Chất vấn Thủ tướng về bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Trở đi trở lại trong các văn bản chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi đến Thủ tướng là vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Trở đi trở lại trong các văn bản chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi đến Thủ tướng là vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Đánh giá cao kết quả của công việc này, tuy nhiên đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng việc tái cơ cấu còn chậm, tỷ lệ vốn được cổ phần hóa còn thấp, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với vốn, tài sản nắm giữ.
Đề nghị Thủ tướng cho biết rõ thêm về nguyên nhân, thực trạng cũng như những giải pháp mà Chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới và chính sách bình đằng giữa các doanh nghiệp, đại biểu Vẻ chất vấn.
Trả lời nội dung này, Thủ tướng nhắc lại nhiều thông tin khi trả lời các chất vấn tương tự, trong đó có nội dung trả lời đại biểu Nguyễn Đức Thanh (Ninh Thuận).
Như, kế hoạch năm 2014 - 2015 đề ra mục tiêu cổ phần hóa 432 doanh nghiệp. Năm 2014 đã tái cơ cấu được 167 doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần hóa 143 doanh nghiệp, thoái vốn được trên 6.000 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần so với năm 2013.
Thủ tướng khẳng định, thực hiện chính sách bình đẳng giữa các doanh nghiệp luôn được Quốc hội, Chính phủ quan tâm, chỉ đạo thực hiện cùng với quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Luật Doanh nghiệp 2005 đã tạo ra mặt bằng pháp lý chung giữa khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được đối xử công bằng, bình đẳng trước pháp luật và trong tiếp cận các nguồn lực, nhất là vốn, lao động, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, các chính sách thuế, hải quan... Thủ tướng nhấn mạnh.
Riêng với doanh nghiệp nhà nước, người trả lời chất vấn cho biết việc hình thành một cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước là một trong những giải pháp được đề xuất.
Và, để có đầy đủ cơ sở thực tiễn và pháp lý cho việc này, vừa qua Chính phủ đã giao cơ quan chức năng sơ kết, đánh giá quy định hiện hành và nghiên cứu đề xuất mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước trên cơ sở tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu.
Cùng với việc cổ phần hóa và giảm mạnh số doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, sớm nghiên cứu để có thể hình thành cơ quan quản lý phù hợp của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào đầu nhiệm kỳ Chính phủ mới”, Thủ tướng hồi âm đại biểu - doanh nhân Đỗ Văn Vẻ.
Đánh giá cao kết quả của công việc này, tuy nhiên đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng việc tái cơ cấu còn chậm, tỷ lệ vốn được cổ phần hóa còn thấp, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với vốn, tài sản nắm giữ.
Đề nghị Thủ tướng cho biết rõ thêm về nguyên nhân, thực trạng cũng như những giải pháp mà Chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới và chính sách bình đằng giữa các doanh nghiệp, đại biểu Vẻ chất vấn.
Trả lời nội dung này, Thủ tướng nhắc lại nhiều thông tin khi trả lời các chất vấn tương tự, trong đó có nội dung trả lời đại biểu Nguyễn Đức Thanh (Ninh Thuận).
Như, kế hoạch năm 2014 - 2015 đề ra mục tiêu cổ phần hóa 432 doanh nghiệp. Năm 2014 đã tái cơ cấu được 167 doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần hóa 143 doanh nghiệp, thoái vốn được trên 6.000 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần so với năm 2013.
Thủ tướng khẳng định, thực hiện chính sách bình đẳng giữa các doanh nghiệp luôn được Quốc hội, Chính phủ quan tâm, chỉ đạo thực hiện cùng với quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Luật Doanh nghiệp 2005 đã tạo ra mặt bằng pháp lý chung giữa khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được đối xử công bằng, bình đẳng trước pháp luật và trong tiếp cận các nguồn lực, nhất là vốn, lao động, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, các chính sách thuế, hải quan... Thủ tướng nhấn mạnh.
Riêng với doanh nghiệp nhà nước, người trả lời chất vấn cho biết việc hình thành một cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước là một trong những giải pháp được đề xuất.
Và, để có đầy đủ cơ sở thực tiễn và pháp lý cho việc này, vừa qua Chính phủ đã giao cơ quan chức năng sơ kết, đánh giá quy định hiện hành và nghiên cứu đề xuất mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước trên cơ sở tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu.
Cùng với việc cổ phần hóa và giảm mạnh số doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, sớm nghiên cứu để có thể hình thành cơ quan quản lý phù hợp của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào đầu nhiệm kỳ Chính phủ mới”, Thủ tướng hồi âm đại biểu - doanh nhân Đỗ Văn Vẻ.