TP.HCM sẽ xét tuyển bổ sung lớp 10 chuyên năm học 2021 - 2022

Xuân Nghi
Sau khi có kết quả kiểm tra học kỳ I năm học 2021 – 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM sẽ tiến hành rà soát lại sĩ số các lớp 10 chuyên. Lớp nào chưa đủ chỉ tiêu sẽ tuyển bổ sung; những học sinh đang học lớp chuyên mà không đạt yêu cầu học lực sẽ chuyển qua học lớp thường...
Hàng năm, tỷ lệ học sinh lớp 9 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa đậu vào các lớp chuyên, lớp không chuyên của 02 trường chuyên Lê Hồng Phong và Trần Đại Nghĩa khoảng 90%.
Hàng năm, tỷ lệ học sinh lớp 9 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa đậu vào các lớp chuyên, lớp không chuyên của 02 trường chuyên Lê Hồng Phong và Trần Đại Nghĩa khoảng 90%.

Thông tin trên được Phó Giám đốc phụ trách Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết sau khi có nhiều ý kiến từ phía phụ huynh đề nghị xem xét lại phương án xét tuyển lớp 10 vừa qua của ngành giáo dục Thành phố.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết, việc tuyển bổ sung học sinh lớp 10 chuyên vốn được thực hiện hàng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể, lớp nào chưa đủ chỉ tiêu sẽ tuyển bổ sung; những học sinh đang học lớp chuyên mà không đạt yêu cầu học lực sẽ chuyển qua học lớp thường, chứ không được tiếp tục học lớp chuyên. 

Về điều kiện tham gia kỳ thi tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên: Học sinh đạt học lực cuối học kỳ I năm lớp 10 xếp loại giỏi, hạnh kiểm xếp loại tốt. Học sinh muốn dự thi vào môn chuyên nào thì có điểm trung bình cuối học kỳ I của môn đó từ 8,0 trở lên. Thí sinh sẽ thực hiện một bài thi của môn chuyên đã đăng ký theo chương trình học kỳ I lớp 10, thời gian 150 phút.

Theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên, việc tuyển sinh vào lớp 10 chuyên thực hiện bao gồm 2 vòng: Vòng 1 là sơ tuyển, vòng 2 là tổ chức thi.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã tham mưu với UBND TP.HCM để ban hành kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp; trong đó việc tuyển sinh vào lớp 10 chuyên tổ chức theo hình thức thi tuyển. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên Sở đã trình phương án mới và Ủy ban nhân dân TP.HCM đã phê duyệt phương án tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển. Các tiêu chí xét tuyển cũng được Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố vận dụng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cụ thể, trong phương án xét tuyển lớp 10 chuyên vừa qua, điểm xét tuyển vào lớp 10 chuyên là tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn ngữ văn, toán, ngoại ngữ và điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn đăng ký thi chuyên (hệ số 2) cùng điểm khuyến khích (nếu có). Trong đó, học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố vận dụng từ tiêu chí “Hội thi tài năng trong phạm vi tổ chức của địa phương” theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được cộng từ 0,5 - 4 điểm.

Trước đó, ngày 13/8/2021, nhiều phụ huynh có con em thi vào lớp 10 chuyên, chủ yếu là phụ huynh học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa phản ánh bức xúc về cách xét tuyển vào lớp 10 chuyên năm học 2021 – 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhất là việc cộng điểm khuyến khích dành cho học sinh giỏi cấp Thành phố.

Trong lá đơn của 243 phụ huynh, chủ yếu là Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND TP.HCM cùng nhiều lãnh đạo Thành phố đã đề nghị xem lại phương án xét tuyển lớp 10 trường chuyên.

Các phụ huynh này cho rằng, việc xét tuyển vào lớp chuyên, trường chuyên bằng công thức điểm trung bình môn cả năm lớp 9 các môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ cộng điểm trung bình môn chuyên nhân hệ số 2, cùng điểm khuyến khích (nếu có) gây thiệt thòi lớn cho học sinh lớp 9 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.

Đồng thời, việc xét tuyển cộng từ 0,5 đến 5 điểm khuyến khích đối với học sinh đạt học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật các cấp là không công bằng, bởi  điểm xét chỉ chênh lệch nhau 0,1 là đã đánh giá xếp hạng của hàng ngàn học sinh với nhau.

Cũng theo phản ánh của các phụ huynh, bậc trung học cơ sở của Trường chuyên Trần Đại Nghĩa thường ra đề kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên khó, gắt gao hơn nhiều trường. “Một học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thi đậu vào Trường phổ thông Năng khiếu (thuộc Đại học sư phạm TP.HCM) nhưng lại rớt toàn bộ tất cả các trường chuyên của Sở theo phương thức xét tuyển”, lá đơn viết.

Ngoài ra, các phụ huynh cũng cung cấp dữ liệu thống kê cho thấy, năm nay học sinh khối 9 gồm 15 lớp với gần 500 học sinh, chỉ khoảng 28% đậu vào lớp chuyên, không chuyên Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong; trong khi tỷ lệ này hàng năm khoảng 90%.

Do đó, nếu xét điểm trung bình môn lớp 9 (điểm học bạ), những học sinh này sẽ thua trong cuộc đua vào trường chuyên so với học sinh nhiều trường trung học cơ sở khác mà theo nhận định của các phụ huynh là có phần “nương tay” hơn.

Được biết, năm học 2020 – 2021, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cũng ra thông báo tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa và lớp 10 chuyên Trường THPT Gia Định. 

Tin mới

Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang định hình lại ngành công nghiệp ô tô toàn cầu thế nào?

Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang định hình lại ngành công nghiệp ô tô toàn cầu thế nào?

Ngành công nghiệp ô tô thế giới đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc nhanh chóng mở rộng trên toàn cầu. Để chinh phục các thị trường, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cung cấp những chiếc xe điện có giá cả phải chăng được thiết kế để gây ấn tượng với người mua xe bằng thiết kế đẹp mắt và nội thất công nghệ cao mới nhất.
Taxi điện mini giá rẻ: Xu thế xanh hoá của ngành vận tải Việt Nam

Taxi điện mini giá rẻ: Xu thế xanh hoá của ngành vận tải Việt Nam

Chỉ sau một năm chính thức vận hành, Let’s Go - hãng taxi điện mini đầu tiên tại Việt Nam - đã ghi dấu ấn với 600 xe Wuling hoạt động tại 4 tỉnh thành, phục vụ hơn 500.000 khách hàng thường xuyên và tạo việc làm cho gần 700 lao động. Đại diện hãng taxi cho biết thành công này không chỉ đến từ mô hình kinh doanh đột phá mà còn nhờ lựa chọn dòng xe chiến lược: Wuling Mini EV và Wuling Bingo.
Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn tái thiết ngành công nghiệp ô tô Mỹ, thúc đẩy một loạt các nhà máy lắp ráp và việc làm mới bằng cách dựng lên một bức tường thuế quan trên khắp đất nước. Nhưng ngành công nghiệp Mỹ lại đang bày tỏ quan điểm phản đối kế hoạch của ông, cảnh báo rằng kế hoạch đánh thuế nhập khẩu đối với phụ tùng ô tô vào ngày 3 tháng 5 sắp tới sẽ đẩy giá lên cao đối với người mua, phá hủy chuỗi cung ứng và gây ra tình trạng mất việc làm.
#Auto Hashtag: Vì sao Trung Quốc “ngại” xây trạm sạc, dồn lực phát triển công nghệ pin?

#Auto Hashtag: Vì sao Trung Quốc “ngại” xây trạm sạc, dồn lực phát triển công nghệ pin?

Chiếm lĩnh hơn 60% thị phần ô tô điện toàn cầu, Trung Quốc đang vấp phải những trở ngại lớn về hạ tầng trạm sạc và nỗi lo mất an ninh năng lượng. Điều này càng thể hiện rõ nét hơn ở các thị trường quốc tế, trong đó có Việt Nam, khi mà các hãng ô tô điện Trung Quốc dường như không mấy mặn mà với việc xây trạm sạc mà chỉ tập trung bán hàng, phát triển công nghệ mới và tạo độ phủ thương hiệu. Lý do nào cho những chiến lược này, và các hãng xe Trung Quốc đang làm gì để khỏa lấp những thiếu hụt về hạ tầng trạm sạc?