“Cha đẻ” tài chính học hành vi nhận giải Nobel Kinh tế
Lý thuyết của ông Thaler làm sáng tỏ việc những nhược điểm tính cách của con người có thể ảnh hưởng đến thị trường
Giáo sư Richard H. Thaler thuộc Đại học Chicago của My, một trong những nhà sáng lập tài chính học hành vi, là người được xướng tên cho giải thưởng Nobel Kinh tế 2017. Lý thuyết của ông Thaler làm sáng tỏ việc những nhược điểm tính cách của con người như thiếu lý lẽ và thiếu kiểm soát bản thân có thể ảnh hưởng đến thị trường.
Hãng tin Bloomberg dẫn một tuyên bố ra ngày 9/10 của Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nói rằng vị giáo sư 72 tuổi “đã gắn những giả định thực tế về mặt tâm lý vào các phân tích về ra quyết định kinh tế”.
“Bằng cách khảo sát các hệ quả của sự thiếu lý lẽ, các khuynh hướng xã hội, và sự thiếu kiểm soát bản thân, ông đã cho thấy những tính cách này của con người có ảnh hưởng hệ thống như thế nào đến quyết định của các cá nhân cũng như những gì diễn ra trên thị trường”.
Ông Thaler đã phát triển lý thuyết về “kế toán tâm thần”, lý giải vì sao mọi người đưa ra các quyết định tài chính bằng cách tạo ra những tài khoản riêng rẽ trong tâm trí họ, tập trung vào ảnh hưởng ở phạm vi hẹp thay vì hiệu ứng tổng thể.
Nghiên cứu của ông Thaler về “sự công bằng” - cho thấy những mối lo của người tiêu dùng có thể ngăn các công ty nâng giá hàng hóa vào những thời điểm nhu cầu cao, nhưng không thể vào thời điểm chi phí gia tăng - cũng được Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đánh giá cao. Lý thuyết đã làm sáng tỏ vì sao mọi người bị hút vào những cám dỗ ngắn hạn, lý do khiến nhiều người không thể lên kế hoạch và tiết kiệm cho tuổi già.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của giáo sư Thaler có tên “Nudge” (tạm dịch “Cú huých”), được ông viết cùng với Cass R. Sunstein, khảo sát ý tưởng về giải quyết các trở ngại xã hội bằng cách áp dụng kinh tế học hành vi.
Sinh ra tại New Jersey, ông Thaler lấy bằng cử tri Đại học Case Western Reserve vào năm 1967. Tiếp đó, ông nhận bằng thạc sỹ Đại học Rochester vào năm 1970 và bằng tiến sỹ vào năm 1974 cũng tại trường này. Ông gia nhập Trường Kinh doanh Booth, Đại học Chicago vào năm 1995.
Tuyên bố của Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã “xây dựng một cầu nối giữa các phân tích kinh tế và tâm lý về việc ra quyết định của các cá nhân”.
Năm ngoái, giải thưởng Nobel kinh tế được trao cho hai giáo sư Oliver Hart và Bengt Holmstrom thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), với tác phẩm lý thuyết hợp đồng và vai trò của lý thuyết này trong việc định hình mọi thứ từ thu lao của lãnh đạo doanh nghiệp tới các cuộc cổ phần hóa trong khu vực kinh tế nhà nước.
Trước đó, giải thưởng danh giá này từng được trao cho những nhà kinh tế học nổi tiếng của thế giới như Milton Friedman, James Tobin, Paul Krugman, Friedrich August von Hayek…
Giải thưởng Nobel hàng năm tôn vinh những thành tựu về vật lý, hóa học, y học, hòa bình và văn học được sáng lập theo ý chí của nhà khoa học người Thụy Điển Alfred Nobel, người phát minh ra thuốc nổ, qua đời năm 1896. Năm 1968, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển lập giải Nobel kinh tế.
Mỗi giải Nobel năm 2017 trị giá 9 triệu Kronor (1,1 triệu USD), tăng từ mức 8 triệu Kronor vào năm ngoái. Giải Nobel kinh tế khép lại mùa giải Nobel năm nay.
Hãng tin Bloomberg dẫn một tuyên bố ra ngày 9/10 của Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nói rằng vị giáo sư 72 tuổi “đã gắn những giả định thực tế về mặt tâm lý vào các phân tích về ra quyết định kinh tế”.
“Bằng cách khảo sát các hệ quả của sự thiếu lý lẽ, các khuynh hướng xã hội, và sự thiếu kiểm soát bản thân, ông đã cho thấy những tính cách này của con người có ảnh hưởng hệ thống như thế nào đến quyết định của các cá nhân cũng như những gì diễn ra trên thị trường”.
Ông Thaler đã phát triển lý thuyết về “kế toán tâm thần”, lý giải vì sao mọi người đưa ra các quyết định tài chính bằng cách tạo ra những tài khoản riêng rẽ trong tâm trí họ, tập trung vào ảnh hưởng ở phạm vi hẹp thay vì hiệu ứng tổng thể.
Nghiên cứu của ông Thaler về “sự công bằng” - cho thấy những mối lo của người tiêu dùng có thể ngăn các công ty nâng giá hàng hóa vào những thời điểm nhu cầu cao, nhưng không thể vào thời điểm chi phí gia tăng - cũng được Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đánh giá cao. Lý thuyết đã làm sáng tỏ vì sao mọi người bị hút vào những cám dỗ ngắn hạn, lý do khiến nhiều người không thể lên kế hoạch và tiết kiệm cho tuổi già.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của giáo sư Thaler có tên “Nudge” (tạm dịch “Cú huých”), được ông viết cùng với Cass R. Sunstein, khảo sát ý tưởng về giải quyết các trở ngại xã hội bằng cách áp dụng kinh tế học hành vi.
Sinh ra tại New Jersey, ông Thaler lấy bằng cử tri Đại học Case Western Reserve vào năm 1967. Tiếp đó, ông nhận bằng thạc sỹ Đại học Rochester vào năm 1970 và bằng tiến sỹ vào năm 1974 cũng tại trường này. Ông gia nhập Trường Kinh doanh Booth, Đại học Chicago vào năm 1995.
Tuyên bố của Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã “xây dựng một cầu nối giữa các phân tích kinh tế và tâm lý về việc ra quyết định của các cá nhân”.
Năm ngoái, giải thưởng Nobel kinh tế được trao cho hai giáo sư Oliver Hart và Bengt Holmstrom thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), với tác phẩm lý thuyết hợp đồng và vai trò của lý thuyết này trong việc định hình mọi thứ từ thu lao của lãnh đạo doanh nghiệp tới các cuộc cổ phần hóa trong khu vực kinh tế nhà nước.
Trước đó, giải thưởng danh giá này từng được trao cho những nhà kinh tế học nổi tiếng của thế giới như Milton Friedman, James Tobin, Paul Krugman, Friedrich August von Hayek…
Giải thưởng Nobel hàng năm tôn vinh những thành tựu về vật lý, hóa học, y học, hòa bình và văn học được sáng lập theo ý chí của nhà khoa học người Thụy Điển Alfred Nobel, người phát minh ra thuốc nổ, qua đời năm 1896. Năm 1968, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển lập giải Nobel kinh tế.
Mỗi giải Nobel năm 2017 trị giá 9 triệu Kronor (1,1 triệu USD), tăng từ mức 8 triệu Kronor vào năm ngoái. Giải Nobel kinh tế khép lại mùa giải Nobel năm nay.