VCCI muốn ôtô chạy điện tại Việt Nam không bị “cản trở” phát triển

Bạch Dương
Tổ chức này lo ngại ôtô chạy điện có thể phải tuân thủ các quy định quản lý quá cứng nhắc



<style type="text/css">
p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 13.0px 0.0px; font: 13.0px Helvetica}
</style>


<p class="p1">Ô tô chạy điện hạng sang Tesla S đã có mặt tại Việt Nam.</p>
<style type="text/css"> p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 13.0px 0.0px; font: 13.0px Helvetica} </style> <p class="p1">Ô tô chạy điện hạng sang Tesla S đã có mặt tại Việt Nam.</p>
“Đề nghị cơ quan soạn thảo loại ôtô chạy bằng điện ra khỏi phạm vi điều chỉnh của nghị định này, nhằm không làm cản trở cơ hội phát triển xe chạy bằng điện tại Việt Nam”, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) góp ý dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ôtô của Bộ Công Thương.

VCCI lập luận, hiện nay, ôtô điện góp phần giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm không khí do khí thải, góp phần bảo vệ môi trường, do vậy đang là xu hướng phát triển mới của ngành ôtô thế giới và được dự đoán sẽ có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Thứ hai, đây là loại xe mới, nhiều hãng sản xuất đang trong giai đoạn thử nghiệm, mới một số ít sản xuất hàng loạt.

Do đó, theo VCCI, nếu ôtô điện phải tuân thủ các quy định quản lý quá cứng nhắc tại Việt Nam, thì có thể dẫn đến cản trở sáng tạo, cản trở khả năng nghiên cứu, thử nghiệm của các nhà khởi nghiệp trong nước.

VCCI cũng nhìn nhận, áp lực cạnh tranh trên thị trường xe điện thế giới chưa mạnh mẽ bằng dòng xe chạy nhiên liệu hóa thạch dưới 9 chỗ, các hãng sản xuất chưa có nhiều thương hiệu mạnh, và cũng chưa có được quy mô sản xuất lớn để tiết giảm chi phí. Chính điều này cũng gợi mở một khả năng phát triển cho công nghiệp ôtô Việt Nam.

Về việc triệu hồi ôtô, VCCI cho rằng đây là nghĩa vụ xử lý các lỗi kỹ thuật hoặc vi phạm các quy định, quy chuẩn kỹ thuật của ôtô. Lỗi kỹ thuật hoặc vi phạm các quy định, quy chuẩn của ôtô phát sinh trong quá trình thiết kế và sản xuất, lắp ráp ôtô. Những công đoạn này đều thuộc trách nhiệm của nhà sản xuất, chứ không phải nhà phân phối.

Do đó, VCCI đề nghị sửa đổi lại điều 5 của dự thảo doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô (kể trong nước và nhập khẩu) phải chịu trách nhiệm triệu hồi ôtô bị lỗi kỹ thuật

"Việc đưa ra các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với cơ sở sản xuất ôtô cần được cân nhắc kỹ lưỡng, tập trung vào những điểm còn khiếm khuyết của Thông tư 30 và 54, chứ không nên đưa ra các nghĩa vụ pháp lý mới chồng chéo với những quy định đã thực hiện”, VCCI góp ý.

Tin mới

BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

Giám đốc tài chính Nicolas Peter cho biết BMW đang đặt cược vào vấn đề thiết kế và tái chế hiệu quả để giảm chi phí pin và tránh đầu tư vào khai thác mỏ. Điều này khiến nhà sản xuất ô tô của Đức khác biệt với một số đối thủ hiện đang đào sâu vào chuỗi cung ứng.
THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Xác định tính tự chủ của một nền công nghiệp là từ công nghiệp hỗ trợ cùng với đó là cơ hội từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng về gia công, chủ yếu là gia công cơ khí, THACO INDUSTRIES đã tiên phong đầu tư phát triển cơ khí chế tạo công nghệ cao, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đối tác nhằm nâng cao năng lực gia công cơ khí, thực hiện chiến lược tự chủ trong sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản vừa công bố một thỏa thuận thương mại về khoáng sản phục vụ sản xuất pin xe điện. Đây là chìa khóa để củng cố chuỗi cung ứng pin của hai quốc gia và cấp cho các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản quyền tiếp cận rộng hơn với khoản tín dụng thuế EV theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) mới trị giá 7.500 USD của Mỹ.