ số tiền theo hợp đồng. Khi bên bán không có xe để giao, anh Hùng rơi vào tình thế khó bắt lỗi hãng.
Trong vụ “siêu lừa” ở Toyota Giải Phóng, khách hàng ký hợp đồng với nhân viên Đỗ Trọng Hải đều thừa nhận họ quá đề cao chữ tín của thương hiệu Toyota mà quên mất rằng phải soi từng điều khoản trong hợp đồng. Mẫu hợp đồng của Toyota Giải Phóng chỉ quy định bên bán được quyền ngưng hợp đồng và không hoàn lại toàn bộ số tiền của khách hàng, mà không quy định ngược lại khách hàng được bồi thường nếu bên bán vi phạm hợp đồng.
Luật gia Trần Đình Bảo Quốc, Hội Luật gia quận Tân Bình, Tp.HCM phân tích, qua hợp đồng của anh Nguyễn Thế Hùng có thể thấy nhiều bất lợi cho người mua. Trong mọi tình huống xảy ra thì khách hàng khó quy kết lỗi cho người bán.
Luật sư Thiệu Ánh Dương - Văn phòng luật sư Sunlaw cho rằng cơn sốt mua sắm xe hơi tại Việt Nam thời gian qua đã khiến cho khách hàng quên mất vai trò “thượng đế” của mình. Trên thực tế, phần lớn các thương vụ mua bán trao tay theo kiểu “có tiền là có xe” đều diễn ra khá suôn sẻ, chỉ khi sự cố xảy ra người mua mới nhìn lại tính pháp lý của hợp đồng.
Theo ông Dương, trong vụ việc ở Toyota Giải Phóng, TGP đã rất khéo khi sử dụng chữ “và” trong Điều 3.1 của hợp đồng. Điều này đồng nghĩa, khách hàng muốn nhận xe thì phải giao đủ tiền 100% “và” phải trước ngày 25/1/2008. “Khách hàng không đọc kỹ sẽ nhầm lẫn ngày 25/1/2008 là thời hạn phải giao xe, do đó vô tình đã có lỗi không thanh toán đủ tiền, nên không nhận được xe. Trong khi trên thực tế, tôi được biết người bán đôi lúc cũng không có hàng để giao”, ông Thiệu Ánh Dương nhấn mạnh.
Ông Trần Tùng Quân, Giám đốc TGP cho rằng hợp đồng mà công ty này đang áp dụng với khách hàng được soạn thảo trên cơ sở hướng dẫn của Toyota Việt Nam. Các điều khoản đều được cân đối rất kỹ dựa trên lợi ích giữa các bên nên không có “cài cắm” câu từ.
“Khi sự vụ Đỗ Trọng Hải lừa gần 5 tỷ đồng rồi bỏ trốn, tôi mới có dịp tiếp xúc nhiều với khách hàng. Tôi có cảm giác, phần lớn khách hàng đều không đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng, trong khi đây là cơ sở pháp lý duy nhất để bảo vệ khách hàng”, ông Quân nói.