“Các biện pháp để kiện Trung Quốc vẫn đang được nghiên cứu”
Chính phủ khẳng định, việc chọn thời điểm cần thiết có lợi nhất để kiện Trung Quốc sẽ do cấp lãnh đạo quyết định
“Dù Trung Quốc đã rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển và lãnh hải của Việt Nam, song các biện pháp pháp lý để khởi kiện về hành vi trái phép này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu”.
Trao đổi với báo giới tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 31/7, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho hay, trong phiên họp tháng 7 của Chính phủ không bàn đến sự kiện hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 cũng như việc Trung Quốc tiến hành rút giàn khoan này ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo người phát ngôn Chính phủ, những công việc đã và đang làm về vấn đề này vẫn được tiếp tục thực hiện.
“Từ tháng trước, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan chức năng chuẩn bị hồ sơ pháp lý cần thiết liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền trên tinh thần pháp lý quốc tế. Hiện nay biện pháp pháp lý đã và đang tiếp tục nghiên cứu, bổ sung. Còn việc chọn thời điểm cần thiết có lợi nhất để thực hiện sẽ do cấp lãnh đạo quyết định”, ông Nên cho hay.
Trước đó, tối 15/7, Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về hướng đảo Hải Nam và đến sáng 16/7, giàn khoan này cùng tàu hộ tống bảo vệ đã ra khỏi vùng biển của Việt Nam sau hơn 2 tháng hạ đặt trái phép.
Ngay sau đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có thông điệp yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển của Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi và cùng phát triển.
Trao đổi với báo giới tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 31/7, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho hay, trong phiên họp tháng 7 của Chính phủ không bàn đến sự kiện hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 cũng như việc Trung Quốc tiến hành rút giàn khoan này ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo người phát ngôn Chính phủ, những công việc đã và đang làm về vấn đề này vẫn được tiếp tục thực hiện.
“Từ tháng trước, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan chức năng chuẩn bị hồ sơ pháp lý cần thiết liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền trên tinh thần pháp lý quốc tế. Hiện nay biện pháp pháp lý đã và đang tiếp tục nghiên cứu, bổ sung. Còn việc chọn thời điểm cần thiết có lợi nhất để thực hiện sẽ do cấp lãnh đạo quyết định”, ông Nên cho hay.
Trước đó, tối 15/7, Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về hướng đảo Hải Nam và đến sáng 16/7, giàn khoan này cùng tàu hộ tống bảo vệ đã ra khỏi vùng biển của Việt Nam sau hơn 2 tháng hạ đặt trái phép.
Ngay sau đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có thông điệp yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển của Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi và cùng phát triển.