“Bán rừng” Amazon để trả nợ Trung Quốc
Tính đến giữa năm ngoái, Ecuador nợ Trung Quốc hơn 7 tỷ USD, tương đương hơn 1/10 GDP
Quốc gia Nam Mỹ Ecuador đang lên kế hoạch bán đấu giá quyền khai thác dầu khí tại 3 triệu ha trong tổng số 8,1 triệu ha rừng nhiệt đới nguyên sinh Amazon của nước này cho các công ty dầu lửa Trung Quốc.
Theo tờ The Guardian, vào đầu tuần này, các quan chức của Ecuador đã trao các hợp đồng đấu thầu cho các công ty dầu lửa Trung Quốc tại một buổi lễ ở khách sạn Hilton tại Bắc Kinh. Trước đó, hai bên đã có các cuộc gặp gỡ ở thủ đô Quinto của Ecuador, thành phố Houston của Mỹ, và thủ đô Paris của nước Pháp.
Tất cả các cuộc gặp này đều gặp phải sự phản đối của người dân và các nhóm bảo vệ môi trường ở Ecuador. Kế hoạch “bán rừng” Amazon của Ecuador diễn ra trong bối cảnh ô nhiễm do hoạt động khai thác dầu đã buộc nước láng giềng Peru phải công bố tình trạng môi trường khẩn cấp tại khu vực rừng nhiệt đới Amazon thuộc phía Bắc của nước này.
Tính đến giữa năm ngoái, Ecuador nợ Trung Quốc hơn 7 tỷ USD, tương đương hơn 1/10 GDP.
Năm 2009, Trung Quốc bắt đầu cho Ecuador vay hàng tỷ USD để đổi lấy dầu lửa. Trung Quốc cũng hỗ trợ vốn cho hai dự án hạ tầng thủy điện của Ecuador. Ngoài ra, tập đoàn dầu khí quốc doanh China National Petroleum Corp (CNPC) của Trung Quốc có thể sẽ sớm thâu tóm cổ phần 30% trong một nhà máy lọc dầu trị giá 10 tỷ USD của Ecuador.
Theo ông Adam Zuckerman, một nhà hoạt động môi trường thuộc tổ chức phi chính phủ Amazon Watch có trụ sở ở California, Mỹ, thì việc Ecuador bán rừng cho Trung Quốc có liên quan nhiều đến vấn đề nợ nần. “Bởi vì Ecuador phụ thuộc nhiều vào nguồn tài chính của Trung Quốc để phát triển, và họ sẵn sàng nhượng bộ trong những lĩnh vực như các vấn đề môi trường”, ông Zuckerman nói với tờ Guardian.
Những người Ecuador sống ở khu vực rừng Amazon đang bị lên kế hoạch bán cho phía Trung Quốc cảm thấy không vui. Năm ngoái, một tòa án đã ra phán quyết rằng, Chính phủ cần phải nhận được sự đồng thuận của người địa phương trước khi thông qua các hoạt động khai thác dầu lửa trên đất của họ.
“Họ vẫn chưa hỏi ý kiến của chúng tôi. Chúng tôi ở đây để nói với các nhà đầu tư lớn rằng, họ không có được sự cho phép của chúng tôi để khai thác đất đai của chúng tôi”, ông Narcisa Mashienta, thủ lĩnh người Shuar của Ecuador, nói.
Cũng theo báo The Guardian, người bản xứ sống ở lưu vực sông Pastaza gần biên giới của Peru với Ecuador đã phàn nàn về tình trạng ô nhiễm từ nhiều năm qua. Tình trạng ô nhiễm này là do có nhiều cơ sở khai thác dầu trong khu vực. Công ty dầu lửa Pluspetrol của Argentina đã vận hành các mỏ dầu tại đây từ năm 2001.
Theo tờ The Guardian, vào đầu tuần này, các quan chức của Ecuador đã trao các hợp đồng đấu thầu cho các công ty dầu lửa Trung Quốc tại một buổi lễ ở khách sạn Hilton tại Bắc Kinh. Trước đó, hai bên đã có các cuộc gặp gỡ ở thủ đô Quinto của Ecuador, thành phố Houston của Mỹ, và thủ đô Paris của nước Pháp.
Tất cả các cuộc gặp này đều gặp phải sự phản đối của người dân và các nhóm bảo vệ môi trường ở Ecuador. Kế hoạch “bán rừng” Amazon của Ecuador diễn ra trong bối cảnh ô nhiễm do hoạt động khai thác dầu đã buộc nước láng giềng Peru phải công bố tình trạng môi trường khẩn cấp tại khu vực rừng nhiệt đới Amazon thuộc phía Bắc của nước này.
Tính đến giữa năm ngoái, Ecuador nợ Trung Quốc hơn 7 tỷ USD, tương đương hơn 1/10 GDP.
Năm 2009, Trung Quốc bắt đầu cho Ecuador vay hàng tỷ USD để đổi lấy dầu lửa. Trung Quốc cũng hỗ trợ vốn cho hai dự án hạ tầng thủy điện của Ecuador. Ngoài ra, tập đoàn dầu khí quốc doanh China National Petroleum Corp (CNPC) của Trung Quốc có thể sẽ sớm thâu tóm cổ phần 30% trong một nhà máy lọc dầu trị giá 10 tỷ USD của Ecuador.
Theo ông Adam Zuckerman, một nhà hoạt động môi trường thuộc tổ chức phi chính phủ Amazon Watch có trụ sở ở California, Mỹ, thì việc Ecuador bán rừng cho Trung Quốc có liên quan nhiều đến vấn đề nợ nần. “Bởi vì Ecuador phụ thuộc nhiều vào nguồn tài chính của Trung Quốc để phát triển, và họ sẵn sàng nhượng bộ trong những lĩnh vực như các vấn đề môi trường”, ông Zuckerman nói với tờ Guardian.
Những người Ecuador sống ở khu vực rừng Amazon đang bị lên kế hoạch bán cho phía Trung Quốc cảm thấy không vui. Năm ngoái, một tòa án đã ra phán quyết rằng, Chính phủ cần phải nhận được sự đồng thuận của người địa phương trước khi thông qua các hoạt động khai thác dầu lửa trên đất của họ.
“Họ vẫn chưa hỏi ý kiến của chúng tôi. Chúng tôi ở đây để nói với các nhà đầu tư lớn rằng, họ không có được sự cho phép của chúng tôi để khai thác đất đai của chúng tôi”, ông Narcisa Mashienta, thủ lĩnh người Shuar của Ecuador, nói.
Cũng theo báo The Guardian, người bản xứ sống ở lưu vực sông Pastaza gần biên giới của Peru với Ecuador đã phàn nàn về tình trạng ô nhiễm từ nhiều năm qua. Tình trạng ô nhiễm này là do có nhiều cơ sở khai thác dầu trong khu vực. Công ty dầu lửa Pluspetrol của Argentina đã vận hành các mỏ dầu tại đây từ năm 2001.