Chính trị gia thân Trung Quốc thành lãnh đạo mới của Hồng Kông
Bà Carrie Lam sẽ trở thành nữ trưởng đặc khu hành chính đầu tiên của Hồng Kông khi nhậm chức vào ngày 1/7
Bà Carrie Lam, một chính trị gia thân Trung Quốc, ngày 26/3 đã được chọn làm trưởng đặc khu hành chính tiếp theo của Hồng Kông.
Hãng tin Reuters cho biết, đại bộ phận dân số 7,3 triệu người của Hồng Kông không có tiếng nói gì trong việc chọn ra nhà lãnh đạo của vùng lãnh thổ. Thay vào đó, trưởng đặc khu hành chinh Hồng Kông được chọn trong số các ứng cử viên bởi một “ủy ban bầu cử” gồm 1.200 người, chủ yếu là những người thân Bắc Kinh và trung thành với hệ thống hiện có của Hồng Kông.
Vì vậy việc bà Lam trở thành nhà lãnh đạo mới đã dẫn tới những cáo buộc cho rằng Bắc Kinh can thiệp và không để cho Hồng Kông có được một nhà lãnh đạo hợp lòng dân hơn - một điều có khả năng giúp giải tỏa căng thẳng chính trị ở vùng lãnh thổ này.
Bà Lam sẽ trở thành nữ trưởng đặc khu hành chính đầu tiên của Hồng Kông khi nhậm chức vào ngày 1/7. Bà giành 777 phiếu bầu, so với 365 phiếu dành cho đối thủ gần nhất là ông John Tsang - người từng đứng đầu cơ quan tài chính của Hồng Kông - cho dù ông Tsang là người nhận được sự ủng hộ lớn nhất trong các cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử.
“Hồng Kông đang đối mặt với sự chia rẽ khá nghiêm trọng”, bà Lam nói trong bài phát biểu mừng chiến thăng. “Ưu tiên của tôi là hàn gắn sự chia rẽ đó và làm giảm sự giận dữ, để đoàn kết và đưa xã hội của chúng ta tiến lên phía trước”.
Bà Lam cũng cam kết sẽ hiện thực hóa những lời hứa mà bà đưa ra trong quá trình tranh cử, bao gồm thuế lợi nhuận “hai cấp”, giảm thuế để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, giải quyết vấn đề giá nhà tăng cao thông qua tăng nguồn cung đất, và tăng ngân sách cho giáo dục. Bà còn hứa bảo vệ sự thượng tôn pháp luật và quyền tự do ngôn luận như một phần không thể tách rời trong sự thịnh vượng của vùng lãnh thổ.
“Hồng Kông cần lối nghĩ mới”, bà Lam nói.
Một số vụ ẩu đả đã nổ ra bên ngoài trung tâm bầu cử của Hồng Kông ngày 26/3 giữa người biểu tình và cảnh sát. Để ngăn người biểu tình lại gần tòa nhà, cảnh sát đã phải dựng hàng rào kim loại.
Người biểu tình cáo buộc Trung Quốc đại lục “can thiệp” khi có một số thông tin cho rằng Bắc Kinh đã vận động hành lang để những người có phiếu bầu chọn bà Lam thay vì ông Tsang. Một số người biểu tình hô vang khẩu hiệu “Tôi muốn phổ thông đầu phiếu” và giơ những chiếc ô màu vàng - một biểu tượng của “phong trào chiếc ô” phản đối hệ thống bầu cử hiện nay của Hồng Kông.
Nhiều người Hồng Kông, bao gồm các nghị sỹ dân chủ đối lập, lo ngại rằng bà Lam sẽ duy trì các chính sách thân Bắc Kinh của chính quyền tiền nhiệm Leung Chun-ying. Ông Leung từng ra lệnh xịt hơi cay vào người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông hồi năm 2014 và bị cho là không bảo vệ quyền tự trị và các giá trị của Hồng Kông.
Kể từ khi Hồng Kông được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, Bắc Kinh dần tăng cường kiểm soát đối với vùng lãnh thổ này cho dù đã hứa sẽ để Hồng Kông giữ nhiều quyền tự do và tự trị theo hệ thống “một quốc gia, hai chế độ”.
Hãng tin Reuters cho biết, đại bộ phận dân số 7,3 triệu người của Hồng Kông không có tiếng nói gì trong việc chọn ra nhà lãnh đạo của vùng lãnh thổ. Thay vào đó, trưởng đặc khu hành chinh Hồng Kông được chọn trong số các ứng cử viên bởi một “ủy ban bầu cử” gồm 1.200 người, chủ yếu là những người thân Bắc Kinh và trung thành với hệ thống hiện có của Hồng Kông.
Vì vậy việc bà Lam trở thành nhà lãnh đạo mới đã dẫn tới những cáo buộc cho rằng Bắc Kinh can thiệp và không để cho Hồng Kông có được một nhà lãnh đạo hợp lòng dân hơn - một điều có khả năng giúp giải tỏa căng thẳng chính trị ở vùng lãnh thổ này.
Bà Lam sẽ trở thành nữ trưởng đặc khu hành chính đầu tiên của Hồng Kông khi nhậm chức vào ngày 1/7. Bà giành 777 phiếu bầu, so với 365 phiếu dành cho đối thủ gần nhất là ông John Tsang - người từng đứng đầu cơ quan tài chính của Hồng Kông - cho dù ông Tsang là người nhận được sự ủng hộ lớn nhất trong các cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử.
“Hồng Kông đang đối mặt với sự chia rẽ khá nghiêm trọng”, bà Lam nói trong bài phát biểu mừng chiến thăng. “Ưu tiên của tôi là hàn gắn sự chia rẽ đó và làm giảm sự giận dữ, để đoàn kết và đưa xã hội của chúng ta tiến lên phía trước”.
Bà Lam cũng cam kết sẽ hiện thực hóa những lời hứa mà bà đưa ra trong quá trình tranh cử, bao gồm thuế lợi nhuận “hai cấp”, giảm thuế để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, giải quyết vấn đề giá nhà tăng cao thông qua tăng nguồn cung đất, và tăng ngân sách cho giáo dục. Bà còn hứa bảo vệ sự thượng tôn pháp luật và quyền tự do ngôn luận như một phần không thể tách rời trong sự thịnh vượng của vùng lãnh thổ.
“Hồng Kông cần lối nghĩ mới”, bà Lam nói.
Một số vụ ẩu đả đã nổ ra bên ngoài trung tâm bầu cử của Hồng Kông ngày 26/3 giữa người biểu tình và cảnh sát. Để ngăn người biểu tình lại gần tòa nhà, cảnh sát đã phải dựng hàng rào kim loại.
Người biểu tình cáo buộc Trung Quốc đại lục “can thiệp” khi có một số thông tin cho rằng Bắc Kinh đã vận động hành lang để những người có phiếu bầu chọn bà Lam thay vì ông Tsang. Một số người biểu tình hô vang khẩu hiệu “Tôi muốn phổ thông đầu phiếu” và giơ những chiếc ô màu vàng - một biểu tượng của “phong trào chiếc ô” phản đối hệ thống bầu cử hiện nay của Hồng Kông.
Nhiều người Hồng Kông, bao gồm các nghị sỹ dân chủ đối lập, lo ngại rằng bà Lam sẽ duy trì các chính sách thân Bắc Kinh của chính quyền tiền nhiệm Leung Chun-ying. Ông Leung từng ra lệnh xịt hơi cay vào người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông hồi năm 2014 và bị cho là không bảo vệ quyền tự trị và các giá trị của Hồng Kông.
Kể từ khi Hồng Kông được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, Bắc Kinh dần tăng cường kiểm soát đối với vùng lãnh thổ này cho dù đã hứa sẽ để Hồng Kông giữ nhiều quyền tự do và tự trị theo hệ thống “một quốc gia, hai chế độ”.