Bộ trưởng Bộ Công Thương: Tôi nhận một phần trách nhiệm
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng xin nhận một phần trách nhiệm về chuyện tiêu thụ lúa gạo
Mặc dù chỉ là một trong ba nhóm vấn đề trong nội dung chất vấn, song những câu hỏi về trách nhiệm cá nhân trong việc tham mưu điều hành xuất nhập khẩu - đặc biệt là với lúa gạo - đã “theo đuổi” Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng từ đầu đến cuối phiên chất vấn tại Quốc hội.
Bộ trưởng kiên trì “nhận một phần trách nhiệm”, đại biểu Quốc hội kiên nhẫn “truy” đến cùng. Bộ trưởng đề nghị “nếu đại biểu chưa vừa ý, xin phép được gặp riêng!
Chưa vừa ý, sẽ xin phép gặp riêng
Trước khi lên hội trường trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã trả lời bằng văn bản chất vấn của nhiều đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội xung quanh việc điều hành xuất khẩu gạo gây thiệt hại cho nông dân.
Theo đó, ông Hoàng khẳng định chưa bao giờ kiến nghị dừng xuất khẩu gạo mà chỉ tạm dừng ký thêm hợp đồng mới. Việc tham mưu để Chính phủ đưa ra quyết định đó là chính xác.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu chưa nhất trí và tỏ ra bức xúc với trả lời này.
Đại biểu Phạm Thị Hòa (An Giang) tiếp tục đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ trưởng và đề nghị phải tách bạch giữa giá lúa và giá gạo. Vì từ đầu năm tới nay thì giá lúa giảm dần nhưng giá gạo không giảm, luôn tăng và có lúc tăng đột biến, như vậy không thể cho rằng giá lúa cao ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao như Bộ trưởng đã giải thích.
Vẫn khẳng định sự đúng đắn trong điều hành xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực, Bộ trưởng Hoàng cho biết dự kiến lượng gạo xuất khẩu năm nay đạt khoảng 4,5 triệu tấn, không thấp hơn năm 2007.
Đại biểu Lê Thị Dung (An Giang) đứng lên: "Những câu trả lời này càng khiến cử tri không đồng tình. Tôi xin hỏi Bộ trưởng trách nhiệm của Bộ trưởng với tư cách là tổ trưởng điều hành xuất khẩu gạo đối với việc tham mưu cho Thủ tướng trong thời điểm quyết định chính sách đã có chuyển biến mới, khi chúng ta đã biết sản lượng sẽ tăng hai triệu tấn? Thời cơ đã qua, thiệt hại đã lớn mà chúng tôi chưa thấy Bộ trưởng chịu trách nhiệm".
Bộ trưởng đáp: “Một lần nữa trước Quốc hội chúng tôi xin khẳng định lại trong cơ chế về điều hành xuất khẩu gạo năm 2008, những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của người nông dân, những vấn đề trong xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đáp ứng được tình hình hiện nay có một phần trách nhiệm của Bộ Công Thương”.
Cho biết cả tám đại biểu trong đoàn Đồng Tháp đều không đồng ý với trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Hữu Nhơn (Đồng Tháp) kiên quyết: "Tôi phải phải truy đến căn nguyên. Bộ trưởng cho rằng vấn đề này không đến nỗi quy trách nhiệm và kiểm điểm của tổ chức và cá nhân, chúng tôi không thỏa mãn. Tôi cho rằng đây hoàn toàn là trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương, chứ không phải là Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn".
"Tôi nhận một phần trách nhiệm, nếu đại biểu Nhơn chưa vừa ý, sẽ xin phép gặp riêng", Bộ trưởng Hoàng kiên nhẫn.
2009: Vẫn thiếu điện?
Đã ba lần chất vấn về độc quyền kinh doanh điện của EVN, đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) hỏi: "Nếu 2009 vẫn cắt điện tùy tiện thì có đền cho các doanh nghiệp và nhân dân hay không. Quả bóng trách nhiệm thuộc về Bộ trưởng chứ không thể đẩy qua đẩy lại".
"EVN thực sự có lãi hay là lỗ, mục tiêu kinh doanh là gì mà cắt giảm điện liên tục, đầu tư sang lĩnh vực khác, trách nhiệm của Bộ trưởng thế nào?", đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) hỏi.
Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Tuyên Quang) băn khoăn: "Đến bao giờ Việt Nam mới có thị trường bán buôn, bán lẻ điện cạnh tranh?".
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng điềm tĩnh: "Kết quả kinh doanh của ngành điện điện đang chờ kiểm toán. Việc trả lại 13 dự án, EVN đúng là có khó khăn, song đã không thể hiện hết trách nhiệm của mình".
Theo ông, những năm gần đây, nhu cầu điện sinh hoạt tăng cao, riêng năm nay tăng 20%. Năm 2009 có thể tình hình sẽ được cải thiện hơn, song vẫn thiếu điện. Bộ Công Thương đã chỉ đạo tránh cắt giảm tràn lan, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy điện.
Ngoài những nội dung trên, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng nhận trách nhiệm về những yếu kém trong quản lý thị trường, khiến người tiêu dùng bị “móc túi”. Theo Bộ trưởng có nguyên nhân từ công tác quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, một phần do lực lượng còn quá mỏng.
Mặc dù đã nhận và trả lời trước 50 chất vấn (nhiều nhất trong số các thành viên Chính phủ), trả lời trực tiếp 17 câu hỏi, xong hết thời gian quy định Bộ trưởng Bộ Công thương vẫn “nợ” 16 đại biểu đã đăng ký chất vấn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho đây cũng là điều dễ hiểu, vì lĩnh vực bộ nắm rất rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
Ông cũng nhận xét, Bộ trưởng nhiều lần nhấn đi nhấn lại nhận một phần trách nhiệm, nhưng trách nhiệm là gì, biện pháp sắp tới ra sao hình như còn chưa rõ nên nhiều đại biểu vẫn bức xúc.
Bộ trưởng kiên trì “nhận một phần trách nhiệm”, đại biểu Quốc hội kiên nhẫn “truy” đến cùng. Bộ trưởng đề nghị “nếu đại biểu chưa vừa ý, xin phép được gặp riêng!
Chưa vừa ý, sẽ xin phép gặp riêng
Trước khi lên hội trường trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã trả lời bằng văn bản chất vấn của nhiều đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội xung quanh việc điều hành xuất khẩu gạo gây thiệt hại cho nông dân.
Theo đó, ông Hoàng khẳng định chưa bao giờ kiến nghị dừng xuất khẩu gạo mà chỉ tạm dừng ký thêm hợp đồng mới. Việc tham mưu để Chính phủ đưa ra quyết định đó là chính xác.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu chưa nhất trí và tỏ ra bức xúc với trả lời này.
Đại biểu Phạm Thị Hòa (An Giang) tiếp tục đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ trưởng và đề nghị phải tách bạch giữa giá lúa và giá gạo. Vì từ đầu năm tới nay thì giá lúa giảm dần nhưng giá gạo không giảm, luôn tăng và có lúc tăng đột biến, như vậy không thể cho rằng giá lúa cao ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao như Bộ trưởng đã giải thích.
Vẫn khẳng định sự đúng đắn trong điều hành xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực, Bộ trưởng Hoàng cho biết dự kiến lượng gạo xuất khẩu năm nay đạt khoảng 4,5 triệu tấn, không thấp hơn năm 2007.
Đại biểu Lê Thị Dung (An Giang) đứng lên: "Những câu trả lời này càng khiến cử tri không đồng tình. Tôi xin hỏi Bộ trưởng trách nhiệm của Bộ trưởng với tư cách là tổ trưởng điều hành xuất khẩu gạo đối với việc tham mưu cho Thủ tướng trong thời điểm quyết định chính sách đã có chuyển biến mới, khi chúng ta đã biết sản lượng sẽ tăng hai triệu tấn? Thời cơ đã qua, thiệt hại đã lớn mà chúng tôi chưa thấy Bộ trưởng chịu trách nhiệm".
Bộ trưởng đáp: “Một lần nữa trước Quốc hội chúng tôi xin khẳng định lại trong cơ chế về điều hành xuất khẩu gạo năm 2008, những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của người nông dân, những vấn đề trong xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đáp ứng được tình hình hiện nay có một phần trách nhiệm của Bộ Công Thương”.
Cho biết cả tám đại biểu trong đoàn Đồng Tháp đều không đồng ý với trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Hữu Nhơn (Đồng Tháp) kiên quyết: "Tôi phải phải truy đến căn nguyên. Bộ trưởng cho rằng vấn đề này không đến nỗi quy trách nhiệm và kiểm điểm của tổ chức và cá nhân, chúng tôi không thỏa mãn. Tôi cho rằng đây hoàn toàn là trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương, chứ không phải là Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn".
"Tôi nhận một phần trách nhiệm, nếu đại biểu Nhơn chưa vừa ý, sẽ xin phép gặp riêng", Bộ trưởng Hoàng kiên nhẫn.
2009: Vẫn thiếu điện?
Đã ba lần chất vấn về độc quyền kinh doanh điện của EVN, đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) hỏi: "Nếu 2009 vẫn cắt điện tùy tiện thì có đền cho các doanh nghiệp và nhân dân hay không. Quả bóng trách nhiệm thuộc về Bộ trưởng chứ không thể đẩy qua đẩy lại".
"EVN thực sự có lãi hay là lỗ, mục tiêu kinh doanh là gì mà cắt giảm điện liên tục, đầu tư sang lĩnh vực khác, trách nhiệm của Bộ trưởng thế nào?", đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) hỏi.
Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Tuyên Quang) băn khoăn: "Đến bao giờ Việt Nam mới có thị trường bán buôn, bán lẻ điện cạnh tranh?".
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng điềm tĩnh: "Kết quả kinh doanh của ngành điện điện đang chờ kiểm toán. Việc trả lại 13 dự án, EVN đúng là có khó khăn, song đã không thể hiện hết trách nhiệm của mình".
Theo ông, những năm gần đây, nhu cầu điện sinh hoạt tăng cao, riêng năm nay tăng 20%. Năm 2009 có thể tình hình sẽ được cải thiện hơn, song vẫn thiếu điện. Bộ Công Thương đã chỉ đạo tránh cắt giảm tràn lan, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy điện.
Ngoài những nội dung trên, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng nhận trách nhiệm về những yếu kém trong quản lý thị trường, khiến người tiêu dùng bị “móc túi”. Theo Bộ trưởng có nguyên nhân từ công tác quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, một phần do lực lượng còn quá mỏng.
Mặc dù đã nhận và trả lời trước 50 chất vấn (nhiều nhất trong số các thành viên Chính phủ), trả lời trực tiếp 17 câu hỏi, xong hết thời gian quy định Bộ trưởng Bộ Công thương vẫn “nợ” 16 đại biểu đã đăng ký chất vấn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho đây cũng là điều dễ hiểu, vì lĩnh vực bộ nắm rất rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
Ông cũng nhận xét, Bộ trưởng nhiều lần nhấn đi nhấn lại nhận một phần trách nhiệm, nhưng trách nhiệm là gì, biện pháp sắp tới ra sao hình như còn chưa rõ nên nhiều đại biểu vẫn bức xúc.