“Ngừng ký hợp đồng xuất khẩu còn nguy hại hơn ngừng xuất khẩu!”
Quan điểm của đại biểu Quốc hội tỉnh Cần Thơ về cách thức xử lý hậu quả của việc ngừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
Phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát sáng 11/11 được khá nhiều người quan tâm.
Bởi lẽ, vấn đề được hỏi nhiều có liên quan đến việc ngừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo trong năm 2008, được cho là gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và nông dân.
Liên quan đến phần trả lời chất vấn của ông Cao Đức Phát, VnEconomy đã hỏi chuyện đại biểu Quốc hội tỉnh Cần Thơ, ông Nguyễn Trung Nhân, một người đến từ ĐBSCL, nơi vựa lúa của cả nước.
Vị đại biểu tỉnh Cần Thơ nói:
- Tôi không hài lòng lắm với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Cao Đức Phát.
Thứ nhất, về chính sách điều hành xuất nhập khẩu gạo, về phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa ở ĐBSCL, sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu vực cung cấp đến 90% lượng lúa gạo cho xuất khẩu là chưa tương xứng.
Việc ngừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo như vừa qua đem đến sự thiệt hại rất lớn cho người nông dân. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng thiệt hại rất lớn.
Bởi doanh nghiệp khi xuất khẩu phải dự trữ trước một thời gian, ký hợp đồng trước và tính toán tất cả giá thành trước đó để xuất khẩu. Nếu mà thay đổi chính sách đột ngột như vậy thì sẽ làm cho hoạt động và tính toán của doanh nghiệp trước đó hoàn toàn bị phá vỡ.
Mà doanh nghiệp thì nguồn vốn có phải anh nào cũng có đâu, họ phải đi vay ngân hàng, tồn kho rồi bao nhiêu thứ thiệt hại cho doanh nghiệp.
Ngừng ký hợp đồng xuất khẩu còn nguy hại hơn ngừng xuất khẩu. Nếu giãn tiến độ xuất khẩu thì không sao vì lượng hàng anh còn đó, nhưng nếu anh ngừng ký hợp đồng xuất khẩu tức là ngừng ký giá cao. Nguy hiểm nằm ở chỗ đó.
Mặc dù Bộ trưởng, trong phần trả lời, đã nhận khuyết điểm về phần mình, nhưng thực sự cái đó có phần hơi gượng gạo. Tôi nghĩ rằng cần phải xác định chỗ nào, người nào chịu trách nhiệm, thật cụ thể, chứ không thể nhận trách nhiệm kiểu như vậy được.
Đương nhiên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở phạm vi của mình, trách nhiệm tới đó thì ông cố gắng hết mình, nhưng trả lời như thế thì thực sự chưa thỏa đáng.
Theo ông cái sai là đáng lẽ nên giãn tiến độ xuất khẩu, thay vì ngừng ký hợp đồng xuất khẩu?
Theo tôi thì chỉ nên giãn tiến độ giao hàng. Vì thực sự với Việt Nam mình, sản xuất lúa các vụ chỉ cách nhau có hơn 3 tháng thôi, 90 ngày, chín mấy ngày là một vụ lúa mới thu hoạch rồi.
Mà vụ lúa chính là vụ Đông Xuân. Hỏi những người nông dân lâu năm hay chuyên gia về lúa tại ĐBSCL thì biết chắc chắn là trúng mùa. Vì đơn giản mưa sớm là trúng mùa. Chuyên gia họ dự báo sao tôi không biết chứ nông dân thì ai cũng biết vậy, năm nay mưa sớm là trúng mùa.
Với giống lúa ngắn ngày thì trong 3 tháng là quay một vòng lúa rồi, thì an ninh lương thực không phải là vấn đề lớn đâu.
Thành ra tôi nghĩ cái việc ngừng đó, dự báo sai là một chuyện, còn thì do bản lĩnh người điều hành chính sách chưa được tốt lắm. Trước vấn đề như vậy đã đưa ra một quyết sách vội vàng, thành ra thiệt hại rất lớn.
Các đại biểu hồi sáng nay cũng đã nói rồi, Nhà nước phải có trách nhiệm bù đắp thiệt hại cho người nông dân.
Nói như thế là người nông dân ĐBSCL không chỉ chấp nhận việc nhận trách nhiệm?
Tôi không dám đại diện hết cho nông dân, nhưng tôi cho rằng cũng cần phải có cái bù đắp thỏa đáng đối với những người bị thiệt hại. Giống như một Đại biểu hồi sáng có phát biểu là người nông dân đã chịu thiệt hại nhiều năm nay rồi, cái đó (việc đền bù cho người dân - PV) Nhà nước phải làm.
Phải có chính sách gì đó để hỗ trợ người dân, trợ giá phân bón chẳng hạn, rồi một số cái khác… Tôi nghĩ là nên có giải pháp, không nói suông nữa.
Về vấn đề bồi thường, Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ mới nói “sẽ tiếp thu”. Theo ông nên có giải pháp như thế nào?
Tôi nghĩ là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ và Bộ Tài chính nên xem xét một cách thấu đáo, tính toán một cách cụ thể những thiệt hại trong thời gian vừa qua, và Nhà nước phải có một khoản nhất định nào đó, phải có con số cụ thể để bù đắp cho người nông dân chịu thiệt hại do quyết định đó.
Nhà nước phải chịu trách nhiệm nếu quyết định của mình gây thiệt hại cho dân.
Tại sao lại là Bộ Tài chính tính toán mà không phải một cơ quan độc lập nào đó cho công bằng, khách quan?
Tôi nghĩ với cơ chế quản lý của ta hiện nay thì khó có cơ quan nào khác tiếp cận số liệu để có thông tin đầy đủ tính toán. Tuy nhiên, sau khi có con số công bố rồi thì các cơ quan độc lập có thể thẩm định, được tham khảo ý kiến.
Tôi nghĩ là các cơ quan có trách nhiệm nên làm việc đó và Chính phủ cũng chỉ có thể giao cho các cơ quan có trách nhiệm làm việc này mà không thể giao cho các cơ quan bên ngoài được. Tôi nghĩ hai cơ quan đó phải là cơ quan tính toán thiệt hại.
Việc tính ra con số thiệt hại có dễ, thưa ông?
Cũng dễ thôi. Vì lượng hàng và giá ký bình quân giai đoạn đó thì Chính phủ biết.
Nhưng với việc chúng ta đang phải cắt giảm chi tiêu như hiện nay thì có lẽ Chính phủ khó có thể dành ra khoản tiền nào đó để bù đắp cho nông dân…
Tôi nghĩ rằng cái quan trọng là ra quyết định bù đắp. Còn khi nào bù đắp thì Chính phủ có thể làm từ từ. Thời gian bù đắp có thể kéo dài ra.
Ví dụ năm nay 30%, năm sau 20%, kéo dài nữa. Người dân cũng sẽ ủng hộ Chính phủ và sẵn sàng chấp nhận việc đó, vì mọi người đều thấy rằng Chính phủ hiện nay cũng khó khăn, Chính phủ cũng đã cố gắng rất nhiều trong thời gian qua.
Ngoài vấn đề đền bù tiền ra thì còn trách nhiệm cá nhân. Theo ông trách nhiệm cá nhân nên được xử lý như thế nào?
Ở Việt Nam ta thì văn hóa từ chức chưa phổ biến và thực sự thì chỉ mới có hai bộ trưởng là cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đào Đình Bình và cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ đã làm. Nhưng hai vị này đều xác định có khuyết điểm rõ ràng rồi thì mới từ chức. Còn có hiện tượng mà chưa có kết luận thì từ chức là khó.
Có ý kiến cho rằng một số quyết định vừa qua có thể chịu tác động từ các cuộc vận động chính sách mang màu sắc lợi ích nhóm. Quan điểm của ông như thế nào?
Các quốc gia phát triển theo mô hình thị trường thì xung đột lợi ích giữa các nhóm lúc nào cũng có. Nó nhiều hay ít thôi.
Đại biểu kỳ họp rồi cũng có nói rồi, có một số chính sách vừa qua không hợp lòng dân, không mang lại lợi ích cho đại đa số người dân, nhưng mang lại lợi ích cho một tập đoàn lợi ích nào đó. Tôi nghĩ rằng chuyện đó tại Việt Nam là có.
Riêng về vấn đề gạo thì tác động của các tập đoàn lợi ích đến điều tiết chính sách không lớn. Còn với nhiều ngành khác như ôtô, dầu khí, sắt thép, điện lực, bưu chính viễn thông… những ngành còn tồn tại tình trạng bao cấp lớn, những ngành có nhiều tập đoàn lớn thì ảnh hưởng của các nhóm lợi ích cũng lớn.
Nếu vậy thì việc xác định trách nhiệm cá nhân trong chuyện gạo vừa rồi, theo ông, đã làm rõ hết chưa?
Tôi nghĩ rằng có hai bộ chịu trách nhiệm chính và Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vì Bộ Công Thương là liên quan đến chính sách xuất nhập khẩu, còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì liên quan đến dự báo, khuyến cáo, liên quan đến sản phẩm xuất khẩu.
Nếu các bộ trả lời không thỏa đáng thì trong phiên chất vấn Thủ tướng Chính phủ vào ngày 13/11 tới, ông có tiếp tục chất vấn về vấn đề này?
Bộ Nông nghiệp đã xong phần trả lời của mình về phần dự báo nông sản và trách nhiệm của mình. Tới Bộ Công Thương sẽ có chất vấn nhiều về điều hành chính sách xuất nhập khẩu. Tôi đã chuẩn bị nhiều câu hỏi cho các bộ trưởng.
Còn về trách nhiệm của Thủ tướng, thì Thủ tướng là người điều hành cao nhất, còn các bộ vẫn là người thừa hành. Ra quyết định là Chính phủ ký, vậy thì Chính phủ cũng phải chịu một phần trách nhiệm.
Nếu là trách nhiệm của Chính phủ thì Chính phủ sẽ phải sửa chữa như thế nào?
Như tôi đã nói là để bù đắp lại cho người dân, cho doanh nghiệp, những người chịu thiệt hại thời gian qua thì Chính phủ phải là người ra quyết định, ra chính sách để các bộ thực hiện chủ trương ấy.
Bởi lẽ, vấn đề được hỏi nhiều có liên quan đến việc ngừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo trong năm 2008, được cho là gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và nông dân.
Liên quan đến phần trả lời chất vấn của ông Cao Đức Phát, VnEconomy đã hỏi chuyện đại biểu Quốc hội tỉnh Cần Thơ, ông Nguyễn Trung Nhân, một người đến từ ĐBSCL, nơi vựa lúa của cả nước.
Vị đại biểu tỉnh Cần Thơ nói:
- Tôi không hài lòng lắm với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Cao Đức Phát.
Thứ nhất, về chính sách điều hành xuất nhập khẩu gạo, về phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa ở ĐBSCL, sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu vực cung cấp đến 90% lượng lúa gạo cho xuất khẩu là chưa tương xứng.
Việc ngừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo như vừa qua đem đến sự thiệt hại rất lớn cho người nông dân. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng thiệt hại rất lớn.
Bởi doanh nghiệp khi xuất khẩu phải dự trữ trước một thời gian, ký hợp đồng trước và tính toán tất cả giá thành trước đó để xuất khẩu. Nếu mà thay đổi chính sách đột ngột như vậy thì sẽ làm cho hoạt động và tính toán của doanh nghiệp trước đó hoàn toàn bị phá vỡ.
Mà doanh nghiệp thì nguồn vốn có phải anh nào cũng có đâu, họ phải đi vay ngân hàng, tồn kho rồi bao nhiêu thứ thiệt hại cho doanh nghiệp.
Ngừng ký hợp đồng xuất khẩu còn nguy hại hơn ngừng xuất khẩu. Nếu giãn tiến độ xuất khẩu thì không sao vì lượng hàng anh còn đó, nhưng nếu anh ngừng ký hợp đồng xuất khẩu tức là ngừng ký giá cao. Nguy hiểm nằm ở chỗ đó.
Mặc dù Bộ trưởng, trong phần trả lời, đã nhận khuyết điểm về phần mình, nhưng thực sự cái đó có phần hơi gượng gạo. Tôi nghĩ rằng cần phải xác định chỗ nào, người nào chịu trách nhiệm, thật cụ thể, chứ không thể nhận trách nhiệm kiểu như vậy được.
Đương nhiên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở phạm vi của mình, trách nhiệm tới đó thì ông cố gắng hết mình, nhưng trả lời như thế thì thực sự chưa thỏa đáng.
Theo ông cái sai là đáng lẽ nên giãn tiến độ xuất khẩu, thay vì ngừng ký hợp đồng xuất khẩu?
Theo tôi thì chỉ nên giãn tiến độ giao hàng. Vì thực sự với Việt Nam mình, sản xuất lúa các vụ chỉ cách nhau có hơn 3 tháng thôi, 90 ngày, chín mấy ngày là một vụ lúa mới thu hoạch rồi.
Mà vụ lúa chính là vụ Đông Xuân. Hỏi những người nông dân lâu năm hay chuyên gia về lúa tại ĐBSCL thì biết chắc chắn là trúng mùa. Vì đơn giản mưa sớm là trúng mùa. Chuyên gia họ dự báo sao tôi không biết chứ nông dân thì ai cũng biết vậy, năm nay mưa sớm là trúng mùa.
Với giống lúa ngắn ngày thì trong 3 tháng là quay một vòng lúa rồi, thì an ninh lương thực không phải là vấn đề lớn đâu.
Thành ra tôi nghĩ cái việc ngừng đó, dự báo sai là một chuyện, còn thì do bản lĩnh người điều hành chính sách chưa được tốt lắm. Trước vấn đề như vậy đã đưa ra một quyết sách vội vàng, thành ra thiệt hại rất lớn.
Các đại biểu hồi sáng nay cũng đã nói rồi, Nhà nước phải có trách nhiệm bù đắp thiệt hại cho người nông dân.
Nói như thế là người nông dân ĐBSCL không chỉ chấp nhận việc nhận trách nhiệm?
Tôi không dám đại diện hết cho nông dân, nhưng tôi cho rằng cũng cần phải có cái bù đắp thỏa đáng đối với những người bị thiệt hại. Giống như một Đại biểu hồi sáng có phát biểu là người nông dân đã chịu thiệt hại nhiều năm nay rồi, cái đó (việc đền bù cho người dân - PV) Nhà nước phải làm.
Phải có chính sách gì đó để hỗ trợ người dân, trợ giá phân bón chẳng hạn, rồi một số cái khác… Tôi nghĩ là nên có giải pháp, không nói suông nữa.
Về vấn đề bồi thường, Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ mới nói “sẽ tiếp thu”. Theo ông nên có giải pháp như thế nào?
Tôi nghĩ là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ và Bộ Tài chính nên xem xét một cách thấu đáo, tính toán một cách cụ thể những thiệt hại trong thời gian vừa qua, và Nhà nước phải có một khoản nhất định nào đó, phải có con số cụ thể để bù đắp cho người nông dân chịu thiệt hại do quyết định đó.
Nhà nước phải chịu trách nhiệm nếu quyết định của mình gây thiệt hại cho dân.
Tại sao lại là Bộ Tài chính tính toán mà không phải một cơ quan độc lập nào đó cho công bằng, khách quan?
Tôi nghĩ với cơ chế quản lý của ta hiện nay thì khó có cơ quan nào khác tiếp cận số liệu để có thông tin đầy đủ tính toán. Tuy nhiên, sau khi có con số công bố rồi thì các cơ quan độc lập có thể thẩm định, được tham khảo ý kiến.
Tôi nghĩ là các cơ quan có trách nhiệm nên làm việc đó và Chính phủ cũng chỉ có thể giao cho các cơ quan có trách nhiệm làm việc này mà không thể giao cho các cơ quan bên ngoài được. Tôi nghĩ hai cơ quan đó phải là cơ quan tính toán thiệt hại.
Việc tính ra con số thiệt hại có dễ, thưa ông?
Cũng dễ thôi. Vì lượng hàng và giá ký bình quân giai đoạn đó thì Chính phủ biết.
Nhưng với việc chúng ta đang phải cắt giảm chi tiêu như hiện nay thì có lẽ Chính phủ khó có thể dành ra khoản tiền nào đó để bù đắp cho nông dân…
Tôi nghĩ rằng cái quan trọng là ra quyết định bù đắp. Còn khi nào bù đắp thì Chính phủ có thể làm từ từ. Thời gian bù đắp có thể kéo dài ra.
Ví dụ năm nay 30%, năm sau 20%, kéo dài nữa. Người dân cũng sẽ ủng hộ Chính phủ và sẵn sàng chấp nhận việc đó, vì mọi người đều thấy rằng Chính phủ hiện nay cũng khó khăn, Chính phủ cũng đã cố gắng rất nhiều trong thời gian qua.
Ngoài vấn đề đền bù tiền ra thì còn trách nhiệm cá nhân. Theo ông trách nhiệm cá nhân nên được xử lý như thế nào?
Ở Việt Nam ta thì văn hóa từ chức chưa phổ biến và thực sự thì chỉ mới có hai bộ trưởng là cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đào Đình Bình và cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ đã làm. Nhưng hai vị này đều xác định có khuyết điểm rõ ràng rồi thì mới từ chức. Còn có hiện tượng mà chưa có kết luận thì từ chức là khó.
Có ý kiến cho rằng một số quyết định vừa qua có thể chịu tác động từ các cuộc vận động chính sách mang màu sắc lợi ích nhóm. Quan điểm của ông như thế nào?
Các quốc gia phát triển theo mô hình thị trường thì xung đột lợi ích giữa các nhóm lúc nào cũng có. Nó nhiều hay ít thôi.
Đại biểu kỳ họp rồi cũng có nói rồi, có một số chính sách vừa qua không hợp lòng dân, không mang lại lợi ích cho đại đa số người dân, nhưng mang lại lợi ích cho một tập đoàn lợi ích nào đó. Tôi nghĩ rằng chuyện đó tại Việt Nam là có.
Riêng về vấn đề gạo thì tác động của các tập đoàn lợi ích đến điều tiết chính sách không lớn. Còn với nhiều ngành khác như ôtô, dầu khí, sắt thép, điện lực, bưu chính viễn thông… những ngành còn tồn tại tình trạng bao cấp lớn, những ngành có nhiều tập đoàn lớn thì ảnh hưởng của các nhóm lợi ích cũng lớn.
Nếu vậy thì việc xác định trách nhiệm cá nhân trong chuyện gạo vừa rồi, theo ông, đã làm rõ hết chưa?
Tôi nghĩ rằng có hai bộ chịu trách nhiệm chính và Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vì Bộ Công Thương là liên quan đến chính sách xuất nhập khẩu, còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì liên quan đến dự báo, khuyến cáo, liên quan đến sản phẩm xuất khẩu.
Nếu các bộ trả lời không thỏa đáng thì trong phiên chất vấn Thủ tướng Chính phủ vào ngày 13/11 tới, ông có tiếp tục chất vấn về vấn đề này?
Bộ Nông nghiệp đã xong phần trả lời của mình về phần dự báo nông sản và trách nhiệm của mình. Tới Bộ Công Thương sẽ có chất vấn nhiều về điều hành chính sách xuất nhập khẩu. Tôi đã chuẩn bị nhiều câu hỏi cho các bộ trưởng.
Còn về trách nhiệm của Thủ tướng, thì Thủ tướng là người điều hành cao nhất, còn các bộ vẫn là người thừa hành. Ra quyết định là Chính phủ ký, vậy thì Chính phủ cũng phải chịu một phần trách nhiệm.
Nếu là trách nhiệm của Chính phủ thì Chính phủ sẽ phải sửa chữa như thế nào?
Như tôi đã nói là để bù đắp lại cho người dân, cho doanh nghiệp, những người chịu thiệt hại thời gian qua thì Chính phủ phải là người ra quyết định, ra chính sách để các bộ thực hiện chủ trương ấy.