Bộ trưởng Vinh và một câu trả lời “khó có thể” chính xác
Liệu có thể định lượng những thất thoát, lãng phí trong các công trình sử dụng vốn Nhà nước?
Chỉ nhận duy nhất một chất vấn chung với hai vị bộ trưởng khác, sáng 18/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng có ít phút đăng đàn trước Quốc hội trong phiên chất vấn “chốt” nhiệm kỳ.
Trước đó, sáng 17/11, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc hỏi, các bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng có thể giúp Chính phủ tính toán định lượng được những thất thoát, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế, nhất là thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước.
Có thể ước tính được những thất thoát, lãng phí đó chiếm bao nhiêu phần trăm GDP trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, từ năm 2011 đến nay?
“Tôi nghĩ không phải đơn giản”
Hết giờ làm việc chiều cùng ngày, chất vấn này vẫn chưa được trả lời. Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ phân công một trong ba vị bộ trưởng trả lời vào sáng hôm sau. Còn nếu không ai chịu trả lời thì Phó thủ tướng trả lời.
Bộ trưởng Vinh cho biết, theo sự phân công của Thủ tướng, ông thay mặt ba bộ trưởng trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Văn Phúc.
“Có thể nói đây là một câu hỏi tôi nghĩ đại biểu Nguyễn Văn Phúc rất hiểu, bởi vì anh Phúc là Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và có rất nhiều năm làm trong lĩnh vực này”, ông Vinh bắt đầu câu trả lời.
Theo Bộ trưởng thì việc các bộ này có thể giúp Chính phủ định lượng được thất thoát lãng phí hay không thì câu trả lời là có thể, tuy nhiên chính xác thì khó có thể. Bởi vì câu hỏi rất rộng, từ tài nguyên khoáng sản cho đến tiền vốn, đến nhân lực, nghĩa là mọi tiềm lực của Nhà nước.
Bộ trưởng cũng thừa nhận là các thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn Nhà nước còn nghiêm trọng và chưa kiềm chế được. “Nhưng thất thoát lãng phí lớn là bao nhiêu và định lượng được nó trên tất cả lĩnh vực, tôi nghĩ không phải đơn giản, chúng ta cần phải làm, nhưng không phải đơn giản”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ví dụ cụ thể được Bộ trưởng nêu để cho thấy sự không đơn giản là trước đây tại quốc lộ 70, tuyến Hà Nội - Lào Cai do Bộ Giao thông Vận tải quản lý, Công an tỉnh Lào Cai lúc đó bắt được đội trưởng đội thi công cầu Bản Phiệt rút bớt thép trên cầu.
“Cậu đội trưởng này là kỹ sư xây dựng. Cậu đấy khai rằng: “Tôi lấy đi bởi vì trong thiết kế thừa. Thiết kế này nó quá an toàn, cho nên tôi có rút đi chừng ấy, trụ cầu cũng chẳng sao cả”, ông Vinh kể.
Hỏi tại sao như vậy thì cậu đội trưởng nói là “tại ông thiết kế được ăn theo tỷ lệ phần trăm của giá trị công trình”, Bộ trưởng kể tiếp và nhận định ở đây lãng phí thất thoát ngay cả trong khâu thẩm định các dự án tổng mức đầu tư, chứ không phải chỉ trong thi công rồi rút bớt.
“Nói về thất thoát, chúng ta có thể qua số liệu của Kiểm toán Nhà nước, số liệu của thanh tra các bộ, ngành cũng như thanh tra Chính phủ cộng vào có thể có một số liệu. Nhưng con số đó không đủ”, ông Vinh trả lời.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh là muốn đất nước phát triển thì dứt khoát phải ngăn chặn lãng phí, nhưng đây là công việc lâu dài và khó.
“Nếu có quyết tâm, có đề án đi sâu vào nghiên cứu đến mức để có thể trả lời, đưa ra một con số là lãng phí ấy định lượng là bao nhiêu, trong nền kinh tế chiếm bao nhiêu phần trăm GDP của 5 năm vừa qua là đề án rất lớn và khó”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng trình bày rõ là Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ quản lý về mặt nhà nước, các bộ chủ quản quản lý công trình, tiêu tiền mới là người phải chịu trách nhiệm quản lý đồng tiền này xem có lãng phí hay không lãng phí.
Chốt lại, Bộ trưởng Vinh nói, định lượng lãng phí thất thoát là có thể làm được và cần phải làm, nhưng làm đến đâu, làm như thế nào, đưa ra con số đến đâu thì là một việc khác. Song theo Bộ trưởng, phải siết chặt các lĩnh vực, các định mức, tìm ra nguyên nhân để hạn chế, làm sao sử dụng đồng vốn của Nhà nước hiệu quả hơn.
Thất thoát rất lớn
Cũng liên quan đến chất vấn của đại biểu Phúc, khi đăng đàn trả lời chất vấn trước Bộ trưởng Vinh, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nói đến nay chưa có một số liệu chính xác và chưa có nghiên cứu toàn diện để biết thất thoát trong xây dựng thuộc lĩnh vực thực hiện xây dựng công trình là bao nhiêu phần trăm. Song thất thoát là có thật và đây là vấn đề hết sức bức xúc.
Về trách nhiệm của ngành xây dựng, Bộ trưởng Dũng cho biết, qua kiểm tra các dự toán ban đầu, các địa phương, các ngành báo cáo năm 2013 đã cắt giảm 9,2%, năm 2014 cắt giảm được 5,39% và 9 tháng đầu năm 2015 thì cắt giảm được 5,66% tổng dự toán công trình trình để cơ quan nhà nước thẩm định sau đó đưa vào đấu thầu, tức là cắt giảm trong dự toán khoảng trên 5%.
Ngoài ra với trách nhiệm là kiểm soát quá trình xây dựng, trong đó có thanh tra xây dựng, năm 2011 - 2015, thanh tra Bộ Xây dựng đã công bố 267 kết luận và ban hành 189 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, kiến nghị xử lý về kinh tế với số tiền 3.300 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư là 82.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,3%.
Bộ trưởng Dũng cũng lưu ý rằng đây chỉ là kết quả kiểm soát một số công trình chứ không phải tất cả. Song nếu cộng với 5% nói trên thì khi làm chặt chẽ như vậy, với tổng đầu tư bằng vốn Nhà nước mỗi năm chiếm khoảng gần 40% tổng đầu tư xã hội, việc hạn chế thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực này cũng rất lớn.
Trước đó, sáng 17/11, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc hỏi, các bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng có thể giúp Chính phủ tính toán định lượng được những thất thoát, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế, nhất là thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước.
Có thể ước tính được những thất thoát, lãng phí đó chiếm bao nhiêu phần trăm GDP trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, từ năm 2011 đến nay?
“Tôi nghĩ không phải đơn giản”
Hết giờ làm việc chiều cùng ngày, chất vấn này vẫn chưa được trả lời. Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ phân công một trong ba vị bộ trưởng trả lời vào sáng hôm sau. Còn nếu không ai chịu trả lời thì Phó thủ tướng trả lời.
Bộ trưởng Vinh cho biết, theo sự phân công của Thủ tướng, ông thay mặt ba bộ trưởng trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Văn Phúc.
“Có thể nói đây là một câu hỏi tôi nghĩ đại biểu Nguyễn Văn Phúc rất hiểu, bởi vì anh Phúc là Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và có rất nhiều năm làm trong lĩnh vực này”, ông Vinh bắt đầu câu trả lời.
Theo Bộ trưởng thì việc các bộ này có thể giúp Chính phủ định lượng được thất thoát lãng phí hay không thì câu trả lời là có thể, tuy nhiên chính xác thì khó có thể. Bởi vì câu hỏi rất rộng, từ tài nguyên khoáng sản cho đến tiền vốn, đến nhân lực, nghĩa là mọi tiềm lực của Nhà nước.
Bộ trưởng cũng thừa nhận là các thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn Nhà nước còn nghiêm trọng và chưa kiềm chế được. “Nhưng thất thoát lãng phí lớn là bao nhiêu và định lượng được nó trên tất cả lĩnh vực, tôi nghĩ không phải đơn giản, chúng ta cần phải làm, nhưng không phải đơn giản”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ví dụ cụ thể được Bộ trưởng nêu để cho thấy sự không đơn giản là trước đây tại quốc lộ 70, tuyến Hà Nội - Lào Cai do Bộ Giao thông Vận tải quản lý, Công an tỉnh Lào Cai lúc đó bắt được đội trưởng đội thi công cầu Bản Phiệt rút bớt thép trên cầu.
“Cậu đội trưởng này là kỹ sư xây dựng. Cậu đấy khai rằng: “Tôi lấy đi bởi vì trong thiết kế thừa. Thiết kế này nó quá an toàn, cho nên tôi có rút đi chừng ấy, trụ cầu cũng chẳng sao cả”, ông Vinh kể.
Hỏi tại sao như vậy thì cậu đội trưởng nói là “tại ông thiết kế được ăn theo tỷ lệ phần trăm của giá trị công trình”, Bộ trưởng kể tiếp và nhận định ở đây lãng phí thất thoát ngay cả trong khâu thẩm định các dự án tổng mức đầu tư, chứ không phải chỉ trong thi công rồi rút bớt.
“Nói về thất thoát, chúng ta có thể qua số liệu của Kiểm toán Nhà nước, số liệu của thanh tra các bộ, ngành cũng như thanh tra Chính phủ cộng vào có thể có một số liệu. Nhưng con số đó không đủ”, ông Vinh trả lời.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh là muốn đất nước phát triển thì dứt khoát phải ngăn chặn lãng phí, nhưng đây là công việc lâu dài và khó.
“Nếu có quyết tâm, có đề án đi sâu vào nghiên cứu đến mức để có thể trả lời, đưa ra một con số là lãng phí ấy định lượng là bao nhiêu, trong nền kinh tế chiếm bao nhiêu phần trăm GDP của 5 năm vừa qua là đề án rất lớn và khó”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng trình bày rõ là Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ quản lý về mặt nhà nước, các bộ chủ quản quản lý công trình, tiêu tiền mới là người phải chịu trách nhiệm quản lý đồng tiền này xem có lãng phí hay không lãng phí.
Chốt lại, Bộ trưởng Vinh nói, định lượng lãng phí thất thoát là có thể làm được và cần phải làm, nhưng làm đến đâu, làm như thế nào, đưa ra con số đến đâu thì là một việc khác. Song theo Bộ trưởng, phải siết chặt các lĩnh vực, các định mức, tìm ra nguyên nhân để hạn chế, làm sao sử dụng đồng vốn của Nhà nước hiệu quả hơn.
Thất thoát rất lớn
Cũng liên quan đến chất vấn của đại biểu Phúc, khi đăng đàn trả lời chất vấn trước Bộ trưởng Vinh, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nói đến nay chưa có một số liệu chính xác và chưa có nghiên cứu toàn diện để biết thất thoát trong xây dựng thuộc lĩnh vực thực hiện xây dựng công trình là bao nhiêu phần trăm. Song thất thoát là có thật và đây là vấn đề hết sức bức xúc.
Về trách nhiệm của ngành xây dựng, Bộ trưởng Dũng cho biết, qua kiểm tra các dự toán ban đầu, các địa phương, các ngành báo cáo năm 2013 đã cắt giảm 9,2%, năm 2014 cắt giảm được 5,39% và 9 tháng đầu năm 2015 thì cắt giảm được 5,66% tổng dự toán công trình trình để cơ quan nhà nước thẩm định sau đó đưa vào đấu thầu, tức là cắt giảm trong dự toán khoảng trên 5%.
Ngoài ra với trách nhiệm là kiểm soát quá trình xây dựng, trong đó có thanh tra xây dựng, năm 2011 - 2015, thanh tra Bộ Xây dựng đã công bố 267 kết luận và ban hành 189 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, kiến nghị xử lý về kinh tế với số tiền 3.300 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư là 82.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,3%.
Bộ trưởng Dũng cũng lưu ý rằng đây chỉ là kết quả kiểm soát một số công trình chứ không phải tất cả. Song nếu cộng với 5% nói trên thì khi làm chặt chẽ như vậy, với tổng đầu tư bằng vốn Nhà nước mỗi năm chiếm khoảng gần 40% tổng đầu tư xã hội, việc hạn chế thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực này cũng rất lớn.