Bộ Công Thương bác tin đồn tăng giá xăng
Thời điểm này, cơ quan chức năng vẫn chưa có chủ trương về điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu
Trước nhiều tin đồn giá xăng sắp được điều chỉnh tăng lên 24.000 đồng/lít, Bộ Công thương đã chính thức có văn bản bác bỏ.
Văn bản số 3741/BCT-TTTN vừa được Bộ Công Thương gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu nêu rõ, thời gian gần đây liên tục xuất hiện các tin đồn thất thiệt về điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý xã hội, tới hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Lợi dụng tin đồn thất thiệt này, một số cửa hàng bán lẻ đã đóng cửa, giảm thời gian bán hàng nhằm đầu cơ trục lợi.
Bộ Công Thương khẳng định, cho đến thời điểm này, chưa có chủ trương về điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu.
Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu các thương nhân đầu mối xăng dầu thực hiện nghiêm chỉnh hoạt động kinh doanh xăng dầu theo đúng quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP; chấn chỉnh hoạt động kinh doanh xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình (bao gồm cả hệ thống tổng đại lý, đại lý); bảo đảm cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình bán hàng đủ thời gian, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng cả về số lượng và chủng loại.
Đồng thời phải bảo đảm cung cấp đủ, kịp thời số lượng, chủng loại xăng dầu cho thị trường, ổn định mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu cả về lượng và cơ cấu chủng loại, theo kế hoạch tiêu thụ đã được xác định hàng năm của thương nhân. Các thương nhân cũng được yêu cầu tổng hợp số liệu từng chủng loại xăng dầu xuất bán cho địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; định kỳ hàng tháng báo cáo số liệu này về Bộ Công Thương và sở công thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Đối với sở công thương các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo các tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu trên địa bàn phải mở cửa bán hàng đủ thời gian, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng tại địa phương. Chỉ đạo chi cục quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan tại địa phương kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện các hành vi vi phạm về giá, đo lường, chất lượng, đầu cơ, găm hàng, buôn lậu và các hành vi gian lận thương mại khác; trường hợp phát hiện vi phạm, yêu cầu xử lý nghiêm, theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trước đó, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) cũng khẳng định tuy giá xăng dầu thế giới biến động là có thật nhưng cơ quan quản lý chưa có bất cứ phương án điều chỉnh giá nào.
Văn bản số 3741/BCT-TTTN vừa được Bộ Công Thương gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu nêu rõ, thời gian gần đây liên tục xuất hiện các tin đồn thất thiệt về điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý xã hội, tới hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Lợi dụng tin đồn thất thiệt này, một số cửa hàng bán lẻ đã đóng cửa, giảm thời gian bán hàng nhằm đầu cơ trục lợi.
Bộ Công Thương khẳng định, cho đến thời điểm này, chưa có chủ trương về điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu.
Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu các thương nhân đầu mối xăng dầu thực hiện nghiêm chỉnh hoạt động kinh doanh xăng dầu theo đúng quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP; chấn chỉnh hoạt động kinh doanh xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình (bao gồm cả hệ thống tổng đại lý, đại lý); bảo đảm cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình bán hàng đủ thời gian, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng cả về số lượng và chủng loại.
Đồng thời phải bảo đảm cung cấp đủ, kịp thời số lượng, chủng loại xăng dầu cho thị trường, ổn định mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu cả về lượng và cơ cấu chủng loại, theo kế hoạch tiêu thụ đã được xác định hàng năm của thương nhân. Các thương nhân cũng được yêu cầu tổng hợp số liệu từng chủng loại xăng dầu xuất bán cho địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; định kỳ hàng tháng báo cáo số liệu này về Bộ Công Thương và sở công thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Đối với sở công thương các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo các tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu trên địa bàn phải mở cửa bán hàng đủ thời gian, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng tại địa phương. Chỉ đạo chi cục quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan tại địa phương kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện các hành vi vi phạm về giá, đo lường, chất lượng, đầu cơ, găm hàng, buôn lậu và các hành vi gian lận thương mại khác; trường hợp phát hiện vi phạm, yêu cầu xử lý nghiêm, theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trước đó, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) cũng khẳng định tuy giá xăng dầu thế giới biến động là có thật nhưng cơ quan quản lý chưa có bất cứ phương án điều chỉnh giá nào.