Chính phủ đã thông qua dự án sân bay Long Thành
Quốc hội sẽ là cơ quan cuối cùng quyết định về việc đầu tư dự án sân bay Long Thành, Đồng Nai
“Chính phủ và Hội đồng thẩm định quốc gia đã thông qua đề án xây dựng sân bay Long Thành, Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm hoàn thiện theo các ý kiến của Chính phủ để trình Quốc hội”, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết như vậy tại phiên họp thường kỳ tháng 9, ngày 30/9.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, đối với dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai), Bộ đã trình Chính phủ các phương án. Đây là một dự án lớn nên sau khi Chính trình Quốc hội để có chủ trương, Bộ sẽ hoàn thành các bước tiếp theo, trong đó sẽ công bố chính thức phương thức đầu tư dự án.
Thứ trưởng Trường cho hay, sân bay Long Thành sẽ là dự án thực hiện phương thức xã hội hoá, liên doanh các nhà thầu để đầu tư, sau đó sẽ tiến hành cổ phần.
Dự án được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu có công suất thiết kế là 20-25 triệu lượt khách/năm, tổng mức đầu tư xấp xỉ 6 tỷ USD. Giai đoạn 2 là sau khi chúng ta có đủ điều kiện về kinh tế mới thực hiện, nâng công suất lên 60-80 triệu lượt khách/năm. Giai đoạn 2 được thực hiện sau năm 2050.
Ở giai đoạn 1 (từ 2020 – 2025), hiện Bộ Giao thông Vận tải đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia liên doanh, giảm tối đa kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Theo báo cáo của chủ đầu là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), khái toán tổng số tiền phải chi cho giai đoạn 1 của sân bay là 7,8 tỷ USD. Trong số này tiền từ ngân sách và vay ODA chiếm hơn một nửa. 3,8 tỷ USD còn lại là vốn của doanh nghiệp thông qua liên doanh, liên kết đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (PPP), trong đó nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước.
Để giảm áp lực huy động vốn trong giai đoạn đầu, ACV sẽ phân kỳ đầu tư thành giai đoạn 1a và 1b, trong đó phần 1a đến năm 2023 sẽ giải ngân khoảng 5,6 tỷ USD. Khi đó, nguồn vốn doanh nghiệp huy động là 2,7 tỷ USD. Số còn lại từ ngân sách hoặc vay ODA.
Đối với các hạng mục sử dụng nguồn vốn PPP, ACV khẳng định việc Thủ tướng cho phép đưa sân bay Long Thành vào danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2020 là một thuận lợi.
"Thực tế thì hiện có nhiều nhà đầu tư nước ngoài như tập đoàn ADPi (Pháp), Samsung (Hàn Quốc), Công ty Cảng hàng không Incheon (Hàn Quốc) và một số tập đoàn của Nhật Bản bày tỏ sẵn sàng hợp tác đầu tư vào các hạng mục của dự án dưới nhiều hình thức đầu tư như PPP, BOT", đại diện ACV cho hay.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, đối với dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai), Bộ đã trình Chính phủ các phương án. Đây là một dự án lớn nên sau khi Chính trình Quốc hội để có chủ trương, Bộ sẽ hoàn thành các bước tiếp theo, trong đó sẽ công bố chính thức phương thức đầu tư dự án.
Thứ trưởng Trường cho hay, sân bay Long Thành sẽ là dự án thực hiện phương thức xã hội hoá, liên doanh các nhà thầu để đầu tư, sau đó sẽ tiến hành cổ phần.
Dự án được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu có công suất thiết kế là 20-25 triệu lượt khách/năm, tổng mức đầu tư xấp xỉ 6 tỷ USD. Giai đoạn 2 là sau khi chúng ta có đủ điều kiện về kinh tế mới thực hiện, nâng công suất lên 60-80 triệu lượt khách/năm. Giai đoạn 2 được thực hiện sau năm 2050.
Ở giai đoạn 1 (từ 2020 – 2025), hiện Bộ Giao thông Vận tải đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia liên doanh, giảm tối đa kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Theo báo cáo của chủ đầu là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), khái toán tổng số tiền phải chi cho giai đoạn 1 của sân bay là 7,8 tỷ USD. Trong số này tiền từ ngân sách và vay ODA chiếm hơn một nửa. 3,8 tỷ USD còn lại là vốn của doanh nghiệp thông qua liên doanh, liên kết đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (PPP), trong đó nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước.
Để giảm áp lực huy động vốn trong giai đoạn đầu, ACV sẽ phân kỳ đầu tư thành giai đoạn 1a và 1b, trong đó phần 1a đến năm 2023 sẽ giải ngân khoảng 5,6 tỷ USD. Khi đó, nguồn vốn doanh nghiệp huy động là 2,7 tỷ USD. Số còn lại từ ngân sách hoặc vay ODA.
Đối với các hạng mục sử dụng nguồn vốn PPP, ACV khẳng định việc Thủ tướng cho phép đưa sân bay Long Thành vào danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2020 là một thuận lợi.
"Thực tế thì hiện có nhiều nhà đầu tư nước ngoài như tập đoàn ADPi (Pháp), Samsung (Hàn Quốc), Công ty Cảng hàng không Incheon (Hàn Quốc) và một số tập đoàn của Nhật Bản bày tỏ sẵn sàng hợp tác đầu tư vào các hạng mục của dự án dưới nhiều hình thức đầu tư như PPP, BOT", đại diện ACV cho hay.