Câu hỏi về chủ nghĩa dân tuý và thông điệp của Bộ trưởng
“Chúng tôi vẫn sẽ kiên định với quyết tâm hội nhập sâu, rộng và toàn diện của mình”
Những thách thức liên quan đến chủ nghĩa dân túy đối với các hiệp định thương mại và sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ trong khu vực có ảnh hưởng như thế nào trong quan điểm chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng?
Chiều 18/5 vừa qua tại trụ sở Bộ Công Thương, câu hỏi đáng chú ý này đã được Ban Thư ký Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đặt ra với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, Việt Nam đã, đang và sẽ giữ nguyên lập trường nỗ lực cải tổ cơ chế, chính sách và tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
“Thực tế 30 năm đổi mới cho thấy, Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu tích cực, rõ ràng về kinh tế, xã hội, an ninh và giáo dục do tiến trình hội nhập mang lại. Chúng tôi vẫn sẽ kiên định với quyết tâm hội nhập sâu, rộng và toàn diện của mình, nhằm đóng góp một cách hiệu quả nhất trong quá trình xây dựng cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, phát triển, kết nối và thịnh vượng”, ông Tuấn Anh nói.
Theo Bộ trưởng, hiện nay, người dân một số quốc gia có bày tỏ quan ngại chính đáng về việc các lợi ích thương mại không được chia sẻ một cách công bằng, Điều này diễn ra và gây bức xúc trong từng nước cũng như giữa các nền kinh tế. Song, cần chứng minh cho người dân thấy lợi ích, tính công bằng mà quá trình hội nhập, hiệp định thương mại đem lại.
Về hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Bộ trưởng Tuấn Anh nói, có sự chênh lệnh khá lớn giữa trình độ phát triển giữa các nước thành viên. Song chính vì vậy, những hợp tác, hỗ trợ sẽ giúp thu hẹp khoảng cách phát triển.
Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 sẽ diễn ra tại Việt Nam tháng 11 tới. Với vị thế nước chủ nhà, sự kiện này được cho là “nam châm” thu hút nhiều nhà đầu tư, tập đoàn, công ty đa quốc gia đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội làm ăn.
Theo người đứng đầu Bộ Công Thương, thứ nhất, APEC 2017 sẽ mang lại cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam để tác động tích cực vào việc thay đổi thể chế, chính sách. Với hơn 200 sự kiện lớn nhỏ, APEC 2017 sẽ có các hoạt động tương tác thiết thực giữa doanh nghiệp với các quan chức cao cấp, các nhà hoạch định chính sách.
Thứ hai, sự hội tụ của các nền kinh tế năng động hàng đầu khu vực và thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Australia cùng hơn 1.000 doanh nghiệp quốc tế thuộc các thành viên đến Việt Nam sẽ mang lại nhiều cơ hội để kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
APEC là diễn đàn khu vực hội tụ các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới và là diễn đàn liên kết kinh tế quy mô lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương với 39% dân số thế giới, 59% GDP toàn cầu, 48% thương mại quốc tế và chiếm khoảng 53% tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của thế giới.
Hiện nay, 13/15 các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam là với 18 nền kinh tế thành viên APEC. Bảy nền kinh tế thành viên APEC hiện nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, bao gồm: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Singapore.
Chiều 18/5 vừa qua tại trụ sở Bộ Công Thương, câu hỏi đáng chú ý này đã được Ban Thư ký Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đặt ra với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, Việt Nam đã, đang và sẽ giữ nguyên lập trường nỗ lực cải tổ cơ chế, chính sách và tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
“Thực tế 30 năm đổi mới cho thấy, Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu tích cực, rõ ràng về kinh tế, xã hội, an ninh và giáo dục do tiến trình hội nhập mang lại. Chúng tôi vẫn sẽ kiên định với quyết tâm hội nhập sâu, rộng và toàn diện của mình, nhằm đóng góp một cách hiệu quả nhất trong quá trình xây dựng cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, phát triển, kết nối và thịnh vượng”, ông Tuấn Anh nói.
Theo Bộ trưởng, hiện nay, người dân một số quốc gia có bày tỏ quan ngại chính đáng về việc các lợi ích thương mại không được chia sẻ một cách công bằng, Điều này diễn ra và gây bức xúc trong từng nước cũng như giữa các nền kinh tế. Song, cần chứng minh cho người dân thấy lợi ích, tính công bằng mà quá trình hội nhập, hiệp định thương mại đem lại.
Về hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Bộ trưởng Tuấn Anh nói, có sự chênh lệnh khá lớn giữa trình độ phát triển giữa các nước thành viên. Song chính vì vậy, những hợp tác, hỗ trợ sẽ giúp thu hẹp khoảng cách phát triển.
Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 sẽ diễn ra tại Việt Nam tháng 11 tới. Với vị thế nước chủ nhà, sự kiện này được cho là “nam châm” thu hút nhiều nhà đầu tư, tập đoàn, công ty đa quốc gia đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội làm ăn.
Theo người đứng đầu Bộ Công Thương, thứ nhất, APEC 2017 sẽ mang lại cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam để tác động tích cực vào việc thay đổi thể chế, chính sách. Với hơn 200 sự kiện lớn nhỏ, APEC 2017 sẽ có các hoạt động tương tác thiết thực giữa doanh nghiệp với các quan chức cao cấp, các nhà hoạch định chính sách.
Thứ hai, sự hội tụ của các nền kinh tế năng động hàng đầu khu vực và thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Australia cùng hơn 1.000 doanh nghiệp quốc tế thuộc các thành viên đến Việt Nam sẽ mang lại nhiều cơ hội để kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
APEC là diễn đàn khu vực hội tụ các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới và là diễn đàn liên kết kinh tế quy mô lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương với 39% dân số thế giới, 59% GDP toàn cầu, 48% thương mại quốc tế và chiếm khoảng 53% tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của thế giới.
Hiện nay, 13/15 các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam là với 18 nền kinh tế thành viên APEC. Bảy nền kinh tế thành viên APEC hiện nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, bao gồm: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Singapore.