09:36 07/10/2016

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và chuyện ám ảnh Cá-Thép

Bạch Dương

"Sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhưng không phải bằng mọi giá, không đánh đổi hay hủy hoại môi trường bởi đó là tội ác”

<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">"Đừng để người dân cứ nhắc đến nhiệt điện lại rùng mình coi đó là bệnh tật, là ô nhiễm là ung thư… chua sót lắm”, Bộ trưởng Tuấn Anh nhấn mạnh.</span>
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">"Đừng để người dân cứ nhắc đến nhiệt điện lại rùng mình coi đó là bệnh tật, là ô nhiễm là ung thư… chua sót lắm”, Bộ trưởng Tuấn Anh nhấn mạnh.</span>
Bộ Công Thương vừa phát đi thông tin nội dung cuộc họp khẩn với lãnh đạo các tập đoàn lớn về hiện trạng tại các dự án điện, than, xi măng, khoáng sản diễn ra chiều 6/10.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh chính những người đứng đầu các tập đoàn, tổng công ty lớn của ngành phải đứng ra cam kết “không đánh đổi môi trường lấy dự án”.

Phải xoá đi nỗi ám ảnh của người dân

Bộ trưởng khẳng định sẽ kiên quyết đóng cửa những nhà máy, dự án nào có kết luận gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ rất buồn khi đọc các thông tin về nhà máy nhiệt điện bao vây Đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng đến môi trường.

"Là người đứng đầu các tập đoàn, tổng công ty lớn đừng để người dân cứ nhắc đến nhiệt điện lại rùng mình coi đó là bệnh tật, là ô nhiễm là ung thư… chua sót lắm”, Bộ trưởng nói đã đọc nhiều ý kiến trên báo, mạng xã hội trong cơn sốt chọn cá và thép thời gian qua.

"Tôi thấy bất ngờ khi thấy các ý kiến cứ nhắc đi nhắc lại chuyện chọn thép hay chọn cá. Chúng ta bằng mọi giá phải xóa đi nỗi ám ảnh của người dân về điều này. Chúng ta không đánh đổi cái gì cả. Giữ môi trường cũng là giữ sự sống cho chúng ta và tương lai con cháu chúng ta sau này”, Bộ trưởng khẳng định.

Theo đó, khi một số dự án mới chỉ là quy hoạch, từ khi quy hoạch đến lúc triển khai là cả một chặng đường dài có thể 5 năm, mười năm hoặc lâu hơn nữa. Nhưng người dân bày tỏ lo ngại về công nghệ, về vấn nạn môi trường điều này có phần trách nhiệm của Bộ chủ quản và các tập đoàn lớn khi chưa giải thích, cung cấp thông tin đầy và đủ cho người dân hiểu.

Bộ trưởng cho rằng Formosa cần được coi là bài học để các đơn vị ngành tập đoàn, tổng công ty cần rà soát thận trọng một lần nữa các dự án, nhà máy của mình. Bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường được coi là tiêu chí hàng đầu cho phát triển bền vững.

Đã đến lúc chúng ta cần nói thẳng, nói thật với nhau xem chúng ta còn bỏ sót quy trình nào, cái gì chưa hoàn thiện cần khắc phục ngay, tốn kém cũng phải làm. Sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhưng không phải bằng mọi giá, không đánh đổi hay hủy hoại môi trường bởi đó là tội ác”, ông nói, đồng thời yêu cầu ngay sau cuộc họp, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty phải ký cam kết giải quyết triệt để những bức xúc mà dư luận phản ánh trong thời gian qua.

“Lời hứa cần gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, nếu chúng ta không làm, không thực hiện lời hứa chúng ta sẽ mất niềm tin trong dân chúng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Nhiệt điện, khai khoáng tiềm ẩn nguy cơ


Ông Trần Văn Lượng, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp cho biết đã tiến hành rà soát và kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có nguy cơ gây tác động lớn đến môi trường như khai thác và chế biến khoáng sản, nhiệt điện, hóa chất, các doanh nghiệp có hoạt động xả thải ra sông, ven biển, nhà máy đặt tại khu vực nhạy cảm và có nhiều dư luận xã hội về công tác bảo vệ môi trường.

Qua kiểm tra tại 29 cơ sở, nhiều doanh nghiệp đã chấp hành các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ông Lượng cho biết, nhiều đơn vị đã hoạt động những vẫn chưa có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường như Nhôm Lâm Đồng, Nhiệt điện Vũng Áng - PVN, Nhiệt điện Duyên Hải 1.

Một số doanh nghiệp chưa có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước Nhiệt điện Duyên hải 1, Nhiệt điện Hải phòng, Cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp (PTSC) Quảng Bình, PTSC Đà Nẵng, PTSC Dung Quất, Công ty TNHH MTV phân bón dầu khí Cà Mau - PVN, Nhà máy đóng tầu Dung Quất - PVN.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Tuấn Anh yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty chủ động cung cấp thông tin về công tác bảo vệ môi trường, công khai trong dư luận. Xem xét thành lập bộ phận chuyên trách về công tác môi trường tại các doanh nghiệp quy mô lớnBộ trưởng nhấn mạnh việc kiểm soát chất lượng các Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Yêu cầu nhà thầu và chủ đầu tư phải hoàn thành đầy đủ các hạng mục, công trình bảo vệ môi trường theo cam kết trong giai đoạn vận hành thử nghiệm 6 tháng trước khi bàn giao…

Đồng thời, các tập đoàn cần tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại, kiểm soát chặt chẽ nước thải, khí thải trước khi xả thải ra môi trường (không để diễn ra tình trạng xả thải không qua xử lý như tại Khu công nghiệp Vinatex Phố Nối), lắp đặt hệ thống quan trắc online nước thải, khí thải theo quy định.

Về phía các cơ quan thuộc Bộ Công Thương, Bộ trưởng Tuấn Anh cho rằng cần phải tập trung Quy hoạch theo hướng tiếp cận về sức chịu tải của môi trường để đảm bảo không tạo ra những khu vực, vùng có nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chẳng hạn, khu vực Tằng Lỏong Lào Cai gồm các loại hình sản xuất thép, luyện đồng, khai khoáng, sản xuất hóa chất. Khu vực Nghi Sơn Thanh Hóa gồm lọc hóa dầu, sản xuất thép, điện năng, xi măng. Khu vực Quảng Ninh gồm khai thác khoáng sản, sản xuất xi măng, nhiệt điện có nguy cơ ô nhiễm rất cao.

Ngày 7/10, Bộ Công Thương sẽ tham gia đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường mở đầu cho đợt thanh tra tổng thể các nhà máy xi măng, nhiệt điện… được phản ánh là có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.