Sửa Luật Xây dựng: Thà chậm còn hơn thất thoát
Bộ trưởng Bộ Xây dựng giải trình sau khi nghe góp ý về dự án Luật Xây dựng (sửa đổi)
“Ở các nước thì thời gian kiểm soát quy trình đầu tư rất lâu,
có thể vài năm, nhưng khi thi công công trình thì thời gian rất ngắn.
Còn ở ta rất nhanh cho xong thủ tục, nhưng thi công kéo dài nhiều năm và
thất thoát vô cùng to lớn”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh trong ít phút phát biểu sau khi nghe các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách góp ý về dự án Luật Xây dựng (sửa đổi), chiều 10/4.
Mừng vì đa số các vấn đề lớn tại dự thảo luật mới nhất đã được nhiều ý kiến tán thành, song Bộ trưởng Dũng cũng tiếp thu, giải trình nhiều góp ý của các vị đại biểu Quốc hội.
Liên quan đến phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật trong mối quan hệ với dự án Luật Đầu tư công sắp được Quốc hội thông qua, ông Dũng nói rõ, Luật Đầu tư công quy định việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách là chính, trong khi 80% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (mỗi năm chiếm xấp xỉ 30% GDP) là vốn đầu tư xây dựng.
Vì vậy nếu chỉ theo Luật Đầu tư công thì không điều chỉnh được tất cả các nguồn vốn và dẫn đến nhiều nguồn không quản lý được, Bộ trưởng Dũng giải thích.
Ông cũng nhấn lại quan điểm đã thể hiện từ những ngày đầu soạn thảo Luật Xây dựng (sửa đổi), rằng các nguồn vốn khác nhau được quản lý khác nhau để quản thật chặt nguốn vốn nhà nước. Thà rằng chậm thời gian, còn hơn thất thoát vốn và hiệu quả đầu tư thấp.
Bên cạnh vấn đề quản lý vốn, các góp ý của các vị đại biểu về giấy phép, quy hoạch… đều hướng đến thủ tục thuận lợi cho dân nhưng phải đảm bảo chặt chẽ trong quản lý.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Huỳnh Thành Lập phản ánh sự phiền hà của dân khi nhiều dự án treo quá dài. Vì vậy nên cần quy định thời gian cho tồn tại công trình xây dựng tạm, đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Lê Như Tiến đề nghị quy định cụ thể về điều kiện hồ sơ cấp phép theo hướng cấp phép xây dựng phải chặt chẽ nhưng thủ tục phải nhanh gọn.
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch đề nghị xem lại điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình đô thị. Vì nếu hồ sơ xin cấp phép cần bản vẽ thi công thì nhiều công trình phải chở cả mấy xe tải tài liệu liên quan, quá nhiêu khê.
Nhận xét dự thảo luật đã được chỉnh sửa tương đối hoàn chỉnh, song Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Bá Thuyền đề nghị bổ sung ba chương về quyết toán công trình, kiểm toán công trình quản lý sử dụng công trình, tránh tình trạng công trình to đẹp đàng hoàng nhưng mấy năm là hỏng hết.
Còn theo đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa thiên - Huế), yêu cầu quy hoạch xây dựng phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất là bất hợp lý. Vì kế hoạch sử dụng đất có thể thay đổi hàng năm còn quy hoạch xây dựng phải dài hơi.
Sau khi tiếp thu chỉnh sửa, dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) sẽ tiếp tục được hoàn thiện để Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua vào kỳ họp tháng 5 tới đây.
Mừng vì đa số các vấn đề lớn tại dự thảo luật mới nhất đã được nhiều ý kiến tán thành, song Bộ trưởng Dũng cũng tiếp thu, giải trình nhiều góp ý của các vị đại biểu Quốc hội.
Liên quan đến phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật trong mối quan hệ với dự án Luật Đầu tư công sắp được Quốc hội thông qua, ông Dũng nói rõ, Luật Đầu tư công quy định việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách là chính, trong khi 80% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (mỗi năm chiếm xấp xỉ 30% GDP) là vốn đầu tư xây dựng.
Vì vậy nếu chỉ theo Luật Đầu tư công thì không điều chỉnh được tất cả các nguồn vốn và dẫn đến nhiều nguồn không quản lý được, Bộ trưởng Dũng giải thích.
Ông cũng nhấn lại quan điểm đã thể hiện từ những ngày đầu soạn thảo Luật Xây dựng (sửa đổi), rằng các nguồn vốn khác nhau được quản lý khác nhau để quản thật chặt nguốn vốn nhà nước. Thà rằng chậm thời gian, còn hơn thất thoát vốn và hiệu quả đầu tư thấp.
Bên cạnh vấn đề quản lý vốn, các góp ý của các vị đại biểu về giấy phép, quy hoạch… đều hướng đến thủ tục thuận lợi cho dân nhưng phải đảm bảo chặt chẽ trong quản lý.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Huỳnh Thành Lập phản ánh sự phiền hà của dân khi nhiều dự án treo quá dài. Vì vậy nên cần quy định thời gian cho tồn tại công trình xây dựng tạm, đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Lê Như Tiến đề nghị quy định cụ thể về điều kiện hồ sơ cấp phép theo hướng cấp phép xây dựng phải chặt chẽ nhưng thủ tục phải nhanh gọn.
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch đề nghị xem lại điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình đô thị. Vì nếu hồ sơ xin cấp phép cần bản vẽ thi công thì nhiều công trình phải chở cả mấy xe tải tài liệu liên quan, quá nhiêu khê.
Nhận xét dự thảo luật đã được chỉnh sửa tương đối hoàn chỉnh, song Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Bá Thuyền đề nghị bổ sung ba chương về quyết toán công trình, kiểm toán công trình quản lý sử dụng công trình, tránh tình trạng công trình to đẹp đàng hoàng nhưng mấy năm là hỏng hết.
Còn theo đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa thiên - Huế), yêu cầu quy hoạch xây dựng phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất là bất hợp lý. Vì kế hoạch sử dụng đất có thể thay đổi hàng năm còn quy hoạch xây dựng phải dài hơi.
Sau khi tiếp thu chỉnh sửa, dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) sẽ tiếp tục được hoàn thiện để Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua vào kỳ họp tháng 5 tới đây.