Bức xúc từ hạt gạo
Trong 42 câu hỏi chất vấn bằng văn bản dành cho Thủ tướng có đến 11 câu liên quan đến vấn đề lúa gạo
Trong 42 câu hỏi chất vấn bằng văn bản dành cho Thủ tướng có đến 11 câu liên quan đến vấn đề lúa gạo.
Dường như bức xúc của cử tri, đặc biệt là của những người trồng lúa, vẫn chưa được giải tỏa sau giải trình và cả tuyên bố nhận trách nhiệm cá nhân của các bộ trưởng về vấn đề này.
Rõ ràng là trong khi quyết định cho phép xuất khẩu gạo không đem lại gì đáng kể cho người nông dân, thì quyết định ngược lại đã gây hậu quả thiệt hại nghiêm trọng cho họ.
Nói cách khác, dù nhà chức trách chọn giải pháp nào đối với vấn đề lúa gạo trong khung cảnh của chính sách đang được triển khai, thì nông dân cũng ở trong vị thế bất lợi.
Bởi vậy, cần xem lại tất cả các nguyên tắc cơ bản được thiết lập trong chính sách của nhà chức trách đối với nông dân, chứ không chỉ bắt bẻ sai sót trong việc đề ra một quyết định cụ thể.
Ở nhiều nước, nhà chức trách hiểu được vị thế thua thiệt của nông dân, tầng lớp nhận lãnh chức năng xã hội cao quý từ muôn thuở là bảo đảm cái ăn cho mọi người, trong mối quan hệ với các tầng lớp khác cùng tham gia vào đời sống kinh tế.
Do đó, Nhà nước có nhiều biện pháp để hỗ trợ nghề nông và nâng đỡ, giúp ổn định cuộc sống của nhà nông. Một trong những biện pháp mang lại hiệu quả tích cực nhất là bảo hiểm giá nông phẩm.
Cơ chế bảo hiểm vận hành trên căn bản tự nguyện và trong khuôn khổ quan hệ kết ước bình đẳng: người được bảo hiểm, tức là nông dân, nộp một khoản phí bảo hiểm theo thỏa thuận và đúng kỳ hạn; người bảo hiểm cam kết sẽ mua sản phẩm với một giá tối thiểu được ấn định trước, vào một thời điểm nhất định, bất chấp tình hình diễn biến của giá cả ở thời điểm đó. Với giá đó, nông dân được bảo đảm có lãi.
Thông thường quỹ bảo hiểm loại này được Nhà nước đỡ đầu và hình thành từ sự đóng góp của tất cả các thành phần xã hội tham gia vào đời sống kinh tế của đất nước, trong đó có nông dân. Nó mang tính chất của một công cụ điều tiết vĩ mô của nhà chức trách nhằm tổ chức việc san sẻ rủi ro trong điều kiện khả năng tự bảo vệ của nông dân kém hơn so với các thành phần khác.
Tất nhiên, việc bảo hiểm không có ý nghĩa gì đối với người được bảo hiểm trong trường hợp giá sản phẩm được bảo hiểm tăng vọt bất thường: trong cơn sốt giá, chính lợi ích của toàn xã hội chứ không phải lợi ích của người được bảo hiểm cần được ưu tiên bảo vệ. Khi đó nhà chức trách có thể dùng các công cụ hành chính để can thiệp nhằm bình ổn thị trường.
Trái lại, trong trường hợp giá sản phẩm rớt thảm hại, thì quan hệ bảo hiểm trở thành chỗ dựa an toàn, vững chắc đối với tài sản của người được bảo hiểm. Nó bảo đảm cho họ không phải gánh chịu thiệt hại do phải bán đổ bán tháo sản phẩm với giá thấp hoặc thậm chí không bán được sản phẩm cho ai dù với bất kỳ giá nào.
Nếu có một cơ chế bảo hiểm như thế, thì trong hoàn cảnh hiện tại người trồng lúa sẽ không có cảm giác ngồi bên cạnh bồ lúa đầy ắp mà như ngồi trên đống lửa. Và cơ may làm giàu bất chợt từ cơn sốt giá gạo vừa rồi, đối với họ, chỉ là chuyện phù phiếm, dứt khoát không thể tạo ra bức xúc kéo dài.
Nhà chức trách, về phần mình, sẽ không phải chịu cảnh bị lời cam kết “bảo đảm cho nông dân có lãi” bao nhiêu phần trăm đó ám ảnh như một thách thức của lòng tin.
TS. Nguyễn Ngọc Điện (Tuổi Trẻ)
Dường như bức xúc của cử tri, đặc biệt là của những người trồng lúa, vẫn chưa được giải tỏa sau giải trình và cả tuyên bố nhận trách nhiệm cá nhân của các bộ trưởng về vấn đề này.
Rõ ràng là trong khi quyết định cho phép xuất khẩu gạo không đem lại gì đáng kể cho người nông dân, thì quyết định ngược lại đã gây hậu quả thiệt hại nghiêm trọng cho họ.
Nói cách khác, dù nhà chức trách chọn giải pháp nào đối với vấn đề lúa gạo trong khung cảnh của chính sách đang được triển khai, thì nông dân cũng ở trong vị thế bất lợi.
Bởi vậy, cần xem lại tất cả các nguyên tắc cơ bản được thiết lập trong chính sách của nhà chức trách đối với nông dân, chứ không chỉ bắt bẻ sai sót trong việc đề ra một quyết định cụ thể.
Ở nhiều nước, nhà chức trách hiểu được vị thế thua thiệt của nông dân, tầng lớp nhận lãnh chức năng xã hội cao quý từ muôn thuở là bảo đảm cái ăn cho mọi người, trong mối quan hệ với các tầng lớp khác cùng tham gia vào đời sống kinh tế.
Do đó, Nhà nước có nhiều biện pháp để hỗ trợ nghề nông và nâng đỡ, giúp ổn định cuộc sống của nhà nông. Một trong những biện pháp mang lại hiệu quả tích cực nhất là bảo hiểm giá nông phẩm.
Cơ chế bảo hiểm vận hành trên căn bản tự nguyện và trong khuôn khổ quan hệ kết ước bình đẳng: người được bảo hiểm, tức là nông dân, nộp một khoản phí bảo hiểm theo thỏa thuận và đúng kỳ hạn; người bảo hiểm cam kết sẽ mua sản phẩm với một giá tối thiểu được ấn định trước, vào một thời điểm nhất định, bất chấp tình hình diễn biến của giá cả ở thời điểm đó. Với giá đó, nông dân được bảo đảm có lãi.
Thông thường quỹ bảo hiểm loại này được Nhà nước đỡ đầu và hình thành từ sự đóng góp của tất cả các thành phần xã hội tham gia vào đời sống kinh tế của đất nước, trong đó có nông dân. Nó mang tính chất của một công cụ điều tiết vĩ mô của nhà chức trách nhằm tổ chức việc san sẻ rủi ro trong điều kiện khả năng tự bảo vệ của nông dân kém hơn so với các thành phần khác.
Tất nhiên, việc bảo hiểm không có ý nghĩa gì đối với người được bảo hiểm trong trường hợp giá sản phẩm được bảo hiểm tăng vọt bất thường: trong cơn sốt giá, chính lợi ích của toàn xã hội chứ không phải lợi ích của người được bảo hiểm cần được ưu tiên bảo vệ. Khi đó nhà chức trách có thể dùng các công cụ hành chính để can thiệp nhằm bình ổn thị trường.
Trái lại, trong trường hợp giá sản phẩm rớt thảm hại, thì quan hệ bảo hiểm trở thành chỗ dựa an toàn, vững chắc đối với tài sản của người được bảo hiểm. Nó bảo đảm cho họ không phải gánh chịu thiệt hại do phải bán đổ bán tháo sản phẩm với giá thấp hoặc thậm chí không bán được sản phẩm cho ai dù với bất kỳ giá nào.
Nếu có một cơ chế bảo hiểm như thế, thì trong hoàn cảnh hiện tại người trồng lúa sẽ không có cảm giác ngồi bên cạnh bồ lúa đầy ắp mà như ngồi trên đống lửa. Và cơ may làm giàu bất chợt từ cơn sốt giá gạo vừa rồi, đối với họ, chỉ là chuyện phù phiếm, dứt khoát không thể tạo ra bức xúc kéo dài.
Nhà chức trách, về phần mình, sẽ không phải chịu cảnh bị lời cam kết “bảo đảm cho nông dân có lãi” bao nhiêu phần trăm đó ám ảnh như một thách thức của lòng tin.
TS. Nguyễn Ngọc Điện (Tuổi Trẻ)