Cán bộ y tế không được thành lập, điều hành bệnh viện tư
Sáng 23/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh với đa số phiếu thuận
Sáng 23/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh với đa số phiếu thuận.
Gồm 9 chương, 91 điều, Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; các điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Khoản 13, điều 6 của dự luật cấm cán bộ, công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành bệnh viện tư hoặc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.
Tuy nhiên, đây là nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thảo luận.
Tại báo cáo tiếp thu, giải trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng quy định này phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Cán bộ, công chức. Đồng thời, tạo điều kiện để tiếp tục sử dụng trình độ chuyên môn của cán bộ y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của cộng đồng dân cư. Nhất là trong tình trạng sẽ còn một thời gian khá dài nữa mới đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực y tế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, hiện cả nước có khoảng 30.000 phòng khám chữa bệnh tư. 60% trong tổng số 208.794 cán bộ y tế làm việc trong khu vực Nhà nước tham gia khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh tư.
Liên quan đến cấp chứng chỉ hành nghề cho cán bộ y tế, luật cũng quy định chứng chỉ hành nghề được cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc quy định cấp chứng chỉ một lần phù hợp với điều kiện hiện tại của cơ quan quản lý Nhà nước và số lượng lớn cán bộ y tế phải được cấp chứng chỉ hành nghề trong giai đoạn đầu. Quy định này cũng hạn chế được khó khăn và tiêu cực phát sinh trong quá trình thực thi. Tiếp thu ý kiến đại biểu, luật đã quy định việc đảm bảo cập nhật kiến thức y khoa liên tục, điều kiện cụ thể thu hồi chứng chỉ hành nghề.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 1/1/2011. Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân ngày 25/ 2/2003 hết hiệu lực kể từ ngày luật này có hiệu lực.
Gồm 9 chương, 91 điều, Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; các điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Khoản 13, điều 6 của dự luật cấm cán bộ, công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành bệnh viện tư hoặc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.
Tuy nhiên, đây là nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thảo luận.
Tại báo cáo tiếp thu, giải trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng quy định này phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Cán bộ, công chức. Đồng thời, tạo điều kiện để tiếp tục sử dụng trình độ chuyên môn của cán bộ y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của cộng đồng dân cư. Nhất là trong tình trạng sẽ còn một thời gian khá dài nữa mới đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực y tế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, hiện cả nước có khoảng 30.000 phòng khám chữa bệnh tư. 60% trong tổng số 208.794 cán bộ y tế làm việc trong khu vực Nhà nước tham gia khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh tư.
Liên quan đến cấp chứng chỉ hành nghề cho cán bộ y tế, luật cũng quy định chứng chỉ hành nghề được cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc quy định cấp chứng chỉ một lần phù hợp với điều kiện hiện tại của cơ quan quản lý Nhà nước và số lượng lớn cán bộ y tế phải được cấp chứng chỉ hành nghề trong giai đoạn đầu. Quy định này cũng hạn chế được khó khăn và tiêu cực phát sinh trong quá trình thực thi. Tiếp thu ý kiến đại biểu, luật đã quy định việc đảm bảo cập nhật kiến thức y khoa liên tục, điều kiện cụ thể thu hồi chứng chỉ hành nghề.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 1/1/2011. Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân ngày 25/ 2/2003 hết hiệu lực kể từ ngày luật này có hiệu lực.