Cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội mới đạt 1%
Tháng 8 này, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội sẽ cung cấp và công khai thông số quy hoạch cho từng khu chung cư cũ
Hiện nay, Hà Nội có tổng cộng hơn 1.000 chung cư cũ cần cải tạo, nhưng mới chỉ tiến hành cải tạo 11 chung cư nguy hiểm cấp độ D, song hầu hết vẫn đang thi công.
Thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy: toàn thành phố có 982 nhà chung cư cũ 4 - 5 tầng, đa số nằm trong 23 khu tập thể và 1 số nhà nằm đơn lẻ rải rác do thành phố quản lý. Ngoài ra, còn 173 chung cư, nhà tập thể khác do công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển nhà và đô thị Bộ Quốc phòng quản lý.
Hầu hết các chung cư cũ đều được xây dựng từ năm 1970 - 1980, đến nay, đã xuống cấp, cần cải tạo xây dựng lại.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: trong tổng số các chung cư cũ tại Hà Nội, có 11 công trình nhà chung cư được xếp vào loại nguy hiểm cấp D, buộc phải tổ chức di dời, cải tạo xây dựng lại theo quy định của Luật Nhà ở như nhà B4, B14 Kim Liên; 187 Tây Sơn; I1, 2, 3 Thái Hà; C7, B6 Giảng Võ; C1 Thành Công, 148 - 150 Sơn Tây...
Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc cải tạo lại chung cư cũ mới đạt xấp xỉ 1% số lượng các công trình cần cải tạo, xây dựng lại. Cụ thể như: khu tập thể Văn Chương, sau 10 năm từ khi có quyết định cải tạo đến nay dự án vẫn “dậm chân tại chỗ”, việc cải tạo nhà B6 Giảng Võ mới khởi công, C1 Thành Công chưa thực hiện, 148 - 150 Sơn Tây chưa tiến hành...
Nguyên nhân cơ bản khiến việc cải tạo chung cư cũ chậm là do có một số chủ đầu tư được thành phố giao nhiệm vụ nhưng nhận dự án xong rồi để đấy, không triển khai; một số doanh nghiệp thì bằng mọi giá vào để thỏa thuận với dân, nhưng trong quá trình thỏa thuận phát sinh nhiều ý kiến của người dân, đòi hỏi về quyền lợi, gồm diện tích nhà tái định cư, các khoản phí hỗ trợ... Có doanh nghiệp thì đề nghị thành phố cho phép nâng cao tầng nhằm đảm bảo tái đầu tư.
Tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp cũng là một nguyên nhân khiến việc cải tạo các chung cư cũ bị chậm tiến độ. Sở Xây dựng đã phát hiện một số nhà đầu tư khác kích động người dân bằng cách đưa ra những ưu đãi lớn hơn để dân phản đối đơn vị thành phố giao nhiệm vụ, gây nên những lộn xộn, cản trở việc triển khai các dự án.
Một nguyên nhân khác là sau khi có chỉ đạo của Chính phủ tại văn bản số 348/TB-VP ngày 9/12/2009 dừng xây dựng chung cư cao tầng trong trung tâm, nên tiến độ các dự án cải tạo chung cư cũ gần như không có tiến triển đáng kể.
Để đẩy nhanh công tác cải tạo chung cư cũ trên địa bàn, ông Vũ Văn Hậu, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội cho rằng: sau khi quy hoạch chung Thủ đô đã công bố, khu vực nào được xây dựng số lượng tầng bao nhiêu thì cần thực hiện nghiêm, không có chuyện thỏa thuận quy hoạch.
Tháng 8 này, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội sẽ cung cấp và công khai thông số quy hoạch cho từng khu chung cư cũ. Các chủ đầu tư có thể dựa vào đó để tiến hành thực hiện dự án. Các quận, huyện, sở, ngành tập trung làm công tác giải phóng mặt bằng phá dỡ nhà nguy hiểm tại những dự án đã có chủ trương của thành phố và được giao đất để triển khai.
Đối với các nhà chung cư cũ nằm riêng lẻ nếu không ảnh hưởng đến qui hoạch thì Sở Xây dựng yêu cầu các chủ đầu tư triển khai ngay. Sở Xây dựng cũng sẽ tiến hành rà soát lại các dự án, nếu dự án nào chậm triển khai sau 6 tháng, Sở sẽ kiến nghị thay thế bằng nhà đầu tư khác có năng lực hơn. Hàng tháng thành phố cùng các sở, ngành sẽ giao ban để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Thực tế thì hiện nay thành phố mới chỉ chú ý đến việc cải tạo lại các chung cư cũ được xếp ở mức độ nguy hiểm cấp D. Trong khi đó, các nhà chung cư cũ được xếp ở mức độ nguy hiểm cấp C cũng rất cần được quan tâm.
Ví như các chung cư tại các khu tập thể Giảng Võ, Kim Giang, Thanh Xuân... là các nhà lắp ghép tấm lớn với chiều dày các tấm khoảng 10 cm, liên kết bằng sắt phi 6 hoặc phi 8. Đến nay, qua hàng chục năm, hầu hết đã bị phá hủy mối nối, nếu có lực xô ngang (như động đất) rất dễ xảy ra đổ, sập nhà.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Xây dựng, những nhà này chỉ được đánh giá là nhà nguy hiểm cấp C, chưa buộc dân phải di dời. Vì thế, Sở Xây dựng cho rằng Bộ Xây dựng cần cho phép nghiên cứu, lập phương án tổ chức di dời các hộ gia đình tại các nhà lắp ghép tấm lớn được đánh giá mức độ nguy hiểm cấp C.
Thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy: toàn thành phố có 982 nhà chung cư cũ 4 - 5 tầng, đa số nằm trong 23 khu tập thể và 1 số nhà nằm đơn lẻ rải rác do thành phố quản lý. Ngoài ra, còn 173 chung cư, nhà tập thể khác do công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển nhà và đô thị Bộ Quốc phòng quản lý.
Hầu hết các chung cư cũ đều được xây dựng từ năm 1970 - 1980, đến nay, đã xuống cấp, cần cải tạo xây dựng lại.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: trong tổng số các chung cư cũ tại Hà Nội, có 11 công trình nhà chung cư được xếp vào loại nguy hiểm cấp D, buộc phải tổ chức di dời, cải tạo xây dựng lại theo quy định của Luật Nhà ở như nhà B4, B14 Kim Liên; 187 Tây Sơn; I1, 2, 3 Thái Hà; C7, B6 Giảng Võ; C1 Thành Công, 148 - 150 Sơn Tây...
Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc cải tạo lại chung cư cũ mới đạt xấp xỉ 1% số lượng các công trình cần cải tạo, xây dựng lại. Cụ thể như: khu tập thể Văn Chương, sau 10 năm từ khi có quyết định cải tạo đến nay dự án vẫn “dậm chân tại chỗ”, việc cải tạo nhà B6 Giảng Võ mới khởi công, C1 Thành Công chưa thực hiện, 148 - 150 Sơn Tây chưa tiến hành...
Nguyên nhân cơ bản khiến việc cải tạo chung cư cũ chậm là do có một số chủ đầu tư được thành phố giao nhiệm vụ nhưng nhận dự án xong rồi để đấy, không triển khai; một số doanh nghiệp thì bằng mọi giá vào để thỏa thuận với dân, nhưng trong quá trình thỏa thuận phát sinh nhiều ý kiến của người dân, đòi hỏi về quyền lợi, gồm diện tích nhà tái định cư, các khoản phí hỗ trợ... Có doanh nghiệp thì đề nghị thành phố cho phép nâng cao tầng nhằm đảm bảo tái đầu tư.
Tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp cũng là một nguyên nhân khiến việc cải tạo các chung cư cũ bị chậm tiến độ. Sở Xây dựng đã phát hiện một số nhà đầu tư khác kích động người dân bằng cách đưa ra những ưu đãi lớn hơn để dân phản đối đơn vị thành phố giao nhiệm vụ, gây nên những lộn xộn, cản trở việc triển khai các dự án.
Một nguyên nhân khác là sau khi có chỉ đạo của Chính phủ tại văn bản số 348/TB-VP ngày 9/12/2009 dừng xây dựng chung cư cao tầng trong trung tâm, nên tiến độ các dự án cải tạo chung cư cũ gần như không có tiến triển đáng kể.
Để đẩy nhanh công tác cải tạo chung cư cũ trên địa bàn, ông Vũ Văn Hậu, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội cho rằng: sau khi quy hoạch chung Thủ đô đã công bố, khu vực nào được xây dựng số lượng tầng bao nhiêu thì cần thực hiện nghiêm, không có chuyện thỏa thuận quy hoạch.
Tháng 8 này, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội sẽ cung cấp và công khai thông số quy hoạch cho từng khu chung cư cũ. Các chủ đầu tư có thể dựa vào đó để tiến hành thực hiện dự án. Các quận, huyện, sở, ngành tập trung làm công tác giải phóng mặt bằng phá dỡ nhà nguy hiểm tại những dự án đã có chủ trương của thành phố và được giao đất để triển khai.
Đối với các nhà chung cư cũ nằm riêng lẻ nếu không ảnh hưởng đến qui hoạch thì Sở Xây dựng yêu cầu các chủ đầu tư triển khai ngay. Sở Xây dựng cũng sẽ tiến hành rà soát lại các dự án, nếu dự án nào chậm triển khai sau 6 tháng, Sở sẽ kiến nghị thay thế bằng nhà đầu tư khác có năng lực hơn. Hàng tháng thành phố cùng các sở, ngành sẽ giao ban để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Thực tế thì hiện nay thành phố mới chỉ chú ý đến việc cải tạo lại các chung cư cũ được xếp ở mức độ nguy hiểm cấp D. Trong khi đó, các nhà chung cư cũ được xếp ở mức độ nguy hiểm cấp C cũng rất cần được quan tâm.
Ví như các chung cư tại các khu tập thể Giảng Võ, Kim Giang, Thanh Xuân... là các nhà lắp ghép tấm lớn với chiều dày các tấm khoảng 10 cm, liên kết bằng sắt phi 6 hoặc phi 8. Đến nay, qua hàng chục năm, hầu hết đã bị phá hủy mối nối, nếu có lực xô ngang (như động đất) rất dễ xảy ra đổ, sập nhà.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Xây dựng, những nhà này chỉ được đánh giá là nhà nguy hiểm cấp C, chưa buộc dân phải di dời. Vì thế, Sở Xây dựng cho rằng Bộ Xây dựng cần cho phép nghiên cứu, lập phương án tổ chức di dời các hộ gia đình tại các nhà lắp ghép tấm lớn được đánh giá mức độ nguy hiểm cấp C.