Chính phủ: Nhất quán trong giải quyết tình hình biển Đông
Chính phủ khẳng định thực hiện nhất quán chủ trương đàm phán hòa bình để giải quyết tình hình phức tạp trên biển Đông
Tình hình căng thẳng ở biển Đông đang tăng lên được Chính phủ nhìn nhận là một trong những khó khăn thách thức mới của tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2011, tại báo cáo được Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 13, sáng nay (21/7).
"Trong tình hình thế giới và khu vực diễn biến hết sức phức tạp, Đảng và nhà nước đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Chính phủ cũng cho biết, đã thực hiện nhất quán chủ trương đàm phán hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để giải quyết tình hình phức tạp trên biển Đông. Kiên quyết, chủ động, tích cực đấu tranh ngoại giao và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước trong khu vực và thế giới, các diễn đàn quốc phòng - an ninh khu vực như Bali, Shangri-La… và tiếp xúc song phương, đa phương.
Đồng thời, triển khai tích cực và đồng bộ các biện pháp để bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ ngư dân đánh bắt hải sản, các hoạt động kinh tế - thương mại, khai thác, thăm dò dầu khí, tài nguyên khoáng sản trên biển thuộc chủ quyền quốc gia.
Về những giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo điều hành trong 6 tháng cuối năm, với lĩnh vực quốc phòng, an ninh, Phó thủ tướng nói: “Trước tình hình và diễn biến phức tạp, chúng ta cần hành động kiên quyết, kịp thời, phù hợp với luật pháp quốc tế, đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, huy động sức mạnh của toàn dân để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia”.
Báo cáo của Chính phủ cũng nhấn mạnh giải pháp thực hiện phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng vùng biên giới, hải đảo, tăng cường sự chủ động của các địa phương trong việc xây dựng tiềm lực kinh tế kết hợp với quốc phòng.
Liên quan đến vấn đề đang được dư luận rất quan tâm, trong một bản báo cáo khác được gửi đến đại biểu Quốc hội sát ngày khai mạc, Chính phủ cũng nhấn mạnh giải pháp “Bảo đảm nguồn lực để tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là trên các vùng biển, đảo của Việt Nam”.
Công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự vùng biển đảo, nhất là những vấn đề liên quan đến tình hình biển Đông là nội dung được một số vị đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ báo cáo thêm tại kỳ họp này.
Theo dự kiến, bản báo cáo về nội dung này sẽ được gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu.
Song, tại cuộc họp báo ngay trước thềm kỳ họp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn đã cho biết, sẽ bố trí thời gian từ 1 giờ đến 90 phút để các vị đại biểu Quốc hội nghe báo cáo trực tiếp về tình hình biển Đông tại hội trường.
Tuy nhiên, chương trình chính thức của kỳ họp đã được Quốc hội thông qua tại phiên trù bị chiều 20/7 đã thiếu vắng nội dung này.
"Trong tình hình thế giới và khu vực diễn biến hết sức phức tạp, Đảng và nhà nước đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Chính phủ cũng cho biết, đã thực hiện nhất quán chủ trương đàm phán hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để giải quyết tình hình phức tạp trên biển Đông. Kiên quyết, chủ động, tích cực đấu tranh ngoại giao và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước trong khu vực và thế giới, các diễn đàn quốc phòng - an ninh khu vực như Bali, Shangri-La… và tiếp xúc song phương, đa phương.
Đồng thời, triển khai tích cực và đồng bộ các biện pháp để bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ ngư dân đánh bắt hải sản, các hoạt động kinh tế - thương mại, khai thác, thăm dò dầu khí, tài nguyên khoáng sản trên biển thuộc chủ quyền quốc gia.
Về những giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo điều hành trong 6 tháng cuối năm, với lĩnh vực quốc phòng, an ninh, Phó thủ tướng nói: “Trước tình hình và diễn biến phức tạp, chúng ta cần hành động kiên quyết, kịp thời, phù hợp với luật pháp quốc tế, đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, huy động sức mạnh của toàn dân để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia”.
Báo cáo của Chính phủ cũng nhấn mạnh giải pháp thực hiện phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng vùng biên giới, hải đảo, tăng cường sự chủ động của các địa phương trong việc xây dựng tiềm lực kinh tế kết hợp với quốc phòng.
Liên quan đến vấn đề đang được dư luận rất quan tâm, trong một bản báo cáo khác được gửi đến đại biểu Quốc hội sát ngày khai mạc, Chính phủ cũng nhấn mạnh giải pháp “Bảo đảm nguồn lực để tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là trên các vùng biển, đảo của Việt Nam”.
Công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự vùng biển đảo, nhất là những vấn đề liên quan đến tình hình biển Đông là nội dung được một số vị đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ báo cáo thêm tại kỳ họp này.
Theo dự kiến, bản báo cáo về nội dung này sẽ được gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu.
Song, tại cuộc họp báo ngay trước thềm kỳ họp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn đã cho biết, sẽ bố trí thời gian từ 1 giờ đến 90 phút để các vị đại biểu Quốc hội nghe báo cáo trực tiếp về tình hình biển Đông tại hội trường.
Tuy nhiên, chương trình chính thức của kỳ họp đã được Quốc hội thông qua tại phiên trù bị chiều 20/7 đã thiếu vắng nội dung này.