Việt Nam có thể làm thép sạch?
“Tôi rất lo một tác hại hậu Formosa, là không khéo sẽ giết chết ngành thép Việt Nam”
“Có thể, nhưng chắc chắn phải giám sát thật chặt”.
Đó là câu trả lời của TS. Ngô Trí Phúc (Đại học Bách Khoa) cho câu hỏi, Việt Nam có thể làm thép sạch được hay không?
Và đó cũng là chủ đề được nhiều vị diễn giả bàn luận sôi nổi tại cuộc toạ đàm “Thu hút đầu tư và phát triển kinh tế bền vững”, do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 20/9.
Cần hay không cần?
Câu chuyện phát triển ngành thép vốn đang nóng lên từ sau sự cố Formosa, nay lại tiếp tục được nối dài với sự khởi động của một số dự án trong nước.
Phát biểu tại cuộc toạ đàm, ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp (Bộ Công Thương) khẳng định sự cố của Formosa là hy hữu. Và, tác động của sản xuất thép đến môi trường vẫn có thể được xử lý ổn thoả, như một ví dụ từ Nhật Bản.
“Tại Nhật Bản, có đến ba nhà máy thép lò cao ở khu vực vịnh Tokyo, nhưng người dân ở đây vẫn bắt cá trong vịnh về ăn sushi”, ông nói.
“Thế giới vẫn cần thép, có nơi thép vẫn gắn được với chữ sạch, và Việt Nam vẫn cần sản xuất thép”, TS. Võ Trí Thành khái quát, trong vai trò người dẫn dắt cuộc toạ đàm.
Việt Nam vẫn cần sản xuất thép, điều này được khẳng định rõ hơn, qua phân tích của ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thép.
“Việt Nam đã lựa chọn con đường đúng là công nghệp hoá - hiện đại hoá để phát triển đất nước, thì tất yếu phải phát triển công nghiệp vật liệu”, ông Dũng nói.
So sánh được ông Dũng đưa ra là ở Việt Nam hiện nay mới tiêu thụ 200 kg thép/người/năm, thấp hơn mức bình quân thế giới là 240 kg/người, và thấp hơn nhiều mức trung bình của một số nước trong khu vực.
Nếu đạt tiêu chí của nước công nghiệp thì mức tiêu thụ thép là 500 - 600 kg/người, Hàn Quốc có thời kỳ tiêu thụ đến 1.100kg/người/năm, ta đang quá thấp, ông Dũng nói.
Nhắc lại băn khoăn của một số người rằng tại sao Việt Nam đang “thừa thép” mà vẫn tiếp tục đầu tư, ông Dũng nhấn mạnh, hiện Việt Nam vẫn đang phải nhập siêu thép hàng tỷ USD.
Thừa nhận một vấn đề đang rất nóng là tác động của công nghiệp thép đến môi trường, nhưng ông Dũng quả quyết, công nghệ hiện nay hoàn toàn kiểm soát được vấn đề môi trường của ngành thép. Vấn đề chính, là quản lý và giám sát thế nào. Nếu làm tốt hai việc này thì hoàn toàn kiểm soát được.
“Nhưng liệu thép Việt Nam có cạnh tranh được với thép Trung Quốc không?”, chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh đặt câu hỏi.
Cho biết thép Trung Quốc đang chiếm một nửa sản lượng của cả thế giới, nhưng ông Dũng cho rằng Trung Quốc đang cạnh tranh bằng cách lách thuế hoặc chịu lỗ để xuất khẩu, vì thế, nếu giải quyết được vấn đề phòng vệ thương mại, thì hoàn toàn có thể cạnh tranh được.
“Nếu muốn công nghiệp hoá thì phải phát triển công nghiệp thượng nguồn, nhu cầu thép của Việt Nam còn lớn trong tương quan so sánh mặt bằng chung của thế giới, công nghệ có thể xử lý được sản xuất thép sạch, nhìn nhận đủ sâu về pháp lý vẫn có thể cạnh tranh được”, chuyên gia Võ Trí Thành khái quát.
“Nhưng, với công nghệ hiện nay, thì có dám nói chắc như đinh đóng cột là hoàn toàn có thể sản xuất thép sạch?”, ông Thành hướng về phía TS. Ngô Trí Phúc.
Khẳng định là không có gì là không xử lý được về mặt môi trường để có thép sạch, ông Phúc nói khá sâu về vấn đề chuyên môn, kỹ thuật. Song, tóm lại là muốn có thép sạch, thì quan trọng nhất là phải giám sát quy trình sản xuất thật chặt chẽ.
“Lo tác hại hậu Formosa”
“Vậy, nếu Việt Nam không làm thép mà làm ngành khác, liệu có thể lợi hơn mà vẫn có thể hiện đại hoá đất nước?”, ông Thành hướng về TS. Trần Du Lịch.
“Tôi rất lo một tác hại hậu Formosa, là không khéo sẽ giết chết ngành thép Việt Nam, và bỗng nhiên biến thị trường này thành thị trường tiêu thụ thép của Trung Quốc”, ông Lịch đáp.
Khẳng định sự cần thiết phải làm thép, ông Lịch cũng nhấn mạnh, phải biết mình đang ở đâu trong quá trình công nghiệp hoá.
Điều quan trọng là, phải tạo hàng rào kỹ thuật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh bằng toàn bộ hệ thống pháp luật hiện có.
Trở lại câu chuyện quản lý và giám sát, cựu đaị biểu Quốc hội Trần Du Lịch nói, người ta nghi ngờ khả năng quản lý Nhà nước là có cơ sở. Vì lỗ hổng hiện tại của nền hành chính là phân cấp không minh bạch, chức năng chồng chéo.
“Nền của tất cả mọi thứ, chính là cải cách thể chế”, chuyên gia Võ Trí Thành góp lời bình luận.
“Gói” lại buổi toạ đàm, Phó tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, ông Vũ Đình Hoè chia sẻ một câu chuyện.
Đó là, có một người đóng giày, mỗi lần xong một đôi, thì đều có đánh dấu để dễ nhận biết sản phẩm của mình. Một lần, anh ta đi mua một đôi giày ngoài thị trường, khi đi thử thì bị đinh đâm vào chân. Kiểm tra lại, thì chính là đôi giày do anh ta đóng.
“Nhiều khi nói rất hay, nhưng làm lại chưa được hay như nói. Đất nước có phát triển hay không, là do chính chúng ta, Việt Nam là nước đi sau, nên vừa phải tuần tự nhưng cũng vừa phải tìm cách nhảy vọt, chứ cứ lẽo đẽo theo sau mãi, thì không được”, ông Hoè nói.
Đó là câu trả lời của TS. Ngô Trí Phúc (Đại học Bách Khoa) cho câu hỏi, Việt Nam có thể làm thép sạch được hay không?
Và đó cũng là chủ đề được nhiều vị diễn giả bàn luận sôi nổi tại cuộc toạ đàm “Thu hút đầu tư và phát triển kinh tế bền vững”, do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 20/9.
Cần hay không cần?
Câu chuyện phát triển ngành thép vốn đang nóng lên từ sau sự cố Formosa, nay lại tiếp tục được nối dài với sự khởi động của một số dự án trong nước.
Phát biểu tại cuộc toạ đàm, ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp (Bộ Công Thương) khẳng định sự cố của Formosa là hy hữu. Và, tác động của sản xuất thép đến môi trường vẫn có thể được xử lý ổn thoả, như một ví dụ từ Nhật Bản.
“Tại Nhật Bản, có đến ba nhà máy thép lò cao ở khu vực vịnh Tokyo, nhưng người dân ở đây vẫn bắt cá trong vịnh về ăn sushi”, ông nói.
“Thế giới vẫn cần thép, có nơi thép vẫn gắn được với chữ sạch, và Việt Nam vẫn cần sản xuất thép”, TS. Võ Trí Thành khái quát, trong vai trò người dẫn dắt cuộc toạ đàm.
Việt Nam vẫn cần sản xuất thép, điều này được khẳng định rõ hơn, qua phân tích của ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thép.
“Việt Nam đã lựa chọn con đường đúng là công nghệp hoá - hiện đại hoá để phát triển đất nước, thì tất yếu phải phát triển công nghiệp vật liệu”, ông Dũng nói.
So sánh được ông Dũng đưa ra là ở Việt Nam hiện nay mới tiêu thụ 200 kg thép/người/năm, thấp hơn mức bình quân thế giới là 240 kg/người, và thấp hơn nhiều mức trung bình của một số nước trong khu vực.
Nếu đạt tiêu chí của nước công nghiệp thì mức tiêu thụ thép là 500 - 600 kg/người, Hàn Quốc có thời kỳ tiêu thụ đến 1.100kg/người/năm, ta đang quá thấp, ông Dũng nói.
Nhắc lại băn khoăn của một số người rằng tại sao Việt Nam đang “thừa thép” mà vẫn tiếp tục đầu tư, ông Dũng nhấn mạnh, hiện Việt Nam vẫn đang phải nhập siêu thép hàng tỷ USD.
Thừa nhận một vấn đề đang rất nóng là tác động của công nghiệp thép đến môi trường, nhưng ông Dũng quả quyết, công nghệ hiện nay hoàn toàn kiểm soát được vấn đề môi trường của ngành thép. Vấn đề chính, là quản lý và giám sát thế nào. Nếu làm tốt hai việc này thì hoàn toàn kiểm soát được.
“Nhưng liệu thép Việt Nam có cạnh tranh được với thép Trung Quốc không?”, chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh đặt câu hỏi.
Cho biết thép Trung Quốc đang chiếm một nửa sản lượng của cả thế giới, nhưng ông Dũng cho rằng Trung Quốc đang cạnh tranh bằng cách lách thuế hoặc chịu lỗ để xuất khẩu, vì thế, nếu giải quyết được vấn đề phòng vệ thương mại, thì hoàn toàn có thể cạnh tranh được.
“Nếu muốn công nghiệp hoá thì phải phát triển công nghiệp thượng nguồn, nhu cầu thép của Việt Nam còn lớn trong tương quan so sánh mặt bằng chung của thế giới, công nghệ có thể xử lý được sản xuất thép sạch, nhìn nhận đủ sâu về pháp lý vẫn có thể cạnh tranh được”, chuyên gia Võ Trí Thành khái quát.
“Nhưng, với công nghệ hiện nay, thì có dám nói chắc như đinh đóng cột là hoàn toàn có thể sản xuất thép sạch?”, ông Thành hướng về phía TS. Ngô Trí Phúc.
Khẳng định là không có gì là không xử lý được về mặt môi trường để có thép sạch, ông Phúc nói khá sâu về vấn đề chuyên môn, kỹ thuật. Song, tóm lại là muốn có thép sạch, thì quan trọng nhất là phải giám sát quy trình sản xuất thật chặt chẽ.
“Lo tác hại hậu Formosa”
“Vậy, nếu Việt Nam không làm thép mà làm ngành khác, liệu có thể lợi hơn mà vẫn có thể hiện đại hoá đất nước?”, ông Thành hướng về TS. Trần Du Lịch.
“Tôi rất lo một tác hại hậu Formosa, là không khéo sẽ giết chết ngành thép Việt Nam, và bỗng nhiên biến thị trường này thành thị trường tiêu thụ thép của Trung Quốc”, ông Lịch đáp.
Khẳng định sự cần thiết phải làm thép, ông Lịch cũng nhấn mạnh, phải biết mình đang ở đâu trong quá trình công nghiệp hoá.
Điều quan trọng là, phải tạo hàng rào kỹ thuật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh bằng toàn bộ hệ thống pháp luật hiện có.
Trở lại câu chuyện quản lý và giám sát, cựu đaị biểu Quốc hội Trần Du Lịch nói, người ta nghi ngờ khả năng quản lý Nhà nước là có cơ sở. Vì lỗ hổng hiện tại của nền hành chính là phân cấp không minh bạch, chức năng chồng chéo.
“Nền của tất cả mọi thứ, chính là cải cách thể chế”, chuyên gia Võ Trí Thành góp lời bình luận.
“Gói” lại buổi toạ đàm, Phó tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, ông Vũ Đình Hoè chia sẻ một câu chuyện.
Đó là, có một người đóng giày, mỗi lần xong một đôi, thì đều có đánh dấu để dễ nhận biết sản phẩm của mình. Một lần, anh ta đi mua một đôi giày ngoài thị trường, khi đi thử thì bị đinh đâm vào chân. Kiểm tra lại, thì chính là đôi giày do anh ta đóng.
“Nhiều khi nói rất hay, nhưng làm lại chưa được hay như nói. Đất nước có phát triển hay không, là do chính chúng ta, Việt Nam là nước đi sau, nên vừa phải tuần tự nhưng cũng vừa phải tìm cách nhảy vọt, chứ cứ lẽo đẽo theo sau mãi, thì không được”, ông Hoè nói.