Bộ Tài chính: Giảm thuế sẽ giảm sức ép tăng giá
Theo phân tích của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng, có 3 nguyên nhân chính đẩy giá cả tăng cao trong tháng 2/2007
Bộ Tài chính vừa có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ, trong đó khẳng định: Giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường tháng 2/2007 đã tăng và đứng ở mức cao, nhưng không có hiện tượng khan hàng, sốt giá đột biến.
Báo cáo ngày 23/2 vừa qua của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng mạnh trong tháng này. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng mức tăng đó (2,17%) là nằm trong dự báo trước đó cũng như trong sự kiểm soát của Bộ.
Tổng hợp của Bộ Tài chính cho thấy giá cả tăng mạnh trong thời gian qua (trước và sau Tết) tập trung trước hết vào hàng hóa dịch vụ có chất lượng cao, phục vụ trực tiếp nhu cầu Tết, thuộc ba nhóm hàng chính là lương thực-thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, phương tiện đi lại.
Đặc biệt, Bộ Tài chính nhận định việc thực hiện cắt giảm 1.812 dòng thuế nhập khẩu (chiếm 17% biểu thuế) với mức cắt giảm bình quân 44% so với với hiện hành, tập trung vào các mặt hàng đang có thuế suất cao từ 30% trở lên và chủ yếu là hàng tiêu dùng (như gỗ, giấy, ôtô, xe máy, hóa chất, đồ nhựa, dệt may, máy móc thiết bị các loại…) sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào cho nền kinh tế, giảm sức ép tăng giá trên thị trường.
Theo phân tích của Bộ Tài chính, có 3 nguyên nhân chính trong đợt tăng giá này:
Thứ nhất: Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ tăng nhanh và mạnh, gây sức ép đến mặt bằng giá. Mặt khác, sức mua có khả năng thanh toán trong dịp tết của các tầng lớp dân cư tăng mạnh, thông qua thu nhập có khá hơn, kiều hối nhiều hơn (Việt kiều về quê ăn tết ước tính tăng 20% so cùng kỳ năm trước), tiền thưởng bình quân của các doanh nghiệp đạt 1,2 triệu đ/người, tương đương với 1 tháng lương… Quỹ tiêu dùng của xã hội theo đó tăng cao, gây sức ép đẩy giá lên.
Thứ hai: Dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm, long móng ở gia súc vẫn đang tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát vẫn có thể xảy ra… đã làm giảm một phần nguồn cung về thực phẩm tươi sống trong dịp Tết, gây sức ép làm tăng giá của các loại thực phẩm thay thế, thực phẩm chế biến, tôm, cá và các loại sản phẩm thủy sản khác.
Thứ ba: Nhà nước chủ động điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân lên 7,6% thi hành từ đầu tháng 1/2007, tăng giá bán than 20% cho sản xuất xi măng, phân bón, giấy và 10% cho sản xuất điện thi hành từ đầu tháng 2/2007… tạo sức ép tăng giá thành, giá bán sản phẩm của các ngành sử dụng điện và than.
Trong nguyên nhân này, Bộ Tài chính đưa ra một cảnh báo đáng chú ý là đã có tâm lý đẩy giá thị trường “ăn theo” chủ trương điều chỉnh giá của nhà nước, lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết để tăng giá lên… tác động đến mặt bằng giá trên thị trường.
Trong những tháng tới, ngoài nhóm hàng lương thực - thực phẩm vẫn có xu hướng tăng, giá hầu hết nhiều nhóm hàng dự báo sẽ chững lại và có thể giảm nhẹ.
Báo cáo ngày 23/2 vừa qua của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng mạnh trong tháng này. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng mức tăng đó (2,17%) là nằm trong dự báo trước đó cũng như trong sự kiểm soát của Bộ.
Tổng hợp của Bộ Tài chính cho thấy giá cả tăng mạnh trong thời gian qua (trước và sau Tết) tập trung trước hết vào hàng hóa dịch vụ có chất lượng cao, phục vụ trực tiếp nhu cầu Tết, thuộc ba nhóm hàng chính là lương thực-thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, phương tiện đi lại.
Đặc biệt, Bộ Tài chính nhận định việc thực hiện cắt giảm 1.812 dòng thuế nhập khẩu (chiếm 17% biểu thuế) với mức cắt giảm bình quân 44% so với với hiện hành, tập trung vào các mặt hàng đang có thuế suất cao từ 30% trở lên và chủ yếu là hàng tiêu dùng (như gỗ, giấy, ôtô, xe máy, hóa chất, đồ nhựa, dệt may, máy móc thiết bị các loại…) sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào cho nền kinh tế, giảm sức ép tăng giá trên thị trường.
Theo phân tích của Bộ Tài chính, có 3 nguyên nhân chính trong đợt tăng giá này:
Thứ nhất: Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ tăng nhanh và mạnh, gây sức ép đến mặt bằng giá. Mặt khác, sức mua có khả năng thanh toán trong dịp tết của các tầng lớp dân cư tăng mạnh, thông qua thu nhập có khá hơn, kiều hối nhiều hơn (Việt kiều về quê ăn tết ước tính tăng 20% so cùng kỳ năm trước), tiền thưởng bình quân của các doanh nghiệp đạt 1,2 triệu đ/người, tương đương với 1 tháng lương… Quỹ tiêu dùng của xã hội theo đó tăng cao, gây sức ép đẩy giá lên.
Thứ hai: Dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm, long móng ở gia súc vẫn đang tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát vẫn có thể xảy ra… đã làm giảm một phần nguồn cung về thực phẩm tươi sống trong dịp Tết, gây sức ép làm tăng giá của các loại thực phẩm thay thế, thực phẩm chế biến, tôm, cá và các loại sản phẩm thủy sản khác.
Thứ ba: Nhà nước chủ động điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân lên 7,6% thi hành từ đầu tháng 1/2007, tăng giá bán than 20% cho sản xuất xi măng, phân bón, giấy và 10% cho sản xuất điện thi hành từ đầu tháng 2/2007… tạo sức ép tăng giá thành, giá bán sản phẩm của các ngành sử dụng điện và than.
Trong nguyên nhân này, Bộ Tài chính đưa ra một cảnh báo đáng chú ý là đã có tâm lý đẩy giá thị trường “ăn theo” chủ trương điều chỉnh giá của nhà nước, lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết để tăng giá lên… tác động đến mặt bằng giá trên thị trường.
Trong những tháng tới, ngoài nhóm hàng lương thực - thực phẩm vẫn có xu hướng tăng, giá hầu hết nhiều nhóm hàng dự báo sẽ chững lại và có thể giảm nhẹ.