Bộ Nông nghiệp ủng hộ các đề xuất phát triển mắc-ca
Bộ sẽ giao các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ trong việc thành lập hiệp hội mắc-ca
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có công văn phúc đáp đề xuất của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), liên quan đến chiến lược phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam.
Cụ thể, công văn số 2930/BNN-TCLN của Bộ nêu quan điểm ủng hộ đề xuất thành lập Hiệp hội Mắc-ca Tây Nguyên và Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam, trong kế hoạch mà LienVietPostBank và Công ty Cổ phần Him Lam đang xúc tiến.
“Trong quá trình triển khai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ giao các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn cụ thể”, công văn trên cho biết.
Bộ cho rằng, mắc-ca là cây trồng mới, quá trình khảo nghiệm cho kết quả còn khác nhau, các vấn đề về công nghệ, chế biến, thị trường, quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Do đó, Bộ cho biết "ủng hộ và đánh giá cao" những nỗ lực của LienVietPostBank trong việc đề xuất phối hợp nghiên cứu, đánh giá thị trường và kỹ thuật trồng trên thế giới để rút kinh nghiệm phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam.
Bộ giao Tổng cục Lâm nghiệp, là đơn vị quản lý cây mắc-ca, làm đầu mối để làm việc và phối hợp với LienVietPostBank triển khai các công tác trên, để cùng phát triển cây mắc ca tại Việt Nam.
Hiện phía LienVietPostBank và công ty Him Lam đang lên kế hoạch triển khai các công tác tổ chức thị trường, xây dựng sản phẩm và quy trình cho vay có bảo hiểm rủi ro cho các hộ dân sản xuất mắc-ca; nhà máy chế biến dự kiến cũng sẽ được xây dựng trong năm nay, gắn với cam kết bao tiêu sản phẩm…
Trước đó, để thúc đẩy các hoạt động trên, LienVietPostBank đã có văn bản báo cáo và đề xuất đồng hành với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong chiến lược phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam.
Ngân hàng này cũng đề nghị Bộ và các nhà khoa học nghiên cứu xây dựng đề án cụ thể về thị trường tiêu thụ mắc ca trong nước và quốc tế trong ngắn hạn và dài hạn; đề xuất thành lập Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam và Hiệp hội Mắc-ca Tây Nguyên.
Cùng đó, LienVietPostBank cam kết dành 20.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển mắc ca trong vòng 5 - 10 năm tới.
Về kế hoạch thành lập hiệp hội, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch LienVietPostBank nói: “Hiệp hội mở ra là để quản lý chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu chung cho “Mắc-ca Tây Nguyên” và “Mắc-ca Việt Nam”, điều mà nông sản Việt Nam còn đang yếu, khiến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam thấp”.
Hiệp hội cũng sẽ là đầu mối xây dựng, định hướng các điều kiện để các thành viên tham gia được vay vốn có bảo hiểm từ thiện, khi đảm bảo các tiêu chuẩn về giống và kỹ thuật sản xuất do hiệp hội hướng dẫn. Đây cũng là cơ sở để các hộ dân hội viên được bao tiêu sản phẩm.
Ông Hưởng cho biết thêm, hiện Him Lam và LienVietPostBank đang xúc tiến các bước để thành lập hiệp hội ngay trong năm nay. Hiệp hội Mắc-ca Tây Nguyên cũng sẽ thành lập viện nghiên cứu phát triển mắc-ca bằng vốn xã hội hoá, cổ đông chính là công ty Him Lam, có các chuyên gia nước ngoài làm tư vấn.
Cụ thể, công văn số 2930/BNN-TCLN của Bộ nêu quan điểm ủng hộ đề xuất thành lập Hiệp hội Mắc-ca Tây Nguyên và Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam, trong kế hoạch mà LienVietPostBank và Công ty Cổ phần Him Lam đang xúc tiến.
“Trong quá trình triển khai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ giao các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn cụ thể”, công văn trên cho biết.
Bộ cho rằng, mắc-ca là cây trồng mới, quá trình khảo nghiệm cho kết quả còn khác nhau, các vấn đề về công nghệ, chế biến, thị trường, quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Do đó, Bộ cho biết "ủng hộ và đánh giá cao" những nỗ lực của LienVietPostBank trong việc đề xuất phối hợp nghiên cứu, đánh giá thị trường và kỹ thuật trồng trên thế giới để rút kinh nghiệm phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam.
Bộ giao Tổng cục Lâm nghiệp, là đơn vị quản lý cây mắc-ca, làm đầu mối để làm việc và phối hợp với LienVietPostBank triển khai các công tác trên, để cùng phát triển cây mắc ca tại Việt Nam.
Hiện phía LienVietPostBank và công ty Him Lam đang lên kế hoạch triển khai các công tác tổ chức thị trường, xây dựng sản phẩm và quy trình cho vay có bảo hiểm rủi ro cho các hộ dân sản xuất mắc-ca; nhà máy chế biến dự kiến cũng sẽ được xây dựng trong năm nay, gắn với cam kết bao tiêu sản phẩm…
Trước đó, để thúc đẩy các hoạt động trên, LienVietPostBank đã có văn bản báo cáo và đề xuất đồng hành với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong chiến lược phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam.
Ngân hàng này cũng đề nghị Bộ và các nhà khoa học nghiên cứu xây dựng đề án cụ thể về thị trường tiêu thụ mắc ca trong nước và quốc tế trong ngắn hạn và dài hạn; đề xuất thành lập Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam và Hiệp hội Mắc-ca Tây Nguyên.
Cùng đó, LienVietPostBank cam kết dành 20.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển mắc ca trong vòng 5 - 10 năm tới.
Về kế hoạch thành lập hiệp hội, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch LienVietPostBank nói: “Hiệp hội mở ra là để quản lý chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu chung cho “Mắc-ca Tây Nguyên” và “Mắc-ca Việt Nam”, điều mà nông sản Việt Nam còn đang yếu, khiến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam thấp”.
Hiệp hội cũng sẽ là đầu mối xây dựng, định hướng các điều kiện để các thành viên tham gia được vay vốn có bảo hiểm từ thiện, khi đảm bảo các tiêu chuẩn về giống và kỹ thuật sản xuất do hiệp hội hướng dẫn. Đây cũng là cơ sở để các hộ dân hội viên được bao tiêu sản phẩm.
Ông Hưởng cho biết thêm, hiện Him Lam và LienVietPostBank đang xúc tiến các bước để thành lập hiệp hội ngay trong năm nay. Hiệp hội Mắc-ca Tây Nguyên cũng sẽ thành lập viện nghiên cứu phát triển mắc-ca bằng vốn xã hội hoá, cổ đông chính là công ty Him Lam, có các chuyên gia nước ngoài làm tư vấn.