Bùng nổ kiện tụng lương bổng, luật sư “ăn” đủ
Tại Mỹ, số lượng những vụ kiện về tiền lương và giờ làm tăng vọt, làm đầy túi của không ít luật sư
Ở thị trấn Reno thuộc bang Nevadas của Mỹ, có một nơi “in” ra tiền. Đó không phải là một trong những sòng bạc trong thị trấn, cũng không phải là một trong những nhà thổ được luật pháp cho phép hoạt động trong vùng. Đó là một văn phòng luật nằm dưới sự quản lý của Luật sư Mark R. Thierman.
Tốt nghiệp khoa Luật của Đại học Harvard danh tiếng, vị luật sư 56 tuổi này đã dành 20 năm đầu tiên sau khi ra trường để bênh vực giới chủ sử dụng lao động và tự coi mình là mối đe dọa của các tổ chức công đoàn. Ông từng bị những công nhân xây dựng ném trứng vào người và lốp xe của ông cũng từng bị những công nhân bốc vác ở cảng đâm thủng nhiều lần.
Hái ra tiền
Tuy nhiên, đến giữa thập niên 1990 đến nay, Thierman chuyển sang bênh vực cho người lao động trong những vụ kiện các công ty về vấn đề lương và giờ làm việc. Nhờ đó, ông trở thành người đi tiên phong trong một lĩnh vực luật pháp bấy lâu nay vẫn bị thờ ơ ở Mỹ, giúp khách hàng của mình giành được những khoản bồi thường với tổng trị giá lên tới hàng trăm triệu USD từ những công ty lớn nhất của nước Mỹ và đương nhiên, bản thân ông cũng kiếm bộn tiền.
Ước tính, trong những năm gần đây, mỗi năm, các công ty ở Mỹ phải chi tổng số tiền hơn 1 tỷ USD để giải quyết những vụ kiện về lương bổng và giờ làm. Năm 2003, văn phòng luật của Thierman đã giúp các nhân viên quản lý của Starbucks ở California thắng trong vụ kiện chuỗi cửa hàng cà phê này và được đền bù số tiền 18 triệu USD.
Tính đến nay, Wal-Mart đã phải đương đầu với 80 vụ kiện về lương và giờ làm. Trong hai năm qua, tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới này đã phải bồi thường cho người lao động ở bang California số tiền 172 triệu USD và ở Pennsylvania số tiền 78,5 triệu USD.
“Tiền bồi thường của 100 vụ kiện quấy rối tình dục trong công ty cũng không thể bằng tiền bồi thường trong một vụ kiện vi phạm quy định lương và giờ làm”, J. Nelson Thomas, một luật sự ở New York nói.
Những luật sư bênh vực giới chủ chắc chắn cũng kiếm được không ít từ sự bùng nổ của số lượng những vụ kiện về lương bổng và giờ làm. Nhưng những gì mà các luật sư bên nguyên, như Thierman, kiếm được trong lĩnh vực này vẫn khiến họ cảm thấy kinh ngạc và ghen tị. Thierman cho biết, chỉ riêng trong những vụ kiện gần đây, các thân chủ của ông đã thắng kiện với tổng số tiền bồi thường là 458 triệu USD. Phí luật sư chiếm 25% số tiền bồi thường của mỗi vụ.
“Cổ trắng” và “cổ xanh”
Thống kê của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, hiện có khoảng 115 triệu người lao động ở Mỹ, chiếm 86% lực lượng lao động của nước này, nằm dưới quy định về làm thêm giờ của pháp luật liên bang. Đạo luật Tiêu chuẩn lao động bình đẳng (FLSA) quy định về lương và giờ làm của Mỹ được áp dụng từ năm 1938 quy định, ngoài 40 giờ làm việc hàng tuần, cứ 1 giờ làm thêm, công nhân được số tiền tương ứng với 1,5 giờ làm việc.
Quy định này nhằm hai mục đích. Một là thưởng cho những công nhân phải làm thêm giờ. Hai là buộc các công ty phải thuê thêm công nhân thay vì bắt công nhân phải làm thêm. Theo Thierman, mục tiêu thứ hai này khó thực hiện được trong bối cảnh hiện nay vì chi phí cho chăm sóc sức khỏe và các chi phí phúc lợi khác cho mỗi công nhân là rất lớn, nên các doanh nghiệp không muốn thuê thêm người.
Tuy nhiên, không phải công nhân nào cũng thuộc đối tượng được hưởng lương làm thêm giờ. Theo quy định của luật Mỹ, chủ sử dụng lao động không phải trả tiền làm thêm giờ cho các nhà quản lý và lao động trình độ cao.
Theo các chuyên gia, quy định này xuất phát từ cách nghĩ đã tồn tại nhiều thập kỷ. Giới chủ sử dụng lao động vẫn cho rằng, có một ranh giới rõ nét giữa công nhân “cổ trắng” và công nhân “cổ xanh”, rằng công nhân “cổ trắng” làm việc nhàn hạ hơn và kiếm được nhiều hơn.
Trong thời đại công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh, đồng thời nền kinh tế Mỹ cũng đã chuyển từ sản xuất là chủ yếu sang dịch vụ là chủ yếu, thời điểm bắt đầu và kết thúc ngày làm việc trở nên không rõ ràng. Mặt khác, những sáng kiến về quản lý chất lượng buộc công nhân viên trong các doanh nghiệp ở nước này phải đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ ở mức độ khắt khe hơn, nên ranh giới giữa công nhân “cổ trắng” - lao động trình độ cao và công nhân “cổ xanh” - lao động phổ thông cũng vì thế mà mờ dần đi.
Chính những mập mờ này đang khiến các công ty tốn không ít tiền để bồi thường và những luật sư như Thierman thì không ngừng giàu lên.
Các đối tượng khách hàng của Thierman rất đa dạng, từ lái xe, công nhân xây dựng, giết mổ gia súc tới dược sỹ, nhân viên môi giới chứng khoán và lập trình viên công nghệ thông tin. Chẳng hạn, một số vụ kiện lớn của luật sư này trong 2 năm qua có nguyên đơn là những nhà môi giới chứng khoán với thu nhập hàng trăm ngàn USD mỗi năm. Văn phòng luật của Thierman đã giúp những khách hàng này giành được những khoản bồi thường với tổng trị giá lên tới nửa tỷ USD từ những công ty môi giới chứng khoán lớn, trong đó có Citigroup, Smith Barney và UBS Financial Services.
Phân loại “nhầm”
Mặc dù vào năm 2004, chính quyền Tổng thống Bush đã tiến hành sửa đổi các quy định đối với công nhân “cổ trắng”, nhưng theo các chuyên gia, những thay đổi đó vẫn chưa đủ và vẫn còn nhiều kẽ hở cho hàng loạt những vụ kiện tụng diễn ra.
Những vụ kiện về lương và giờ làm có thể chia thành hai loại. Loại thứ nhất là những vụ trong đó doanh nghiệp, vô tình hoặc cố ý, xếp nhân viên vào hạng không được hưởng lương làm thêm giờ. Loại thứ hai là những vụ mà bên nguyên đơn cho rằng, chủ sử dụng lao động cắt xén giờ làm của nhân viên một cách có chủ ý.
Phần lớn những vụ kiện mà Thierman giải quyết thuộc loại thứ nhất. Trong vụ kiện Starbucks vào năm 2003, luật sư này lập luận rằng, việc trao cho người lao động những chức danh như quản lý nhà hàng và trợ lý quản lý không thể biến họ thành “những nhà quản lý” thực thụ - đối tượng không được hưởng lương làm thêm giờ. Phần lớn công việc của những người này là pha cà phê, cũng giống như những lao động phổ thông khác - những người được hưởng tiền làm thêm giờ.
Các kỹ sư công nghệ thông tin cũng là những đối tượng bị loại khỏi danh sách được trả tiền làm thêm giờ. Theo quan điểm của giới làm luật Mỹ, đối tượng này là những người lao động có trình độ cao, được trả lương hậu hĩnh và văn hóa lao động của họ là làm việc cả ngày. Đồng thời, theo quy định của pháp luật bang California, những người lao động “thực hiện những công việc theo ý muốn và cách đánh giá độc lập” thì không được hưởng lương ngoài giờ.
Nhưng theo Thierman và các luật sư nguyên đơn, rất nhiều kỹ sư lập trình, nhân viên dịch vụ khác hàng của các công ty công nghệ thông tin không làm những công việc như thế. “Các lập trình viên có thể chọn bất kỳ mã nào mà anh ta muốn. Nhưng chương trình mà họ viết ra là theo mục đích của chủ. Tất cả những gì họ làm là thực hiện ý muốn của người khác mà thôi”, ông nói.
Kết quả là, hầu bao của nhiều công ty công nghệ đã phải tốn mất không ít tiền. Siebel Systems đã phải bồi thường khoảng 27,5 triệu USD cho 800 kỹ sư phần mềm. Còn IBM thì phải trả hơn 65 triệu USD cho các nhân viên dịch vụ khách hàng.
“Quịt” giờ làm
Trong một số vụ kiện khác, khách hàng của Theirman kiện chủ sử dụng lao động không tính đủ giờ làm. Trong một vụ kiện của các nhân viên bán hàng ở Hollywood Video, một chuỗi cửa hàng bán lẻ đĩa phim, Theirman cho rằng, những nhân viên này phải khởi động máy tính trước khi giờ làm việc bắt đầu được tính và sau khi tắt máy tính - lúc ngày làm việc được coi là kết thúc - họ lại phải đóng sổ sách và kiểm kê hàng hóa.
Ông đã dùng camera an ninh của cửa hàng để tính giờ làm những công việc này và đem về cho thân chủ số tiền bồi thường 7,2 triệu USD.
Gần như tất cả những vụ kiện mà Wal-Mart phải đối mặt đều là những vụ kiện trong đó nguyên đơn tố cáo chuỗi cửa hàng bán lẻ này cắt xén giờ làm của nhân viên. Tại nhiều cửa hàng của Wal-Mart, nhân viên phải làm việc qua giờ nghỉ ăn trưa mà không được trả thêm lương. Mặt khác giờ làm trong hệ thống máy tính chỉ được tính đến lúc cửa hàng đóng cửa nhưng sau đó, nhân viên lại phải làm những công việc khác như sắp xếp lại hàng hóa trên kệ. Năm ngoái, trong một vụ kiện Wal-Mart ở Philadenphia, nhân viên của hãng này đã thắng kiện và được bồi thường 72,5 triệu USD.
Vấn đề ngày làm việc bắt đầu lúc nào là chuyện khá phức tạp. Chẳng hạn, mỗi buổi sáng, những người lái xe tải giao hàng ở Mỹ vẫn phải download nội dung nhiệm vụ mà họ phải làm trong ngày từ máy tính ở nhà. Vậy có nên trả lương cho họ trong thời gian làm việc này? Liệu đây nên được coi là lúc bắt đầu ngày làm việc của họ?
(Theo BusinessWeek)
Tốt nghiệp khoa Luật của Đại học Harvard danh tiếng, vị luật sư 56 tuổi này đã dành 20 năm đầu tiên sau khi ra trường để bênh vực giới chủ sử dụng lao động và tự coi mình là mối đe dọa của các tổ chức công đoàn. Ông từng bị những công nhân xây dựng ném trứng vào người và lốp xe của ông cũng từng bị những công nhân bốc vác ở cảng đâm thủng nhiều lần.
Hái ra tiền
Tuy nhiên, đến giữa thập niên 1990 đến nay, Thierman chuyển sang bênh vực cho người lao động trong những vụ kiện các công ty về vấn đề lương và giờ làm việc. Nhờ đó, ông trở thành người đi tiên phong trong một lĩnh vực luật pháp bấy lâu nay vẫn bị thờ ơ ở Mỹ, giúp khách hàng của mình giành được những khoản bồi thường với tổng trị giá lên tới hàng trăm triệu USD từ những công ty lớn nhất của nước Mỹ và đương nhiên, bản thân ông cũng kiếm bộn tiền.
Ước tính, trong những năm gần đây, mỗi năm, các công ty ở Mỹ phải chi tổng số tiền hơn 1 tỷ USD để giải quyết những vụ kiện về lương bổng và giờ làm. Năm 2003, văn phòng luật của Thierman đã giúp các nhân viên quản lý của Starbucks ở California thắng trong vụ kiện chuỗi cửa hàng cà phê này và được đền bù số tiền 18 triệu USD.
Tính đến nay, Wal-Mart đã phải đương đầu với 80 vụ kiện về lương và giờ làm. Trong hai năm qua, tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới này đã phải bồi thường cho người lao động ở bang California số tiền 172 triệu USD và ở Pennsylvania số tiền 78,5 triệu USD.
“Tiền bồi thường của 100 vụ kiện quấy rối tình dục trong công ty cũng không thể bằng tiền bồi thường trong một vụ kiện vi phạm quy định lương và giờ làm”, J. Nelson Thomas, một luật sự ở New York nói.
Những luật sư bênh vực giới chủ chắc chắn cũng kiếm được không ít từ sự bùng nổ của số lượng những vụ kiện về lương bổng và giờ làm. Nhưng những gì mà các luật sư bên nguyên, như Thierman, kiếm được trong lĩnh vực này vẫn khiến họ cảm thấy kinh ngạc và ghen tị. Thierman cho biết, chỉ riêng trong những vụ kiện gần đây, các thân chủ của ông đã thắng kiện với tổng số tiền bồi thường là 458 triệu USD. Phí luật sư chiếm 25% số tiền bồi thường của mỗi vụ.
“Cổ trắng” và “cổ xanh”
Thống kê của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, hiện có khoảng 115 triệu người lao động ở Mỹ, chiếm 86% lực lượng lao động của nước này, nằm dưới quy định về làm thêm giờ của pháp luật liên bang. Đạo luật Tiêu chuẩn lao động bình đẳng (FLSA) quy định về lương và giờ làm của Mỹ được áp dụng từ năm 1938 quy định, ngoài 40 giờ làm việc hàng tuần, cứ 1 giờ làm thêm, công nhân được số tiền tương ứng với 1,5 giờ làm việc.
Quy định này nhằm hai mục đích. Một là thưởng cho những công nhân phải làm thêm giờ. Hai là buộc các công ty phải thuê thêm công nhân thay vì bắt công nhân phải làm thêm. Theo Thierman, mục tiêu thứ hai này khó thực hiện được trong bối cảnh hiện nay vì chi phí cho chăm sóc sức khỏe và các chi phí phúc lợi khác cho mỗi công nhân là rất lớn, nên các doanh nghiệp không muốn thuê thêm người.
Tuy nhiên, không phải công nhân nào cũng thuộc đối tượng được hưởng lương làm thêm giờ. Theo quy định của luật Mỹ, chủ sử dụng lao động không phải trả tiền làm thêm giờ cho các nhà quản lý và lao động trình độ cao.
Theo các chuyên gia, quy định này xuất phát từ cách nghĩ đã tồn tại nhiều thập kỷ. Giới chủ sử dụng lao động vẫn cho rằng, có một ranh giới rõ nét giữa công nhân “cổ trắng” và công nhân “cổ xanh”, rằng công nhân “cổ trắng” làm việc nhàn hạ hơn và kiếm được nhiều hơn.
Trong thời đại công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh, đồng thời nền kinh tế Mỹ cũng đã chuyển từ sản xuất là chủ yếu sang dịch vụ là chủ yếu, thời điểm bắt đầu và kết thúc ngày làm việc trở nên không rõ ràng. Mặt khác, những sáng kiến về quản lý chất lượng buộc công nhân viên trong các doanh nghiệp ở nước này phải đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ ở mức độ khắt khe hơn, nên ranh giới giữa công nhân “cổ trắng” - lao động trình độ cao và công nhân “cổ xanh” - lao động phổ thông cũng vì thế mà mờ dần đi.
Chính những mập mờ này đang khiến các công ty tốn không ít tiền để bồi thường và những luật sư như Thierman thì không ngừng giàu lên.
Các đối tượng khách hàng của Thierman rất đa dạng, từ lái xe, công nhân xây dựng, giết mổ gia súc tới dược sỹ, nhân viên môi giới chứng khoán và lập trình viên công nghệ thông tin. Chẳng hạn, một số vụ kiện lớn của luật sư này trong 2 năm qua có nguyên đơn là những nhà môi giới chứng khoán với thu nhập hàng trăm ngàn USD mỗi năm. Văn phòng luật của Thierman đã giúp những khách hàng này giành được những khoản bồi thường với tổng trị giá lên tới nửa tỷ USD từ những công ty môi giới chứng khoán lớn, trong đó có Citigroup, Smith Barney và UBS Financial Services.
Phân loại “nhầm”
Mặc dù vào năm 2004, chính quyền Tổng thống Bush đã tiến hành sửa đổi các quy định đối với công nhân “cổ trắng”, nhưng theo các chuyên gia, những thay đổi đó vẫn chưa đủ và vẫn còn nhiều kẽ hở cho hàng loạt những vụ kiện tụng diễn ra.
Những vụ kiện về lương và giờ làm có thể chia thành hai loại. Loại thứ nhất là những vụ trong đó doanh nghiệp, vô tình hoặc cố ý, xếp nhân viên vào hạng không được hưởng lương làm thêm giờ. Loại thứ hai là những vụ mà bên nguyên đơn cho rằng, chủ sử dụng lao động cắt xén giờ làm của nhân viên một cách có chủ ý.
Phần lớn những vụ kiện mà Thierman giải quyết thuộc loại thứ nhất. Trong vụ kiện Starbucks vào năm 2003, luật sư này lập luận rằng, việc trao cho người lao động những chức danh như quản lý nhà hàng và trợ lý quản lý không thể biến họ thành “những nhà quản lý” thực thụ - đối tượng không được hưởng lương làm thêm giờ. Phần lớn công việc của những người này là pha cà phê, cũng giống như những lao động phổ thông khác - những người được hưởng tiền làm thêm giờ.
Các kỹ sư công nghệ thông tin cũng là những đối tượng bị loại khỏi danh sách được trả tiền làm thêm giờ. Theo quan điểm của giới làm luật Mỹ, đối tượng này là những người lao động có trình độ cao, được trả lương hậu hĩnh và văn hóa lao động của họ là làm việc cả ngày. Đồng thời, theo quy định của pháp luật bang California, những người lao động “thực hiện những công việc theo ý muốn và cách đánh giá độc lập” thì không được hưởng lương ngoài giờ.
Nhưng theo Thierman và các luật sư nguyên đơn, rất nhiều kỹ sư lập trình, nhân viên dịch vụ khác hàng của các công ty công nghệ thông tin không làm những công việc như thế. “Các lập trình viên có thể chọn bất kỳ mã nào mà anh ta muốn. Nhưng chương trình mà họ viết ra là theo mục đích của chủ. Tất cả những gì họ làm là thực hiện ý muốn của người khác mà thôi”, ông nói.
Kết quả là, hầu bao của nhiều công ty công nghệ đã phải tốn mất không ít tiền. Siebel Systems đã phải bồi thường khoảng 27,5 triệu USD cho 800 kỹ sư phần mềm. Còn IBM thì phải trả hơn 65 triệu USD cho các nhân viên dịch vụ khách hàng.
“Quịt” giờ làm
Trong một số vụ kiện khác, khách hàng của Theirman kiện chủ sử dụng lao động không tính đủ giờ làm. Trong một vụ kiện của các nhân viên bán hàng ở Hollywood Video, một chuỗi cửa hàng bán lẻ đĩa phim, Theirman cho rằng, những nhân viên này phải khởi động máy tính trước khi giờ làm việc bắt đầu được tính và sau khi tắt máy tính - lúc ngày làm việc được coi là kết thúc - họ lại phải đóng sổ sách và kiểm kê hàng hóa.
Ông đã dùng camera an ninh của cửa hàng để tính giờ làm những công việc này và đem về cho thân chủ số tiền bồi thường 7,2 triệu USD.
Gần như tất cả những vụ kiện mà Wal-Mart phải đối mặt đều là những vụ kiện trong đó nguyên đơn tố cáo chuỗi cửa hàng bán lẻ này cắt xén giờ làm của nhân viên. Tại nhiều cửa hàng của Wal-Mart, nhân viên phải làm việc qua giờ nghỉ ăn trưa mà không được trả thêm lương. Mặt khác giờ làm trong hệ thống máy tính chỉ được tính đến lúc cửa hàng đóng cửa nhưng sau đó, nhân viên lại phải làm những công việc khác như sắp xếp lại hàng hóa trên kệ. Năm ngoái, trong một vụ kiện Wal-Mart ở Philadenphia, nhân viên của hãng này đã thắng kiện và được bồi thường 72,5 triệu USD.
Vấn đề ngày làm việc bắt đầu lúc nào là chuyện khá phức tạp. Chẳng hạn, mỗi buổi sáng, những người lái xe tải giao hàng ở Mỹ vẫn phải download nội dung nhiệm vụ mà họ phải làm trong ngày từ máy tính ở nhà. Vậy có nên trả lương cho họ trong thời gian làm việc này? Liệu đây nên được coi là lúc bắt đầu ngày làm việc của họ?
(Theo BusinessWeek)