Chỉ duy nhất 2 mã xanh…
Lần đầu tiên thống kê giao dịch không gom đủ số mã để đưa vào Top 5 chứng khoán tăng giá mạnh nhất trên sàn
Lần đầu tiên thống kê giao dịch không gom đủ số mã để đưa vào Top 5 chứng khoán tăng giá mạnh nhất trên sàn.
Chỉ hai mã xanh duy nhất chống chọi nổi “cơn lũ đỏ” trên thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch ngày 15/3 tại sàn Tp.HCM là BMC (tăng 20.000 đồng) và SFC (tăng 1.500 đồng).
Còn lại, một con số kỷ lục lần đầu tiên những nhà đầu tư mới tham gia thị trường từ sau Tết được biết đến là 104 mã chứng khoán cùng sụt giá và chỉ có 3 mã đứng nguyên.
Kết thúc phiên, chỉ số VN-Index giảm tiếp một bước kỷ lục: giảm 48,69 điểm (-4,37%), còn 1.065,52 điểm. Như vậy, qua ba phiên liên tiếp, chỉ số VN-Index đã mất trên 100 điểm.
Tại sàn Hà Nội, một màu đỏ tương tự tràn ngập trên bảng giao dịch với 77 mã giảm, 5 mã đứng giá và chỉ có 4 mã tăng. Chỉ số HASTC-Index tiếp tục mất thêm 10,44 điểm, còn 421,33 điểm.
Diễn biến của phiên giao dịch hôm nay tại cả hai sàn đều nằm trong dự đoán của nhiều nhà đầu tư. Xu hướng điều chỉnh đã thể hiện trong hai phiên liền trước; và trong phiên này, tâm lý của nhiều nhà đầu tư găm giữ còn bị tác động từ “cơn bão” điều chỉnh vừa diễn ra trên thế giới.
Trong những phiên gần đây, tổng số lệnh đặt bán vẫn thấp hơn tổng lệnh đặt mua, nhưng lượng hàng đổ ra chào bán tăng vọt, dư bán tràn phổ biến ở hầu hết các mã. Những diễn biến này đã tác động lớn đến tâm lý của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư mới.
Trở lại với phiên giao dịch, đà sụt giảm mạnh tiếp tục thể hiện ở nhóm tên tuổi lớn như FPT, SJS, REE… Phiên này, FPT tiếp tục mất thêm 29.000 đồng/cổ phiếu và dẫn đầu thị trường về mức sụt giảm. Kế tiếp là SJS với -18.000 đồng/cổ phiếu; HRC giảm 17.000 đồng; REE giảm 12.000 đồng…
Tại sàn Hà Nội, đà sụt giảm tiếp tục thể hiện ở ACB, BVS, NTP, SSI…, giảm từ 6.000 – 20.000 đồng, mạnh nhất là NTP khi mất tới 20.200 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý là trong phiên này, BMI trở thành một “hiện tượng” khi bất ngờ tăng trở lại với 4.600 đồng/cổ phiếu.
Nhìn chung, mức sụt giảm tập trung vào những tên tuổi lớn, giá cao nên loại trừ phần lớn những nhà đầu tư nhẹ túi, không đủ sức mua vào trước đó.
Tuy nhiên, thị trường vẫn có nhận định chung là trong “cơn lũ đỏ” này, nhà đầu tư mới vẫn là đối tượng chịu thiệt nhiều nhất, cả về tâm lý và lợi nhuận.
Chỉ hai mã xanh duy nhất chống chọi nổi “cơn lũ đỏ” trên thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch ngày 15/3 tại sàn Tp.HCM là BMC (tăng 20.000 đồng) và SFC (tăng 1.500 đồng).
Còn lại, một con số kỷ lục lần đầu tiên những nhà đầu tư mới tham gia thị trường từ sau Tết được biết đến là 104 mã chứng khoán cùng sụt giá và chỉ có 3 mã đứng nguyên.
Kết thúc phiên, chỉ số VN-Index giảm tiếp một bước kỷ lục: giảm 48,69 điểm (-4,37%), còn 1.065,52 điểm. Như vậy, qua ba phiên liên tiếp, chỉ số VN-Index đã mất trên 100 điểm.
Tại sàn Hà Nội, một màu đỏ tương tự tràn ngập trên bảng giao dịch với 77 mã giảm, 5 mã đứng giá và chỉ có 4 mã tăng. Chỉ số HASTC-Index tiếp tục mất thêm 10,44 điểm, còn 421,33 điểm.
Diễn biến của phiên giao dịch hôm nay tại cả hai sàn đều nằm trong dự đoán của nhiều nhà đầu tư. Xu hướng điều chỉnh đã thể hiện trong hai phiên liền trước; và trong phiên này, tâm lý của nhiều nhà đầu tư găm giữ còn bị tác động từ “cơn bão” điều chỉnh vừa diễn ra trên thế giới.
Trong những phiên gần đây, tổng số lệnh đặt bán vẫn thấp hơn tổng lệnh đặt mua, nhưng lượng hàng đổ ra chào bán tăng vọt, dư bán tràn phổ biến ở hầu hết các mã. Những diễn biến này đã tác động lớn đến tâm lý của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư mới.
Trở lại với phiên giao dịch, đà sụt giảm mạnh tiếp tục thể hiện ở nhóm tên tuổi lớn như FPT, SJS, REE… Phiên này, FPT tiếp tục mất thêm 29.000 đồng/cổ phiếu và dẫn đầu thị trường về mức sụt giảm. Kế tiếp là SJS với -18.000 đồng/cổ phiếu; HRC giảm 17.000 đồng; REE giảm 12.000 đồng…
Tại sàn Hà Nội, đà sụt giảm tiếp tục thể hiện ở ACB, BVS, NTP, SSI…, giảm từ 6.000 – 20.000 đồng, mạnh nhất là NTP khi mất tới 20.200 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý là trong phiên này, BMI trở thành một “hiện tượng” khi bất ngờ tăng trở lại với 4.600 đồng/cổ phiếu.
Nhìn chung, mức sụt giảm tập trung vào những tên tuổi lớn, giá cao nên loại trừ phần lớn những nhà đầu tư nhẹ túi, không đủ sức mua vào trước đó.
Tuy nhiên, thị trường vẫn có nhận định chung là trong “cơn lũ đỏ” này, nhà đầu tư mới vẫn là đối tượng chịu thiệt nhiều nhất, cả về tâm lý và lợi nhuận.