“Không có căn cứ” để lập quỹ bình ổn giá xăng dầu
Kết quả giám sát của Ban Dân nguyện của Quốc hội cho thấy không có căn cứ để lập quỹ bình ổn giá xăng dầu
Kết quả giám sát của Ban Dân nguyện cho thấy không có căn cứ để lập quỹ bình ổn giá xăng dầu, mặc dù đại diện Bộ Tài chính cho biết đã có báo cáo đầy đủ về cơ sở để lập quỹ…
Một số nội dung cụ thể tại kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ bảy chưa đạt được sự thống nhất cao tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 1/10.
Tại đây, đại diện các bộ Tài chính, Công Thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo đều giải trình thêm về những vấn đề cụ thể tại báo cáo giám sát của Ban Dân nguyện, sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tới.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho biết, liên tục trong nhiều kỳ họp, cử tri đã có nhiều kiến nghị về các vấn đề liên quan đến hoạt động điện lực, việc lập quỹ bình ổn giá xăng dầu và việc kiểm tra, ngăn chặn, xử lý tình trạng gian lận trong kinh doanh bán lẻ xăng dầu…, do không đồng tình với trả lời của các cơ quan có thẩm quyền.
Riêng với quỹ bình ổn giá xăng dầu, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, được trích lập từ giá bán lẻ xăng dầu và để tại các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, được hạch toán riêng và chỉ sử dụng vào mục đích bình ổn giá theo chỉ đạo của Bộ.
Bộ này cho biết, từ khi lập quỹ đến 30/7/2010 đã trích lập được trên 3.619 tỷ đồng, các doanh nghiệp đã được sử dụng gần 1.050 tỷ đồng vào việc bình ổn giá, hiện còn trên 2.569 tỷ đồng tồn trong tài khoản của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng quỹ cho rằng việc lập, quản lý, sử dụng, hạch toán quỹ này hiện có nhiều bất cập, vướng mắc. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đề nghị quy định mức quỹ bình ổn giá hình thành bắt buộc tại doanh nghiệp tính trên doanh thu, được giới hạn phù hợp với yêu cầu bình ổn và đảm bảo tương quan hợp lý với lợi nhuận của doanh nghiệp (quy định hiện hành là không giới hạn).
Theo doanh nghiệp này, “hiện nay, việc trích lập quỹ chưa giải quyết bình ổn giá nhưng lại tác động tạo lợi thế cho các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi tích tụ một số vốn từ quỹ này để giảm vốn vay và từ đó lại tạo ra lợi thế cạnh tranh giá dẫn đến độc quyền - tiêu diệt cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu”.
Trong khi đó, cử tri đã kiến nghị xem xét, bãi bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu, vì cho rằng dù khi giá xăng dầu tăng hay giảm thì khách hàng vẫn phải trả thêm từ 300 - 500 đồng/lít để đưa vào quỹ. Song, việc quản lý, sử dụng quỹ cũng như việc khách hàng được hưởng lợi từ quỹ này như thế nào thì không rõ.
Đối chiếu với quy định của pháp luật, Ban Dân nguyện nhận thấy việc lập quỹ bình ổn giá xăng dầu chưa phù hợp với quy định của Pháp lệnh Giá. Bởi Điều 6 của Pháp lệnh Giá quy định cụ thể về các biện pháp bình ổn giá thì không có biện pháp lập quỹ bình ổn giá.
Theo ông Vượng, Bộ Tài chính đã giải trình việc lập quỹ căn cứ vào Điều 5 Pháp lệnh Giá. Nhưng Điều 5 quy định về mục tiêu bình ổn giá trong đó có quy định: “Nhà nước thực hiện các chính sách, biện pháp cần thiết tác động vào quan hệ cung cầu để bình ổn giá thị trường…”. Những biện pháp cần thiết được áp dụng để bình ổn giá được đề cập tại điều này đã được cụ thể hóa tại Điều 6 của Pháp lệnh mà không giao cho Chính phủ quy định.
Theo vị đại diện Bộ Tài chính có mặt tại cuộc họp thì Bộ đã có báo cáo phân tích đầy đủ cơ sở để lập quỹ này. Tuy nhiên, dẫn lại quy định tại Pháp lệnh giá, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng vẫn khẳng định “không có cơ sở” để lập quỹ này.
* Pháp lệnh Giá quy định:
Điều 5. Mục tiêu bình ổn giá: Nhà nước thực hiện các chính sách, biện pháp cần thiết tác động vào quan hệ cung cầu để bình ổn giá thị trường đối với những hàng hoá, dịch vụ quan trọng, thiết yếu, kiểm soát lạm phát, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước, góp phần khuyến khích đầu tư, phát triển.
Điều 6. Biện pháp bình ổn giá (1).Trường hợp giá thị trường của hàng hoá, dịch vụ quan trọng, thiết yếu có biến động bất thường thì Nhà nước sử dụng những biện pháp sau đây để bình ổn giá: (a) Điều chỉnh cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá giữa các vùng, các địa phương trong nước; (b) Mua vào hoặc bán ra hàng hoá dự trữ; (c) Kiểm soát hàng hoá tồn kho; (d) Quy định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá; (đ) Kiểm soát các yếu tố hình thành giá; (e) Trợ giá nông sản khi giá thị trường xuống quá thấp gây thiệt hại cho người sản xuất; trợ giá hàng hoá, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác.
(Nguồn: Báo cáo giám sát của Ban Dân nguyện của Quốc hội)
Một số nội dung cụ thể tại kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ bảy chưa đạt được sự thống nhất cao tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 1/10.
Tại đây, đại diện các bộ Tài chính, Công Thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo đều giải trình thêm về những vấn đề cụ thể tại báo cáo giám sát của Ban Dân nguyện, sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tới.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho biết, liên tục trong nhiều kỳ họp, cử tri đã có nhiều kiến nghị về các vấn đề liên quan đến hoạt động điện lực, việc lập quỹ bình ổn giá xăng dầu và việc kiểm tra, ngăn chặn, xử lý tình trạng gian lận trong kinh doanh bán lẻ xăng dầu…, do không đồng tình với trả lời của các cơ quan có thẩm quyền.
Riêng với quỹ bình ổn giá xăng dầu, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, được trích lập từ giá bán lẻ xăng dầu và để tại các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, được hạch toán riêng và chỉ sử dụng vào mục đích bình ổn giá theo chỉ đạo của Bộ.
Bộ này cho biết, từ khi lập quỹ đến 30/7/2010 đã trích lập được trên 3.619 tỷ đồng, các doanh nghiệp đã được sử dụng gần 1.050 tỷ đồng vào việc bình ổn giá, hiện còn trên 2.569 tỷ đồng tồn trong tài khoản của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng quỹ cho rằng việc lập, quản lý, sử dụng, hạch toán quỹ này hiện có nhiều bất cập, vướng mắc. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đề nghị quy định mức quỹ bình ổn giá hình thành bắt buộc tại doanh nghiệp tính trên doanh thu, được giới hạn phù hợp với yêu cầu bình ổn và đảm bảo tương quan hợp lý với lợi nhuận của doanh nghiệp (quy định hiện hành là không giới hạn).
Theo doanh nghiệp này, “hiện nay, việc trích lập quỹ chưa giải quyết bình ổn giá nhưng lại tác động tạo lợi thế cho các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi tích tụ một số vốn từ quỹ này để giảm vốn vay và từ đó lại tạo ra lợi thế cạnh tranh giá dẫn đến độc quyền - tiêu diệt cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu”.
Trong khi đó, cử tri đã kiến nghị xem xét, bãi bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu, vì cho rằng dù khi giá xăng dầu tăng hay giảm thì khách hàng vẫn phải trả thêm từ 300 - 500 đồng/lít để đưa vào quỹ. Song, việc quản lý, sử dụng quỹ cũng như việc khách hàng được hưởng lợi từ quỹ này như thế nào thì không rõ.
Đối chiếu với quy định của pháp luật, Ban Dân nguyện nhận thấy việc lập quỹ bình ổn giá xăng dầu chưa phù hợp với quy định của Pháp lệnh Giá. Bởi Điều 6 của Pháp lệnh Giá quy định cụ thể về các biện pháp bình ổn giá thì không có biện pháp lập quỹ bình ổn giá.
Theo ông Vượng, Bộ Tài chính đã giải trình việc lập quỹ căn cứ vào Điều 5 Pháp lệnh Giá. Nhưng Điều 5 quy định về mục tiêu bình ổn giá trong đó có quy định: “Nhà nước thực hiện các chính sách, biện pháp cần thiết tác động vào quan hệ cung cầu để bình ổn giá thị trường…”. Những biện pháp cần thiết được áp dụng để bình ổn giá được đề cập tại điều này đã được cụ thể hóa tại Điều 6 của Pháp lệnh mà không giao cho Chính phủ quy định.
Theo vị đại diện Bộ Tài chính có mặt tại cuộc họp thì Bộ đã có báo cáo phân tích đầy đủ cơ sở để lập quỹ này. Tuy nhiên, dẫn lại quy định tại Pháp lệnh giá, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng vẫn khẳng định “không có cơ sở” để lập quỹ này.
* Pháp lệnh Giá quy định:
Điều 5. Mục tiêu bình ổn giá: Nhà nước thực hiện các chính sách, biện pháp cần thiết tác động vào quan hệ cung cầu để bình ổn giá thị trường đối với những hàng hoá, dịch vụ quan trọng, thiết yếu, kiểm soát lạm phát, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước, góp phần khuyến khích đầu tư, phát triển.
Điều 6. Biện pháp bình ổn giá (1).Trường hợp giá thị trường của hàng hoá, dịch vụ quan trọng, thiết yếu có biến động bất thường thì Nhà nước sử dụng những biện pháp sau đây để bình ổn giá: (a) Điều chỉnh cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá giữa các vùng, các địa phương trong nước; (b) Mua vào hoặc bán ra hàng hoá dự trữ; (c) Kiểm soát hàng hoá tồn kho; (d) Quy định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá; (đ) Kiểm soát các yếu tố hình thành giá; (e) Trợ giá nông sản khi giá thị trường xuống quá thấp gây thiệt hại cho người sản xuất; trợ giá hàng hoá, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác.
(Nguồn: Báo cáo giám sát của Ban Dân nguyện của Quốc hội)