Nobel Hòa bình về tay phong trào chống vũ khí hạt nhân
Giải thưởng Nobel Hòa bình 2017 được công bố trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên khiến thế giới lo ngại
Chiến dịch Quốc tế về xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) đã trở thành chủ nhân của giải thưởng Nobel Hòa bình 2017, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên khiến thế giới lo ngại.
“Tổ chức này được trao giải thưởng vì những nỗ lực thu hút sự chú ý đối với hậu quả thảm họa về nhân đạo từ bất kỳ hành động sử dụng vũ khí hạt nhân nào”, hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố ngày 6/10 của Ủy ban Nobel Na-Uy có trụ sở ở Oslo. Giải thưởng cũng là sự công nhận đối với “những nỗ lực mang tính đột phá” cua ICAN nhằm đạt được một hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân.
ICAN là một liên minh gồm các tổ chức phi chính phủ tại 100 quốc gia trên thế giới, được thành lập nhằm thúc đẩy một hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân tại Liên hiệp quốc. Phong trào bắt đầu ở Australia và chính thức thành lập tại Vienna, Áo vào năm 2007.
Tháng 7 năm nay, 122 quốc gia đã thông qua Hiệp ước Liên hiệp quốc về Cấm vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, hiệp ước này nhưng không nhận được sự hậu thuẫn của các siêu cường thế giới và đồng minh của họ.
Tuyên bố của Ủy ban Nobel Na-Uy nhấn mạnh rằng bản thân một lệnh cấm quốc tế sẽ không thể loại trừ được vũ khí hạt nhân, và “cho tới nay, cả các nước sở hữu vũ khí hạt nhân cùng các đồng minh thân cận nhất của họ đều không ủng hộ hiệp ước chống vũ khí hạt nhân”.
Giải Nobel Hòa bình năm nay là “một lời kêu gọi các nước khởi xướng đàm phán nghiêm túc nhằm xóa bỏ một cách từ từ, cân bằng và có sự giám sát chặt chẽ khoảng 15.000 đầu đạn hạt nhân hiện có trên thế giới”, tuyên bố viết.
Lo ngại về một cuộc xung đột hạt nhân ở Bắc Á đã gia tăng kể từ khi Triều Tiên đẩy nhanh chương trình phát triển vũ khí nhằm đạt tới khả năng tấn công vào đại lục Mỹ, và Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ có hành động quân sự phủ đầu đối với Bình Nhưỡng. Tháng trước, Ngoại trưởng Triều Tiên tuyên bố bước tiếp theo của nước này có thể sẽ là thực hiện một vụ thử bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương.
Cùng với các giải thưởng Nobel về văn học, vật lý và y học, giải Nobel hòa bình được khởi xướng bởi nhà công nghiệp người Thụy Điển Alfred Nobel và được trao lần đầu tiên vào năm 1901. Giải thưởng này từng được trao cho Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, và nhà đấu tranh nhân quyền Martin Luther King.
Ủy ban Nobel Na-Uy là cơ quan quyết định giải Nobel Hòa bình. Giải Nobel kinh tế, dự kiến công bố vào ngày thứ Hai tuần tới, là giải thưởng được lập bởi Ngân hàng Trung ương Thụy Điển.
Giải Nobel Hòa bình năm nay cũng được công bố trong bối cảnh số phận bấp bênh của thỏa thuận 2015 giữa Iran và các cường quốc lớn nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Tehran. Ông Trump từng gọi thỏa thuận hạt nhân Iran là “thỏa thuận tồi tệ nhất từng được đàm phán”. Ngày 5/10, một quan chức cấp cao của chính quyền Trump nói rằng Tổng thống Mỹ có thể sớm tuyên bố rút khỏi thỏa thuận mang tính cột mốc này.
“Tổ chức này được trao giải thưởng vì những nỗ lực thu hút sự chú ý đối với hậu quả thảm họa về nhân đạo từ bất kỳ hành động sử dụng vũ khí hạt nhân nào”, hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố ngày 6/10 của Ủy ban Nobel Na-Uy có trụ sở ở Oslo. Giải thưởng cũng là sự công nhận đối với “những nỗ lực mang tính đột phá” cua ICAN nhằm đạt được một hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân.
ICAN là một liên minh gồm các tổ chức phi chính phủ tại 100 quốc gia trên thế giới, được thành lập nhằm thúc đẩy một hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân tại Liên hiệp quốc. Phong trào bắt đầu ở Australia và chính thức thành lập tại Vienna, Áo vào năm 2007.
Tháng 7 năm nay, 122 quốc gia đã thông qua Hiệp ước Liên hiệp quốc về Cấm vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, hiệp ước này nhưng không nhận được sự hậu thuẫn của các siêu cường thế giới và đồng minh của họ.
Tuyên bố của Ủy ban Nobel Na-Uy nhấn mạnh rằng bản thân một lệnh cấm quốc tế sẽ không thể loại trừ được vũ khí hạt nhân, và “cho tới nay, cả các nước sở hữu vũ khí hạt nhân cùng các đồng minh thân cận nhất của họ đều không ủng hộ hiệp ước chống vũ khí hạt nhân”.
Giải Nobel Hòa bình năm nay là “một lời kêu gọi các nước khởi xướng đàm phán nghiêm túc nhằm xóa bỏ một cách từ từ, cân bằng và có sự giám sát chặt chẽ khoảng 15.000 đầu đạn hạt nhân hiện có trên thế giới”, tuyên bố viết.
Lo ngại về một cuộc xung đột hạt nhân ở Bắc Á đã gia tăng kể từ khi Triều Tiên đẩy nhanh chương trình phát triển vũ khí nhằm đạt tới khả năng tấn công vào đại lục Mỹ, và Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ có hành động quân sự phủ đầu đối với Bình Nhưỡng. Tháng trước, Ngoại trưởng Triều Tiên tuyên bố bước tiếp theo của nước này có thể sẽ là thực hiện một vụ thử bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương.
Cùng với các giải thưởng Nobel về văn học, vật lý và y học, giải Nobel hòa bình được khởi xướng bởi nhà công nghiệp người Thụy Điển Alfred Nobel và được trao lần đầu tiên vào năm 1901. Giải thưởng này từng được trao cho Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, và nhà đấu tranh nhân quyền Martin Luther King.
Ủy ban Nobel Na-Uy là cơ quan quyết định giải Nobel Hòa bình. Giải Nobel kinh tế, dự kiến công bố vào ngày thứ Hai tuần tới, là giải thưởng được lập bởi Ngân hàng Trung ương Thụy Điển.
Giải Nobel Hòa bình năm nay cũng được công bố trong bối cảnh số phận bấp bênh của thỏa thuận 2015 giữa Iran và các cường quốc lớn nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Tehran. Ông Trump từng gọi thỏa thuận hạt nhân Iran là “thỏa thuận tồi tệ nhất từng được đàm phán”. Ngày 5/10, một quan chức cấp cao của chính quyền Trump nói rằng Tổng thống Mỹ có thể sớm tuyên bố rút khỏi thỏa thuận mang tính cột mốc này.