Bộ Tài chính kiên trì quan điểm về quỹ bình ổn giá xăng dầu
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc lập quỹ bình ổn giá xăng dầu chưa phù hợp với quy định của Pháp lệnh Giá
Cử tri kiến nghị xem xét, bãi bỏ quỹ bình ổn giá xăng xầu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy việc lập quỹ này chưa phù hợp với quy định của Pháp lệnh Giá. Song, Bộ Tài chính vẫn kiên trì quan điểm có đầy đủ căn cứ để lập quỹ…
Đây là nội dung được nêu rõ trong Báo cáo ngày 12/11/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 12, sẽ được báo cáo trước Quốc hội tại phiên chất vấn vào đầu tuần sau.
Không có gì khác trước
Kết quả giám sát của Ban Dân nguyện cho thấy không có căn cứ để lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã được báo cáo tại phiên họp thứ 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồi đầu tháng 10, trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ tám.
Theo đó, cử tri đã kiến nghị xem xét, bãi bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu, vì cho rằng dù khi giá xăng dầu tăng hay giảm thì khách hàng vẫn phải trả thêm từ 300 - 500 đồng/lít để đưa vào quỹ. Song, việc quản lý, sử dụng quỹ cũng như việc khách hàng được hưởng lợi từ quỹ này như thế nào thì không rõ.
Đối chiếu với quy định của pháp luật, Ban Dân nguyện nhận thấy việc lập quỹ bình ổn giá xăng dầu chưa phù hợp với quy định của Pháp lệnh Giá. Bởi Điều 6 của Pháp lệnh Giá quy định cụ thể về các biện pháp bình ổn giá thì không có biện pháp lập quỹ bình ổn giá.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã giải trình việc lập quỹ căn cứ vào Điều 5 Pháp lệnh Giá. Nhưng Điều 5 quy định về mục tiêu bình ổn giá trong đó có quy định: “Nhà nước thực hiện các chính sách, biện pháp cần thiết tác động vào quan hệ cung cầu để bình ổn giá thị trường…”. Những biện pháp cần thiết được áp dụng để bình ổn giá được đề cập tại điều này đã được cụ thể hóa tại Điều 6 của Pháp lệnh mà không giao cho Chính phủ quy định.
Liên quan đến nội dung nói trên, ngày 25/10, trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định quỹ này đã đạt được mục tiêu và “cũng vì lợi ích chung”.
Tại báo cáo này “qua xem xét, đối chiếu với quy định của pháp luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy việc lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu chưa phù hợp với quy định của Pháp lệnh Giá”.
Cho biết đã nhận được văn bản giải trình mới của Bộ Tài chính, tuy nhiên, “sau khi xem xét Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy nội dung giải trình không có gì khác so với trước đây”, báo cáo giám sát nêu rõ.
Bán lẻ điện: Giàu nghèo như nhau?
Bên cạnh vấn đề nêu trên, Ủy ban thường Vụ Quốc hội còn cho biết, qua theo dõi việc giải quyết kiến nghị của cử tri từ kỳ họp thứ hai đến kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa 12 cho thấy, cử tri có nhiều kiến nghị về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động điện lực. Mặc dù kiến nghị về những vấn đề nêu trên đã được các cơ quan có thẩm quyền trả lời nhưng cử tri vẫn tiếp tục kiến nghị với Quốc hội tại kỳ họp thứ bảy.
Theo kiến nghị của cử tri và qua giám sát cho thấy giá bán lẻ điện sinh hoạt chưa đảm bảo nguyên tắc chỉ hỗ trợ cho người nghèo, người có thu nhập thấp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trên thực tế, tất cả các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt đều áp dụng chung một biểu giá bán lẻ điện. Giá bán lẻ điện sinh hoạt theo bậc thang như quy định hiện hành chưa khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, cụ thể là chênh lệch mức giá giữa các bậc thang chưa hợp lý, đặc biệt là ở bậc thang cao nhất (từ 400 kWh/tháng trở lên) mức chênh lệch không đáng kể so với bậc thang liền trước và những trường hợp sử dụng từ 401 kWh/tháng trở lên không phải chịu giá lũy tiến.
Đến nay chưa có văn bản quy định về khung giá phát điện theo quy định của Luật Điện lực do đó không có cơ sở để các nhà đầu tư tính toán, quyết định đầu tư xây dựng các dự án phát triển nguồn điện, đồng thời cũng không có căn cứ pháp lý cho việc thỏa thuận, ký kết hợp đồng mua bán điện giữa các đơn vị phát điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam; giá điện nói chung chưa thực sự bảo đảm để các đơn vị điện lực có lợi nhuận hợp lý và Nhà nước có tích lũy để đầu tư phát triển điện lực, báo cáo nêu rõ.
Để khắc phục các kiến nghị của cử tri kéo dài qua nhiều kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ Tài chính… kịp thời rà soát các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Điện lực, Pháp lệnh Giá…; có kế hoạch, tiến độ cụ thể về việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản có những nội dung chưa phù hợp với quy định của các luật, pháp lệnh nêu trên.
Về tình hình chung, theo báo cáo giám sát, tính đến ngày 5/11/2010, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được văn bản trả lời việc giải quyết kiến nghị cử tri tại kỳ họp thứ bảy đối với 1.234 kiến nghị (chiếm 98,4%), hiện còn 20 kiến nghị (chiếm 1,6%) chưa nhận được văn bản trả lời .
Trong đó, có 753 kiến nghị (chiếm 61%) đã được tiếp thu và giải quyết; 242 kiến nghị (chiếm 19,6%) đang trong quá trình xem xét, giải quyết; 69 kiến nghị (chiếm 5,6%) được cơ quan có thẩm quyền giải trình, cung cấp thông tin với cử tri; 94 kiến nghị (chiếm 7,6%) được ghi nhận để nghiên cứu ban hành chính sách; 76 kiến nghị (chiếm 6,2%) tuy thuộc trách nhiệm của bộ, ngành ở trung ương nhưng việc giải quyết cần có sự phối hợp của chính quyền địa phương.
Đây là nội dung được nêu rõ trong Báo cáo ngày 12/11/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 12, sẽ được báo cáo trước Quốc hội tại phiên chất vấn vào đầu tuần sau.
Không có gì khác trước
Kết quả giám sát của Ban Dân nguyện cho thấy không có căn cứ để lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã được báo cáo tại phiên họp thứ 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồi đầu tháng 10, trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ tám.
Theo đó, cử tri đã kiến nghị xem xét, bãi bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu, vì cho rằng dù khi giá xăng dầu tăng hay giảm thì khách hàng vẫn phải trả thêm từ 300 - 500 đồng/lít để đưa vào quỹ. Song, việc quản lý, sử dụng quỹ cũng như việc khách hàng được hưởng lợi từ quỹ này như thế nào thì không rõ.
Đối chiếu với quy định của pháp luật, Ban Dân nguyện nhận thấy việc lập quỹ bình ổn giá xăng dầu chưa phù hợp với quy định của Pháp lệnh Giá. Bởi Điều 6 của Pháp lệnh Giá quy định cụ thể về các biện pháp bình ổn giá thì không có biện pháp lập quỹ bình ổn giá.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã giải trình việc lập quỹ căn cứ vào Điều 5 Pháp lệnh Giá. Nhưng Điều 5 quy định về mục tiêu bình ổn giá trong đó có quy định: “Nhà nước thực hiện các chính sách, biện pháp cần thiết tác động vào quan hệ cung cầu để bình ổn giá thị trường…”. Những biện pháp cần thiết được áp dụng để bình ổn giá được đề cập tại điều này đã được cụ thể hóa tại Điều 6 của Pháp lệnh mà không giao cho Chính phủ quy định.
Liên quan đến nội dung nói trên, ngày 25/10, trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định quỹ này đã đạt được mục tiêu và “cũng vì lợi ích chung”.
Tại báo cáo này “qua xem xét, đối chiếu với quy định của pháp luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy việc lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu chưa phù hợp với quy định của Pháp lệnh Giá”.
Cho biết đã nhận được văn bản giải trình mới của Bộ Tài chính, tuy nhiên, “sau khi xem xét Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy nội dung giải trình không có gì khác so với trước đây”, báo cáo giám sát nêu rõ.
Bán lẻ điện: Giàu nghèo như nhau?
Bên cạnh vấn đề nêu trên, Ủy ban thường Vụ Quốc hội còn cho biết, qua theo dõi việc giải quyết kiến nghị của cử tri từ kỳ họp thứ hai đến kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa 12 cho thấy, cử tri có nhiều kiến nghị về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động điện lực. Mặc dù kiến nghị về những vấn đề nêu trên đã được các cơ quan có thẩm quyền trả lời nhưng cử tri vẫn tiếp tục kiến nghị với Quốc hội tại kỳ họp thứ bảy.
Theo kiến nghị của cử tri và qua giám sát cho thấy giá bán lẻ điện sinh hoạt chưa đảm bảo nguyên tắc chỉ hỗ trợ cho người nghèo, người có thu nhập thấp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trên thực tế, tất cả các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt đều áp dụng chung một biểu giá bán lẻ điện. Giá bán lẻ điện sinh hoạt theo bậc thang như quy định hiện hành chưa khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, cụ thể là chênh lệch mức giá giữa các bậc thang chưa hợp lý, đặc biệt là ở bậc thang cao nhất (từ 400 kWh/tháng trở lên) mức chênh lệch không đáng kể so với bậc thang liền trước và những trường hợp sử dụng từ 401 kWh/tháng trở lên không phải chịu giá lũy tiến.
Đến nay chưa có văn bản quy định về khung giá phát điện theo quy định của Luật Điện lực do đó không có cơ sở để các nhà đầu tư tính toán, quyết định đầu tư xây dựng các dự án phát triển nguồn điện, đồng thời cũng không có căn cứ pháp lý cho việc thỏa thuận, ký kết hợp đồng mua bán điện giữa các đơn vị phát điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam; giá điện nói chung chưa thực sự bảo đảm để các đơn vị điện lực có lợi nhuận hợp lý và Nhà nước có tích lũy để đầu tư phát triển điện lực, báo cáo nêu rõ.
Để khắc phục các kiến nghị của cử tri kéo dài qua nhiều kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ Tài chính… kịp thời rà soát các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Điện lực, Pháp lệnh Giá…; có kế hoạch, tiến độ cụ thể về việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản có những nội dung chưa phù hợp với quy định của các luật, pháp lệnh nêu trên.
Về tình hình chung, theo báo cáo giám sát, tính đến ngày 5/11/2010, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được văn bản trả lời việc giải quyết kiến nghị cử tri tại kỳ họp thứ bảy đối với 1.234 kiến nghị (chiếm 98,4%), hiện còn 20 kiến nghị (chiếm 1,6%) chưa nhận được văn bản trả lời .
Trong đó, có 753 kiến nghị (chiếm 61%) đã được tiếp thu và giải quyết; 242 kiến nghị (chiếm 19,6%) đang trong quá trình xem xét, giải quyết; 69 kiến nghị (chiếm 5,6%) được cơ quan có thẩm quyền giải trình, cung cấp thông tin với cử tri; 94 kiến nghị (chiếm 7,6%) được ghi nhận để nghiên cứu ban hành chính sách; 76 kiến nghị (chiếm 6,2%) tuy thuộc trách nhiệm của bộ, ngành ở trung ương nhưng việc giải quyết cần có sự phối hợp của chính quyền địa phương.