Biển Đông vào tuyên bố chung của nhóm G7
Lãnh đạo G7 "vô cùng quan ngại" và phản đối việc sử dụng vũ lực, hăm dọa và ép buộc tại biển Đông
Lãnh đạo nhóm 7 quốc gia phát triển hàng đầu (G7) đã bày tỏ quan ngại về những căng thẳng giữa Trung Quốc và một số quốc gia châu Á quanh vấn đề tài nguyên ở biển Đông, biển Hoa Đông, đồng thời phản đối bất cứ hành vi sử dụng vũ lực nào.
"Chúng tôi vô cùng quan ngại trước những căng thẳng ở biển Đông và biển Hoa Đông. Chúng tôi phản đối bất cứ nỗ lực đơn phương nào của bất cứ bên nào nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền và tuyên bố chủ quyền hàng hải của mình thông qua việc sử dụng vũ lực, hăm dọa và ép buộc", hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của các lãnh đạo G7 đưa ra sau cuộc họp tại Brussels (Bỉ).
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên làm rõ và theo đuổi các tuyên bố chủ quyền và tuyên bố chủ quyền hàng hải theo đúng luật pháp quốc tế", các nhà lãnh đạo G7 nêu ý kiến.
Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền với hầu hết khu vực biển Đông, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các quốc gia khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Trung Quốc cũng có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản xung quanh vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Căng thẳng tại các vùng biển Đông và Hoa Đông đã dâng cao trong thời gian gần đây, khi Trung Quốc liên tiếp có những hành động khiêu khích như triển khai giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam trên biển Đông, đưa tàu thuyền tiếp cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, điều động phi cơ bay áp sát các máy bay Nhật trên bầu trởi biển Hoa Đông...
Việc các nhà lãnh đạo G7 ra tuyên bố về vấn đề tranh chấp ở biển Đông, biển Hoa Đông đã được các báo Nhật Bản dự đoán từ trước, sau khi có những chỉ trích mạnh mẽ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-la nhằm vào những hành động đơn phương của Trung Quốc.
Theo nhận định của báo Yomiuri Shimbun (Nhật Bản), một tuyên bố đưa ra tại cuộc gặp thượng đỉnh G7 ở Brussels có thể nêu rõ tầm quan trọng của “quy định pháp luật” ở các vùng biển Hoa Đông và biển Đông.
"Chúng tôi vô cùng quan ngại trước những căng thẳng ở biển Đông và biển Hoa Đông. Chúng tôi phản đối bất cứ nỗ lực đơn phương nào của bất cứ bên nào nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền và tuyên bố chủ quyền hàng hải của mình thông qua việc sử dụng vũ lực, hăm dọa và ép buộc", hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của các lãnh đạo G7 đưa ra sau cuộc họp tại Brussels (Bỉ).
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên làm rõ và theo đuổi các tuyên bố chủ quyền và tuyên bố chủ quyền hàng hải theo đúng luật pháp quốc tế", các nhà lãnh đạo G7 nêu ý kiến.
Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền với hầu hết khu vực biển Đông, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các quốc gia khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Trung Quốc cũng có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản xung quanh vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Căng thẳng tại các vùng biển Đông và Hoa Đông đã dâng cao trong thời gian gần đây, khi Trung Quốc liên tiếp có những hành động khiêu khích như triển khai giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam trên biển Đông, đưa tàu thuyền tiếp cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, điều động phi cơ bay áp sát các máy bay Nhật trên bầu trởi biển Hoa Đông...
Việc các nhà lãnh đạo G7 ra tuyên bố về vấn đề tranh chấp ở biển Đông, biển Hoa Đông đã được các báo Nhật Bản dự đoán từ trước, sau khi có những chỉ trích mạnh mẽ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-la nhằm vào những hành động đơn phương của Trung Quốc.
Theo nhận định của báo Yomiuri Shimbun (Nhật Bản), một tuyên bố đưa ra tại cuộc gặp thượng đỉnh G7 ở Brussels có thể nêu rõ tầm quan trọng của “quy định pháp luật” ở các vùng biển Hoa Đông và biển Đông.