Chênh lệch giới tính khi sinh ngày càng tăng
Việt Nam vẫn đang diễn ra tình trạng chênh lệch giới, vẫn còn tư tưởng "trọng nam, kinh nữ" trong nhiều gia đình
Tình trạng bất bình đẳng giới thậm chí còn xảy ra từ trước khi trẻ em
chào đời bởi ngày càng nhiều gia đình lựa chọn giới tính khi sinh con.
Thông tin trên đã được các chuyên gia của Liên hợp quốc đưa ra trong buổi công bố báo cáo Phát triển con người về vấn đề giới của khu vực châu Á - Thái Bình Dương vừa được tổ chức.
Báo cáo nêu rõ, mặc dù Việt Nam đã tiến những bước dài trong việc hướng tới đạt được bình đẳng giới, tình trạng chênh lệch giới vẫn còn tồn tại.
Nếu đánh giá dựa vào các chỉ số quan trọng về giới thì xếp hạng của Việt Nam chỉ bằng với thứ hạng của các nước thu nhập thấp trong khu vực. Đánh giá theo Chỉ số chênh lệch giới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2009, Việt Nam đứng thứ 71 trong tổng số 134 nước. Còn dựa vào Chỉ số phát triển giới năm 2007, Việt Nam đứng thứ 94 trong tổng số 155 nước và đứng thứ 62 trong số 109 nước theo Đánh giá trao quyền về giới năm 2007.
Theo ông John Hendra, điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, tình trạng bất bình đẳng giới thậm chí còn xảy ra từ trước khi trẻ em chào đời. Ngày càng nhiều gia đình lựa chọn giới tính khi sinh con.
“Tỷ lệ nam nữ khi sinh của Việt Nam hiện nay là 112 nam/100 nữ, tăng lên từ tỷ lệ của năm 2006 là 100/110. Tỷ lệ nói trên ở một số vùng còn cao hơn nhiều, như ở vùng Đông Bắc Việt Nam tỷ lệ này lên tới 120 nam/100 nữ. Nếu tỷ lệ chênh lệch về giới hiện tại vẫn tiếp diễn, từ năm 2025, dân số Việt Nam sẽ thừa nam”, ông John Hendra nói.
Ngoài ra, các nghiên cứu quy mô nhỏ của Liên hợp quốc cũng cho thấy, trẻ em gái được sinh ra cũng chịu nhiều thiệt thòi hơn.
Một nghiên cứu thực hiện năm 2008 ở 3 bệnh viện tuyến trung ương, từ năm 2006 – 2007, có tới 61% bé trai dưới 5 tuổi đã nhập viện trong khi đó tỷ lệ bé gái là 39%. Con số trên theo các chuyên gia, các bậc cha mẹ cũng ít đầu tư vào chăm sóc sức khỏe cho con gái hơn.
Trong lĩnh vực giáo dục, ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ em gái đến trường đã tăng đáng kể. Ở cấp tiểu học và trung học, tỷ lệ nam nữ gần bằng nhau và ở cấp trung học phổ thông thì nữ nhiều hơn nam. Tỷ lệ nữ biết đọc biết viết gần bằng nam, nữ khoảng 91,3% trong khi đó nam khoảng 95,8%. Tuy nhiên, ở những người nghèo và ở một số vùng đặc thù của Việt Nam, các em gái ít có cơ hội đến trường hơn.
Tỷ lệ nam nữ được đi học trên toàn quốc gần bằng nhau, trong đó nữ sinh chiếm 47% số học sinh tiểu học và học sinh trung học, trẻ em gái của 20% các hộ gia đình nghèo nhất và các em sống trong các cộng đồng dân tộc thiểu số cách biệt với thế giới bên ngoài ít có cơ hội được học hành hơn các em trai. 16% trẻ em gái là dân tộc thiểu số không được phổ cập giáo dục.
Thông tin trên đã được các chuyên gia của Liên hợp quốc đưa ra trong buổi công bố báo cáo Phát triển con người về vấn đề giới của khu vực châu Á - Thái Bình Dương vừa được tổ chức.
Báo cáo nêu rõ, mặc dù Việt Nam đã tiến những bước dài trong việc hướng tới đạt được bình đẳng giới, tình trạng chênh lệch giới vẫn còn tồn tại.
Nếu đánh giá dựa vào các chỉ số quan trọng về giới thì xếp hạng của Việt Nam chỉ bằng với thứ hạng của các nước thu nhập thấp trong khu vực. Đánh giá theo Chỉ số chênh lệch giới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2009, Việt Nam đứng thứ 71 trong tổng số 134 nước. Còn dựa vào Chỉ số phát triển giới năm 2007, Việt Nam đứng thứ 94 trong tổng số 155 nước và đứng thứ 62 trong số 109 nước theo Đánh giá trao quyền về giới năm 2007.
Theo ông John Hendra, điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, tình trạng bất bình đẳng giới thậm chí còn xảy ra từ trước khi trẻ em chào đời. Ngày càng nhiều gia đình lựa chọn giới tính khi sinh con.
“Tỷ lệ nam nữ khi sinh của Việt Nam hiện nay là 112 nam/100 nữ, tăng lên từ tỷ lệ của năm 2006 là 100/110. Tỷ lệ nói trên ở một số vùng còn cao hơn nhiều, như ở vùng Đông Bắc Việt Nam tỷ lệ này lên tới 120 nam/100 nữ. Nếu tỷ lệ chênh lệch về giới hiện tại vẫn tiếp diễn, từ năm 2025, dân số Việt Nam sẽ thừa nam”, ông John Hendra nói.
Ngoài ra, các nghiên cứu quy mô nhỏ của Liên hợp quốc cũng cho thấy, trẻ em gái được sinh ra cũng chịu nhiều thiệt thòi hơn.
Một nghiên cứu thực hiện năm 2008 ở 3 bệnh viện tuyến trung ương, từ năm 2006 – 2007, có tới 61% bé trai dưới 5 tuổi đã nhập viện trong khi đó tỷ lệ bé gái là 39%. Con số trên theo các chuyên gia, các bậc cha mẹ cũng ít đầu tư vào chăm sóc sức khỏe cho con gái hơn.
Trong lĩnh vực giáo dục, ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ em gái đến trường đã tăng đáng kể. Ở cấp tiểu học và trung học, tỷ lệ nam nữ gần bằng nhau và ở cấp trung học phổ thông thì nữ nhiều hơn nam. Tỷ lệ nữ biết đọc biết viết gần bằng nam, nữ khoảng 91,3% trong khi đó nam khoảng 95,8%. Tuy nhiên, ở những người nghèo và ở một số vùng đặc thù của Việt Nam, các em gái ít có cơ hội đến trường hơn.
Tỷ lệ nam nữ được đi học trên toàn quốc gần bằng nhau, trong đó nữ sinh chiếm 47% số học sinh tiểu học và học sinh trung học, trẻ em gái của 20% các hộ gia đình nghèo nhất và các em sống trong các cộng đồng dân tộc thiểu số cách biệt với thế giới bên ngoài ít có cơ hội được học hành hơn các em trai. 16% trẻ em gái là dân tộc thiểu số không được phổ cập giáo dục.