Xe máy năm 2010 và 5 điều đọng lại
Năm 2010 đánh dấu một số những “lần đầu” trên thị trường xe máy, đem đến cả vui lẫn buồn cho người tiêu dùng trong nước
Năm 2010 đánh dấu một số những “lần đầu” trên thị trường xe máy, đem đến cả vui lẫn buồn cho người tiêu dùng trong nước. Hãy cùng VnEconomy điểm lại 5 sự kiện nổi bật nhất trong làng xe hai bánh năm qua.
1. Thu hồi Honda Lead
Việc báo chí phát hiện ra chiến dịch thu hồi xe Lead thầm lặng của Honda được đánh giá là một vấn đề gây xôn xao dư luận. Câu chuyện không chỉ nằm ở vấn đề chất lượng của xe Lead - dòng xe rất ăn khách và từng liên tục cháy hàng của Honda - mà còn nằm ở vấn đề quyền lợi của người tiêu dùng cũng như trách nhiệm của nhà sản xuất khi sản phẩm có sự cố.
Ngày 15/10, theo phản ánh của độc giả về một lượng nhất định xe Honda Lead có khả năng bị lỗi và phải thay bình xăng, báo chí đã vào cuộc tìm hiểu để rồi khẳng định sự cố trên là có thật. Về phần mình, Honda Việt Nam chỉ thừa nhận về chiến dịch thay bình xăng cho 2.154 xe Lead bị lỗi sau khi xuất hiện thông tin trên báo chí. Đây cũng là vụ thu hồi xe máy chính thức đầu tiên tại Việt Nam.
Dù đã thừa nhận nhưng trên website của công ty này, thông tin về vụ thu hồi vẫn không xuất hiện. Việc thông tin chậm trễ và chưa thật rõ ràng của Honda đã khiến hàng nghìn người sử dụng Honda Lead bất bình và lo lắng.
2. Diamond Blue gây tranh cãi
Sự xuất hiện của Diamond Blue - dòng xe có kiểu dáng giống Vespa LX và mang động cơ gắn mác Honda - là một trong những câu chuyện đáng chú ý nhất trong năm. Dòng xe gây tranh cãi này không chỉ gây tò mò khi kết hợp lợi thế của hai hãng xe khác nhau, đó là kiểu dáng bắt mắt của dòng xe Vespa và động cơ tiết kiệm nhiên liệu của Honda, mà còn khiến dư luận bị lẫn lộn về nguồn gốc cũng như tính hợp pháp của dòng xe này.
Khi mới có mặt trên thị trường trong những ngày đầu tháng 9/2010, Diamond Blue 125 làm cả Honda Việt Nam lẫn Piaggio Việt Nam “ngã ngửa” vì ngạc nhiên. Cả hai hãng xe đều thận trọng trong cách xử lý trước khi cùng tuyên bố “không có liên hệ gì với dòng xe này”. Trong khi đó, đại diện của Lisohaka, đơn vị lắp ráp Diamond Blue, lại đưa ra những bằng chứng, giấy tờ chứng minh nguồn gốc cùng đảm bảo từ phía Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Câu chuyện tạm lắng một thời gian rồi lại bùng lên khi Honda và Piaggio cùng bắt tay nhau phản công. Honda khẳng định động cơ mang nhãn hiệu AF14E của Diamond Blue không phải do hãng này sản xuất, trong khi Piaggio cho rằng Diamond Blue đã nhái toàn bộ kiểu dáng xe của Vespa LX. Cục Đăng kiểm Việt Nam sau đó đã tiến hành thu hồi giấy chứng nhận đã cấp cho xe Diamond Blue.
Tưởng đã đi đến hồi kết, tuy nhiên, câu chuyện về Dimaond Blue vẫn hứa hẹn sẽ có thêm nhiều tình tiết mới trong năm 2011, khi một diễn biến mới đây cho thấy Cục Đăng kiểm đã... cấp lại giấy chứng nhận chất lượng cho dòng xe tay ga này, sau hơn một tháng bị thu hồi.
1. Thu hồi Honda Lead
Việc báo chí phát hiện ra chiến dịch thu hồi xe Lead thầm lặng của Honda được đánh giá là một vấn đề gây xôn xao dư luận. Câu chuyện không chỉ nằm ở vấn đề chất lượng của xe Lead - dòng xe rất ăn khách và từng liên tục cháy hàng của Honda - mà còn nằm ở vấn đề quyền lợi của người tiêu dùng cũng như trách nhiệm của nhà sản xuất khi sản phẩm có sự cố.
Ngày 15/10, theo phản ánh của độc giả về một lượng nhất định xe Honda Lead có khả năng bị lỗi và phải thay bình xăng, báo chí đã vào cuộc tìm hiểu để rồi khẳng định sự cố trên là có thật. Về phần mình, Honda Việt Nam chỉ thừa nhận về chiến dịch thay bình xăng cho 2.154 xe Lead bị lỗi sau khi xuất hiện thông tin trên báo chí. Đây cũng là vụ thu hồi xe máy chính thức đầu tiên tại Việt Nam.
Dù đã thừa nhận nhưng trên website của công ty này, thông tin về vụ thu hồi vẫn không xuất hiện. Việc thông tin chậm trễ và chưa thật rõ ràng của Honda đã khiến hàng nghìn người sử dụng Honda Lead bất bình và lo lắng.
2. Diamond Blue gây tranh cãi
Sự xuất hiện của Diamond Blue - dòng xe có kiểu dáng giống Vespa LX và mang động cơ gắn mác Honda - là một trong những câu chuyện đáng chú ý nhất trong năm. Dòng xe gây tranh cãi này không chỉ gây tò mò khi kết hợp lợi thế của hai hãng xe khác nhau, đó là kiểu dáng bắt mắt của dòng xe Vespa và động cơ tiết kiệm nhiên liệu của Honda, mà còn khiến dư luận bị lẫn lộn về nguồn gốc cũng như tính hợp pháp của dòng xe này.
Khi mới có mặt trên thị trường trong những ngày đầu tháng 9/2010, Diamond Blue 125 làm cả Honda Việt Nam lẫn Piaggio Việt Nam “ngã ngửa” vì ngạc nhiên. Cả hai hãng xe đều thận trọng trong cách xử lý trước khi cùng tuyên bố “không có liên hệ gì với dòng xe này”. Trong khi đó, đại diện của Lisohaka, đơn vị lắp ráp Diamond Blue, lại đưa ra những bằng chứng, giấy tờ chứng minh nguồn gốc cùng đảm bảo từ phía Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Câu chuyện tạm lắng một thời gian rồi lại bùng lên khi Honda và Piaggio cùng bắt tay nhau phản công. Honda khẳng định động cơ mang nhãn hiệu AF14E của Diamond Blue không phải do hãng này sản xuất, trong khi Piaggio cho rằng Diamond Blue đã nhái toàn bộ kiểu dáng xe của Vespa LX. Cục Đăng kiểm Việt Nam sau đó đã tiến hành thu hồi giấy chứng nhận đã cấp cho xe Diamond Blue.
Tưởng đã đi đến hồi kết, tuy nhiên, câu chuyện về Dimaond Blue vẫn hứa hẹn sẽ có thêm nhiều tình tiết mới trong năm 2011, khi một diễn biến mới đây cho thấy Cục Đăng kiểm đã... cấp lại giấy chứng nhận chất lượng cho dòng xe tay ga này, sau hơn một tháng bị thu hồi.
Diamond Blue đã tiêu tốn khá nhiều giấy mực của giới truyền thông trong năm qua.
3. Loạn giá xe máy Honda
Câu chuyện giá xe Honda “được” các đại lý ủy quyền chính hãng bán chênh lệch khá cao so với công bố vẫn chưa thể có lời giải thỏa đáng.
Năm nay, tưởng chừng vấn đề sẽ được giải quyết triệt để, sau một loạt các hoạt động truyền thông của hãng xe máy có doanh thu lớn nhất Việt Nam thực hiện nhằm xoa dịu tình hình. Tuy nhiên, ngay sau khi mẫu xe khá hấp dẫn PCX ra mắt và gây cơn sốt trên thị trường, “căn bệnh trầm kha” lại tái diễn.
Mức giá bán thực tế trên thị trường chênh lệch có khi cả chục triệu đồng so với công bố của Honda, đã gây hụt hẫng và khó chịu cho người tiêu dùng. Khách hàng luôn trong tình trạng không thể mua xe theo đúng giá niêm yết, trong khi Honda thường xuyên đổ lỗi cho các đại lý ủy quyền bán hàng của hãng là căn nguyên trong việc này.
Câu chuyện giá xe Honda “được” các đại lý ủy quyền chính hãng bán chênh lệch khá cao so với công bố vẫn chưa thể có lời giải thỏa đáng.
Năm nay, tưởng chừng vấn đề sẽ được giải quyết triệt để, sau một loạt các hoạt động truyền thông của hãng xe máy có doanh thu lớn nhất Việt Nam thực hiện nhằm xoa dịu tình hình. Tuy nhiên, ngay sau khi mẫu xe khá hấp dẫn PCX ra mắt và gây cơn sốt trên thị trường, “căn bệnh trầm kha” lại tái diễn.
Mức giá bán thực tế trên thị trường chênh lệch có khi cả chục triệu đồng so với công bố của Honda, đã gây hụt hẫng và khó chịu cho người tiêu dùng. Khách hàng luôn trong tình trạng không thể mua xe theo đúng giá niêm yết, trong khi Honda thường xuyên đổ lỗi cho các đại lý ủy quyền bán hàng của hãng là căn nguyên trong việc này.
PCX, mẫu xe làm bùng phát căn bệnh loạn giá của xe máy Honda.
4. Trào lưu chơi xe phân khối lớn và độ xe
Những chiếc xe hai bánh mang thương hiệu hàng đầu thế giới như Harley Davidson, Ducatti, Can am, Triump, … lần lượt có mặt tại Việt Nam với mật độ ngày càng dầy đặc. Dù không ồn ào như sự xuất hiện của những chiếc xe hơi siêu sang hoặc siêu xe, trào lưu chơi xe phân khối lớn hay xe độ đang diễn ra khá mạnh tại nước ta.
Những chiếc xe hai bánh, có giá trị ngang ngửa hay thậm chí đắt hơn ôtô trung cao cấp, vẫn luôn là niềm đam mê của những tín đồ mê xe phân khối lớn. Chính bởi vậy, những chiếc xe “khủng” cứ lần lượt đổ bộ vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều cá nhân có cùng sở thích đã tập hợp để lập nên các câu lạc bộ chơi xe để giao lưu cũng như trao đổi những kinh nghiệm khi sở hữu những chiếc phân khối lớn.
4. Trào lưu chơi xe phân khối lớn và độ xe
Những chiếc xe hai bánh mang thương hiệu hàng đầu thế giới như Harley Davidson, Ducatti, Can am, Triump, … lần lượt có mặt tại Việt Nam với mật độ ngày càng dầy đặc. Dù không ồn ào như sự xuất hiện của những chiếc xe hơi siêu sang hoặc siêu xe, trào lưu chơi xe phân khối lớn hay xe độ đang diễn ra khá mạnh tại nước ta.
Những chiếc xe hai bánh, có giá trị ngang ngửa hay thậm chí đắt hơn ôtô trung cao cấp, vẫn luôn là niềm đam mê của những tín đồ mê xe phân khối lớn. Chính bởi vậy, những chiếc xe “khủng” cứ lần lượt đổ bộ vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều cá nhân có cùng sở thích đã tập hợp để lập nên các câu lạc bộ chơi xe để giao lưu cũng như trao đổi những kinh nghiệm khi sở hữu những chiếc phân khối lớn.
Những chiếc phân khối lớn xuất hiện tại Việt Nam với mật độ ngày càng dầy đặc - Ảnh: Bobi.
5. Mô tô phân khối lớn đầu tiên “made in Vietnam”
Trước khi chiếc mô tô phân khối lớn “nội” mang tên Aquila GT650R chính thức được giới thiệu và bán ra công chúng, ba mẫu xe thể thao hai bánh cỡ nhỏ là CB125R, CB170R và CB250R đã để lại dấu mốc đáng chú ý trong nền công nghiệp sản xuất xe máy.
Đây là những chiếc mô tô phân khối lớn đầu tiên được lắp ráp ở Việt Nam với thương hiệu Rebel USA với linh kiện nhập chủ yếu từ Malaysia. Sự xuất hiện của những chiếc xe mang đặc trưng của dòng naked bike đã gây được sự chú ý mạnh mẽ từ người tiêu dùng với mức giá khá mềm.
Sau thành công của những chiếc xe thể thao dung tích vừa và nhỏ, Rebel USA tiếp tục tung ra mẫu Aquila GT650R dung tích 600 phân khối lắp ráp hoàn toàn trên dây chuyền sản xuất ở Việt Nam, với kiểu dáng thể thao bắt mắt cùng giá bán tương đối hợp lý.
Aquila GT650R được ghi nhận là chiếc phân khối lớn đầu tiên được lắp ráp tại Việt Nam - Ảnh: Bobi.